Trình bày báo cáo thẩm tra

Một phần của tài liệu Quy trình, thủ tục xem xét, thông qua dự án luật tại kỳ họp Quốc hội (Trang 44)

5. Nội dung của Đề tài và các vấn đề cần giải quyết

2.2.2. Trình bày báo cáo thẩm tra

Sau khi cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật thuyết trình về dự án luật, đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra trình Quốc hội báo cáo thẩm tra dự án luật. Báo cáo thẩm tra phải thể hiện rõ quan điểm của cơ quan thẩm tra về phạm vi, đối tƣợng điều chỉnh của văn bản; nội dung của dự thảo văn bản và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau; sự phù hợp của nội dung dự thảo văn bản với đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, với Hiến pháp, pháp luật và tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật; tính khả thi của các quy định trong dự thảo văn bản. Đồng thời, trong đó đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung. Báo cáo thẩm tra phải phản ánh đầy đủ ý kiến của thành viên cơ quan chủ trì thẩm tra, đồng thời phải phản ánh ý kiến của các cơ quan tham gia thẩm tra.

Luật tổ chức Quốc hội quy định quyền trình báo cáo thẩm tra về dự án luật trƣớc Quốc hội thuộc về Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội

hoặc Ủy ban lâm thời thẩm tra dự án. Việc trình báo cáo thẩm tra dự án luật trƣớc Quốc hội do đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra là Chủ tịch Hội đồng, Chủ nhiệm Uỷ ban hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội đƣợc Chủ tịch Hội đồng, Chủ nhiệm Uỷ ban uỷ nhiệm thực hiện. Trƣờng hợp dự án luật do Uỷ ban lâm thời thẩm tra thì việc trình báo cáo thẩm tra do Chủ nhiệm Uỷ ban lâm thời hoặc Phó Chủ nhiệm Uỷ ban lâm thời đƣợc Chủ nhiệm Uỷ ban uỷ nhiệm thực hiện.

Việc phân công thẩm tra các dự án luật cho Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội đƣợc căn cứ vào phạm vi, lĩnh vực hoạt động của Hội đồng dân tộc và mỗi Uỷ ban theo quy định tại các điều 26, 27, 27a, 28, 28a, 29, 30, 31, 32, 33 của Luật tổ chức Quốc hội. Dự án luật có thể đƣợc giao cho một Uỷ ban chủ trì thẩm tra và các Uỷ ban khác tham gia thẩm tra. Uỷ ban pháp luật ngoài nhiệm vụ thẩm tra các dự án luật đƣợc phân công theo quy định tại Điều 27 của Luật tổ chức Quốc hội còn có nhiệm vụ tham gia thẩm tra các dự án luật do Hội đồng dân tộc hoặc Uỷ ban khác của Quốc hội chủ trì thẩm tra nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và thống nhất của hệ thống pháp luật (Điều 46 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật). Uỷ ban về các vấn đề xã hội có trách nhiệm tham gia thẩm tra việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới đối với dự án luật do cơ quan khác của Quốc hội chủ trì thẩm tra khi dự án, dự thảo đó có nội dung liên quan đến bình đẳng giới (Điều 47 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật) .

Một phần của tài liệu Quy trình, thủ tục xem xét, thông qua dự án luật tại kỳ họp Quốc hội (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)