Không ngừng hoàn thiện việc xây dựng, thực hiện pháp luật và hƣơng ƣớc

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa pháp luật và hương ước trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 81)

và hƣơng ƣớc

Để nâng cao hiệu quả của mối quan hệ giữa pháp luật và hương ước trong quản lý xã hội, ngoài việc nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vị trí, vai trò, mối quan hệ giữa chúng còn cần phải không ngừng củng cố nhằm hoàn thiện

hệ thống pháp luật và hương ước từ quy trình soạn thảo, ban hành, tổ chức thực hiện. Mặc dù đã và đang góp phần tích cực trong việc quản lý xã hội nhưng pháp luật và hương ước còn bộc lộ nhiều hạn chế.

Trước hết, đối với pháp luật, cần xây dựng, củng cố, hoàn thiện với yêu cầu phải đảm bảo được những chuẩn mực cơ bản như: tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp và trình độ kỹ thuật lập pháp. Để đạt được những yêu cầu đó, trong giai đoạn hiện nay cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp cơ bản sau đây: Đầu tư và đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học pháp lý tạo cơ sở khoa học cho hoạt động hoạch định chính sách, chiến lược phát triển hệ thống pháp luật của Nhà nước, từ đó hình thành các chương trình, kế hoạch cụ thể về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Kết hợp chặt chẽ việc xây dựng chiến lược phát triển pháp luật với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao năng lực lập pháp của Quốc hội bằng cách kiện toàn bộ máy chuyên trách giúp Quốc hội về công tác lập pháp, tăng cường số đại biểu chuyên trách, đổi mới công tác xây dựng chương trình, kế hoạch xây dựng luật và pháp lệnh, đổi mới phương thức soạn thảo, thẩm định, thảo luận và thông qua văn bản luật và pháp lệnh,... Tăng vai trò của Chính phủ trong công tác xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản dưới luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; tăng cường năng lực của các cơ quan pháp chế Bộ, ngành. Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ pháp lý.

Đối với hương ước, có thể nói hương ước tồn tại trong phạm vi thôn làng, do cộng đồng dân cư cùng nhau thỏa thuận và tự nguyện tuân theo. Bản thân nó chứa đựng nhiều ý nghĩa: lợi ích kinh tế, yêu cầu pháp lý, định hướng chính trị và chuẩn mực, giá trị đạo đức và văn hóa. Kế thừa di sản văn hóa pháp lý truyền thống của ông cha ta để lại, hương ước mới ở nông thôn đang đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, kết hợp cả tính truyền thống và tính hiện đại. Hương ước thể hiện một tiếng nói chung, một thước đo chung để mọi thành viên theo đó mà ứng xử, mà điều chỉnh các quan hệ giữa các cá nhân với nhau và giữa cá nhân với cộng đồng. Trên cơ sở thống nhất về lợi

ích, về quyền lợi và nghĩa vụ, mỗi thành viên tự tổ chức cuộc sống của mình phù hợp với những quy định của hương ước. Đồng thời cùng tham gia vào những công việc chung của tự quản cộng đồng bằng hương ước. Hương ước với phương thức cùng tham gia và cùng chia sẻ trách nhiệm của các thành viên thể hiện ở việc cùng tham gia soạn thảo, thảo luận và thông qua, cùng tham gia thực hiện, đôn đốc, kiểm tra, điều chỉnh và chịu trách nhiệm là một công cụ hữu hiệu để thúc đẩy mọi hoạt động của thôn làng, hướng tới đoàn kết nhất trí, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, vì sự phát triển, tiến bộ của thôn làng, trong đó có tiến bộ và phát triển của chính mình.

Phương hướng xây dựng và phát triển hương ước nhằm phát huy vai trò và tác dụng của nó đối với quản lý xã hội ở nông thôn phải đảm bảo cho quá trình soạn thảo và thực hiện hương ước thể hiện được tinh thần của một cuộc vận động xã hội với nội dung toàn diện là phát triển nông thôn, nông nghiệp và nông dân, tạo được phong trào quần chúng với khí thế sôi nổi và sức lôi cuốn mạnh mẽ đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng quản lý nông thôn mới, xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, góp phần tạo ra chuyển biến mới trong sản xuất, kinh doanh, trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở làng xã hiện nay.

Phương hướng xây dựng và hoàn thiện hương ước còn phải chú trọng tới định hướng văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới giáo dục truyền thống, giáo dục pháp luật, lối sống tôn trọng luật pháp, kỷ cương, tạo thành một chất lượng của văn hóa pháp lý - đạo đức thấm nhuần trong đời sống xã hội ở nông thôn, trong mỗi gia đình và mỗi người dân. Đảng ta khẳng định rõ ràng một quan điểm: khuyến khích việc xây dựng và thực hiện hương ước ở nông thôn, thấy rõ vai trò, tác dụng của nó trong việc xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa để phát triển nông thôn. Phát triển hương ước là phát triển các giá trị văn hóa trong hương ước, khai thác và sử dụng các giá trị ấy vào mục đích quản lý và tự quản ở các

cộng đồng dân cư. Qua thực hiện hương ước phải làm cho nhân dân trong làng xã có cơ hội, điều kiện thực hành và phát huy dân chủ, xây dựng ý thức phát triển năng lực dân chủ của người làm chủ cộng đồng, Nhà nước và xã hội.

Tinh thần của Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) nhấn mạnh nhiều về vấn đề ở cơ sở, về dân chủ hóa nông thôn cần được vận dụng và thể hiện trong công tác xây dựng và thực hiện hương ước hiện nay ở nông thôn. Xây dựng hương ước mới phải thực sự thể hiện tinh thần và ý chí làm chủ của nhân dân, làm cho nhân dân thực sự quan tâm tới một thỏa ước tập thể để cùng nhau thực hiện tốt vai trò tự quản và tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội ở cơ sở với tư cách người chủ, những người trong cuộc chứ không đứng ngoài, thụ động. Chỉ có như vậy, chất lượng văn bản hương ước và việc thực hiện hương ước mới thể hiện được giá trị và ý nghĩa của văn hóa, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, tạo nên sự ổn định lành mạnh, tích cực của chính trị ở nông thôn - cơ sở quan trọng để củng cố và bảo vệ chế độ chính trị. Sự phát triển của nông thôn và của đất nước nói chung trong đổi mới đòi hỏi phải thực hiện sự kết hợp giữa kinh tế - chính trị với văn hóa, làm cho văn hóa thấm sâu trong kinh tế và chính trị cũng như kinh tế và chính trị phát triển như một trình độ phát triển của văn hóa. Đó là điều từ lâu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng suy nghĩ, tìm tòi, giải quyết trong thực tiễn. Người nhấn mạnh: "Văn hóa ở trong kinh tế và chính trị" [39, tr. 368], "công việc đổi mới xây dựng là trách nhiệm của dân" [38, tr. 698].

Tóm lại, việc xây dựng và hoàn hiện hương ước mới cần tập trung vào những vấn đề sau:

- Xây dựng hương ước mới với tư cách là một công cụ, phương tiện để nhân dân ở cơ sở sử dụng nó tự quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần tích cực cho quản lý nhà nước, quản lý xã hội ở nông thôn. Vì vậy, nội dung của hương ước cần phải phong phú, không được quy định hạn chế về nội dung, trong đó nhấn mạnh đến lĩnh vực văn hóa tinh thần. Muốn cho

nội dung được chuẩn xác thì phải xuất phát từ yêu cầu nội tại của từng cộng đồng, mà yêu cầu này lại phụ thuộc vào tình hình ở từng cơ sở và nó cũng thay đổi theo thời gian. Vấn đề tiếp theo là phải nắm chắc và hiểu sâu sắc tinh thần và quy định của pháp luật để vận dụng vào hương ước của mỗi cộng đồng. Nội dung của hương ước mới phải hướng vào việc tạo ra những điều kiện tốt nhất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn, từng bước thực hiện có kết quả các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.

- Hương ước mới phải hướng vào việc khuyến khích các hoạt động sản xuất kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ tổng hợp phục vụ đời sống và sản xuất của cộng đồng, khuyến khích mọi nhà làm giàu chính đáng…

- Hương ước mới phải hướng vào việc bảo vệ thành quả và truyền thống yêu nước và cách mạng của từng làng, xã, xây dựng, củng cố các tổ chức, thể chế chính trị ở thôn, làng, bản, ấp và cơ sở trong sạch vững mạnh.

- Hương ước mới phải hướng vào việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú vừa hiện đại, vừa mang bản sắc dân tộc, quê hương. Từng thôn, làng, ấp, bản bảo vệ thuần phong, mỹ tục. Thực hiện tốt các chỉ thị, hướng dẫn về xây dựng gia đình văn hóa, làng bản văn hóa, văn minh; định hướng các sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng trong sáng lành mạnh, chống mê tín, dị đoan và các tập tục lạc hậu.

- Hương ước mới cần hướng vào việc đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, đào tạo, khuyến khích học tập, nâng cao trình độ dân trí, tuyên truyền lối sống làm việc theo hiến pháp, pháp luật; chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình. Các quy ước nhằm phát huy truyền thống đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau xóa đói giảm nghèo, thực hiện tốt các chính sách xã hội, đền ơn đáp nghĩa.

- Các quy định của hương ước mới cần hướng vào việc quản lý, sử dụng, xây dựng, tu bổ các công trình công cộng, bảo vệ các di tích lịch sử,

danh lam thắng cảnh, cảnh quan môi trường tự nhiên, môi trường sống, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên…

- Hương ước cần hướng vào việc động viên công dân, các hộ gia đình, các tổ chức và các thành phần kinh tế trên địa bàn hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật; thực hiện chính sách quốc phòng toàn dân, giữ gìn trật tự, kỷ cương, huy động các tầng lớp nhân dân, thanh thiếu niên, học sinh tham gia tích cực phòng chống tệ nạn xã hội; giải quyết tốt các va chạm, tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ cộng đồng trên tinh thần hòa giải có lý, có tình, tạo ra môi trường ổn định để nhân dân phấn khởi làm ăn xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư.

Để hương ước có được nội thiết thực như trên cần có những giải pháp cụ thể như: Tiến hành điều tra, khảo sát điều kiện tự nhiên, tình hình và thực trạng kinh tế - xã hội, đặc điểm và lịch sử hình thành, truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của từng cộng đồng làm cơ sở soạn thảo, áp dụng và thực hiện hương ước mới. Bên cạnh đó, cần sưu tầm, nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền về hương ước mới, tìm hiểu và nắm vững các văn bản pháp luật liên quan, các định hướng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội khu vực, địa phương, địa bàn, những vấn đề phát triển của cộng đồng để lựa chọn những nội dung vận dụng, cụ thể hóa vào thành các quy định trong hương ước mới.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa pháp luật và hương ước trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 81)