Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và giáo dục các yếu tố truyền thống trong gia đình, nhà trƣờng và xã hộ

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa pháp luật và hương ước trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 86 - 87)

dục các yếu tố truyền thống trong gia đình, nhà trƣờng và xã hội

Mục đích của tuyên truyền, giáo dục pháp luật và giáo dục các yếu tố truyền thống là để mọi tầng lớp nhân dân nắm chắc pháp luật của Nhà nước, hiểu rõ lịch sử và văn hóa của dân tộc Việt Nam nói chung, của mỗi vùng, miền nói riêng. Trên cơ sở hiểu biết pháp luật và thấm nhuần những đạo lý tốt đẹp của cha ông, mỗi người dân có thể tự xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình trong xã hội. Đây là điều kiện rất quan trọng giúp cho pháp luật cũng như các

quy phạm xã hội khác được thực thi một cách nghiêm chỉnh, triệt để trong xã hội. Qua đó, mối quan hệ giữa pháp luật với các quy phạm xã hội nói chung, với hương ước nói riêng cũng được triển khai và thực hiện trên thực tế.

Với ý nghĩa và tầm quan trọng như vậy, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, giáo dục các yếu tố truyền thống phải đảm bảo tính thường xuyên, liên tục và đồng bộ. Hoạt động này phải được thực hiện đồng thời trong cả ba môi trường cơ bản: nhà trường, gia đình và xã hội. Trong nhà trường, cần đẩy mạnh hoạt động này bằng cách xây dựng các chương trình, phương thức tuyên truyền, giáo dục phù hợp với mọi cấp học, bậc học. Tại gia đình, các bậc ông bà, cha mẹ phải có nghĩa vụ bảo ban, nhắc nhở, dạy dỗ con cháu về đạo lý truyền thống của dân tộc đồng thời dẫn dắt, định hướng con cháu lối sống lành mạnh, đúng đắn, phù hợp với quy định của pháp luật. Ngoài xã hội, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các đoàn thể quần chúng có trách nhiệm bằng nhiều hình thức chuyển tải tới nhân dân các chính sách, các văn bản pháp luật, các quy tắc xử sự của cộng đồng... Các hình thức được sử dụng trong việc tuyên truyền, giáo dục ở phạm vi xã hội có thể là thông qua hệ thống phát thanh, truyền hình, báo chí hoặc thông qua hoạt động của các tổ chức, đoàn thể quần chúng như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân… hoặc thông qua hoạt động của đội ngũ hòa giải viên, tuyên truyền viên, báo cáo viên pháp luật hay thông qua hệ thống tủ sách pháp luật ở cơ sở...

Pháp luật và các giá trị truyền thống là hành trang cần thiết cho tất cả mọi người khi tham gia vào đời sống xã hội. Vì thế, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong nhà trường, gia đình và xã hội là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đòi hỏi Nhà nước, các tổ chức xã hội, các đoàn thể quần chúng và mỗi công dân phải nêu cao ý thức, tự giác thực hiện.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa pháp luật và hương ước trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)