CHƢƠNG IV: LỄ NGHI TÔN GIÁO THUẦN PHONG MĨ TỤC:

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa pháp luật và hương ước trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 102)

HƢƠNG ƢỚC LÀNG XA MẠC

CHƢƠNG IV: LỄ NGHI TÔN GIÁO THUẦN PHONG MĨ TỤC:

Điều 9: Mọi người trong làng đều có trách nhiệm giữ gìn thuần phong mĩ tục trong làng, kiên quyết xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, tiếp thu những tinh hoa văn hóa mới phù hợp với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

Điều 10: Mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng (theo quy định của Pháp lệnh Tôn giáo) việc tu lễ tại đình, chùa làng vào các ngày lễ hội, lễ

tiệc, ngày mồng một, ngày rằm phải theo hướng dẫn của Ban quản lý di tích. Ngoài việc công đức bằng tiền, cá nhân, gia đình nào có lòng công đức bằng hiện vật phải được sự đồng ý của Ban quản lý di tích.

Điều 11: Hàng năm vào ngày 25 tháng chạp Ban quản lý thôn cùng Chi hội người cao tuổi tổ chức chọn cử chủ tế, thủ điện, thủ chùa để giúp làng đèn, hương tu lễ trông coi đình, chùa. Tiêu chuẩn chủ tế làng: là thành viên Hội người cao tuổi, con cháu nội ngoại nam nữ tử tôn, đề huề, mẫu mực, không có tang chế. Gia đình có người làm chủ tế không được tổ chức ăn khao.

Điều 12: Việc cưới:

Mọi người trong làng đều phải thực hiện tốt Luật Hôn nhân và gia đình. Ngoài ra làng quy định một số điểm sau đây.

1- Lễ chạm ngõ: Sau khi đôi nam nữ đồng ý kết hôn, gia đình nhà trai, nhà gái cử đại diện 1 người (có lễ gọn nhẹ trầu - cau) để thống nhất tiến hành lễ hỏi - lễ thành hôn (không tổ chức cưới tảo hôn và lấy vợ lẽ).

2- Lễ hỏi: Nhà trai mang lễ đến nhà gái gồm (trầu, cau, chè) không mang bánh kẹo, thuốc lá và tổ chức lì xì. Lễ hỏi gọn nhẹ, nhà gái chỉ chia trầu cau phạm vi nội bộ và tổ chức vào ngày hôm trước lễ thành hôn.

3- Lễ thành hôn: Nhà trai, nhà gái tổ chức theo nếp sống văn hóa tiết kiệm lành mạnh, không thách cưới, không tổ chức phô trương ăn uống linh đình kéo dài ngày, không hút thuốc lá, không chúc rượu say, không dùng âm thanh loa đài công suất lớn và quá 22 giờ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt trong cộng đồng dân cư. Việc tổ chức đưa đón dâu phương tiện phù hợp, thành phần gọn nhẹ, trang phục dâu, dễ thanh lịch (quần áo tân thời đối với nữ, quần áo comlê đối với nam).

Điều 13: Việc ra lão, mừng thọ:

1- Người xin ra lo tiêu chuẩn được quy định theo Điều lệ Hội người cao tuổi Việt Nam.

2- Chỉ mừng thọ, chúc thọ đối với người được tuổi tròn 70 - 80 - 90 - 100... Nghi thức tổ chức trang trọng theo quy định của địa phương. Gia đình có người được tròn tuổi không được tổ chức khao thọ.

Điều 14: Việc tang:

1- Gia đình có người từ trần phải làm thủ tục báo tử theo quy định của pháp luật.

2- Ban lễ tang: Phải có băng tang, đại diện Ban quản lý thôn làm trưởng ban tang lễ, lễ tang được tổ chức trang trọng theo quy định sau đây.

- Người từ trần không được để trong nhà quá 36 tiếng. Nếu có bệnh truyền nhiễm không được để trong nhà quá 24 tiếng.

- Người từ trần ở bệnh viện, tai nạn rủi ro ngoài đường không được đưa thi hài về nhà mà phải đưa về nhà tang lễ nghĩa trang nhân dân của làng để tổ chức tang lễ theo quy định.

- Người dưới 16 tuổi từ trần không để quá trong nhà 24 tiếng và không tổ chức rước tang.

3- Việc xé khăn tang: Chỉ xé khăn tang cho anh, em, con, cháu nội ngoại trực hệ gần nhất (không xin khăn).

4- Gánh đầu ma: Việc gánh đầu ma gọn nhẹ, không hình thức, phô trương, người được cử gánh đầu ma không sinh hoạt ăn uống tại nhà tang chủ (kể cả nhà phải gánh góp đầu ma).

5- Việc sinh hoạt ăn uống:

- Khi phát tang gia đình tang chủ không tổ chức làm cỗ sinh hoạt ăn uống chiều đối với việc phúng viếng.

- Sau khi chôn cất xong việc sinh hoạt ăn uống gọn nhẹ, tiết kiệm và chỉ dành cho anh, em, bạn bè, thân bằng cố hữu, con cháu nội ngoại đưa tang xong về sinh hoạt (không được tổ chức đi mời sinh hoạt tang, không hút thuốc lá trong đám tang).

6- Việc đón vong: Việc đưa tang chỉ tổ chức nhiều nhất không quá hai trạm đón vong. Không tung tiền vàng trên đường, không làm cản trở giao thông. Khi đưa tang qua đình phải dừng khóc và đánh trống thổi kèn, việc đào mộ dài an táng theo hướng dẫn của người quản trang.

7- Nhạc hiếu: Đội nhạc hiếu phục vụ buổi tối không quá 22 giờ và không trước 5 giờ ngày hôm sau, dùng âm thanh vừa đủ, đội nhạc hiếu phục vụ không quá 6 người, tiền công do nhà tang chủ trả và được làng quy định cụ thể.

8- Sau lễ an táng gia đình tang chủ không tổ chức phục hồn, chia buồn, gọi hồn, cúng bái.

Điều 15: Cải táng:

1- Người chết đủ 36 tháng, người có bệnh truyền nhiễm đủ 48 tháng mới được cải táng và được phép của chính quyền địa phương dưới sự hướng dẫn của quản trang. Mộ cải táng phải được san lấp bằng phẳng, rác thải phải được vệ sinh sạch sẽ.

2- Mộ tròn được táng tại nghĩa trang, diện tích mộ không quá 1m2, mộ nọ cách mộ kia 0,8m.

3- Gia đình không tổ chức đi mời sinh hoạt ăn uống linh đình trong cải táng và không hút thuốc lá.

- Người có quê gốc trong làng hoặc người ở nơi khác nếu chết có nhu cầu an táng mộ dài, mộ tròn tại nghĩa trang của làng thì phải đóng góp một khoản lệ phí theo quy định của Ban quản lý thôn.

Điều 16: Các tục lệ khác: Việc tổ chức cúng giỗ, cúng hè, sinh nhật, đầy tháng con, khánh thành, khai trương... các gia đình tổ chức gọn nhẹ trong phạm vi nội bộ.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa pháp luật và hương ước trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)