Trong một thời gian dài kể từ khi mạng di động đầu tiên chính thức hoạt động cho đến trước năm 2007, cạnh tranh trên thị trường dịch vụ điện thoại di động ở Việt Nam chỉ là cạnh tranh trong nội bộ VNPT giữa Mobiphone và Vinaphone. Cạnh tranh trên thị trường thông tin di động Việt Nam thực sự bắt đầu khi Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính viễn thông (Saigon Postel) chính thức cung cấp dịch vụ điện thoại di động với thương hiệu S-Fone. Số lượng tăng đáng kể các nhà cung cấp dịch vụ di động đã tạo ra môi trường cạnh tranh hết sức sôi động. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới số lượng phát triển thuê bao mới của Vinaphone trong những năm gần đây. Vì vậy, số thuê bao điện thoại di động của Vinaphone trong thời gian qua có tăng trưởng liên tục nhưng thị phần bị giảm đi đáng kể. Kết quả phát triển thuê bao trong các 5 năm qua được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.7 : Sản lượng thuê bao điện thoại di động
giai đoạn 2003-2008 của Vinaphone
Đơn vị: thuê bao
TT Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2008 1 Phát triển thuê bao 593.086 841.508 1.112.698 1.737.778 3.950.569 6.564.109 2 Thuê bao trên mạng 1.661.761 2.503.269 3.615.967 5.353.745 9.304.314 15.868.423 3 Tốc độ liên hoàn (%) 156 151 145 148 174 171
(Nguồn: Báo cáo tổng kết VNPT các năm từ 2003-2008)
56
số thuê bao của Vinaphone mới chỉ vẻn vẹn có 8.000 thuê bao. Tuy nhiên đến năm 2000 Vinaphone đã dẫn đầu về số lượng thuê bao, vượt qua cả MobiFone là doanh nghiệp đầu tiên khai thác lĩnh vực này. Liên tục từ năm 2000 đến năm 2004, Vinaphone luôn là doanh nghiệp có số lượng thuê bao dẫn đầu thị trường. Tuy nhiên từ năm 2005 đến nay, việc phát triển thuê bao của Vinaphone ngày càng gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ đối thủ cũ và những đối thủ mới như S-Fone, Viettel, EVN Mobile, HT Mobile mà đặc biệt là Viettel.
Trong một thời gian dài độc quyền khai thác thị trường cùng MobiFone, Vinaphone hầu như chưa có sự quan tâm thích đáng đến việc xây dựng ảnh một mạng điện thoại di động thân thiện, gần gũi với khách hàng. Hình ảnh Vinaphone đang ở mức chưa rõ ràng và không có mối liên hệ gần gũi nào với khách hàng. Những liên hệ với hình ảnh Vinaphone thường là “không năng động”, “cửa quyền” và “không có gì mới”.
Hệ thống phân phối của Vinaphone dựa hoàn toàn vào các Bưu điện tỉnh, thành phố với ưu thế là mạng lưới rộng lớn nhưng hoạt động lại kém hiệu quả và chuyên nghiệp.
Trên phương diện cạnh tranh về giá cước, Vinaphone chịu sự quản lý về giá cước của Bộ Thông tin và Truyền thông đối với doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế (theo Quyết định số 217/2003/QĐ-TTg của Chính phủ). Tuy nhiên, sau các lần giảm giá vào các năm gần đây thì giá cước di động của Vinaphone đã ngang bằng so với các doanh nghiệp khác.
Bên cạnh đó các quy định của pháp luật về cạnh tranh cũng chưa ban hành đầy đủ, kịp thời và sự không đồng bộ của hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật thương mại liên quan đến quảng cáo khuyến mại khiến các doanh nghiệp chiếm thị phần chủ đạo trên thị trường gặp nhiều khó khăn trong việc
57
thực hiện các hoạt động khuyến mại bình đẳng như các doanh nghiệp khác mà không bị vi phạm các qui định về cạnh trạnh. Những nguyên nhân cả trong nội tại doanh nghiệp cũng như những yếu tố bên ngoài đã khiến Vinaphone mất dần vị thế dẫn đầu về thị phần và tốc độ phát triển thuê bao.
Bảng 2.8: Thị phần của 3 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại di động lớn nhất Việt Nam giai đoạn 2004 - 2008
Doanh nghiệp 2004 2005 2006 2007 2008
Vinaphone 48,3% 38,7% 30,2% 25% 21,2%
Mobiphone 46,3% 43,6% 38,2% 29% 30,6%
Viettel 2,4% 15,5% 26% 31% 38,07%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2004 – 2008 Bộ TTTT)
Mức tăng trưởng thuê bao bình quân của Vinaphone đạt 157% /năm trong giai đoạn từ năm 2003-2008 cho thấy Vinaphone đã nỗ lực rất lớn trong việc phát triển thuê bao.
Tính đến hết năm 2008, mạng Vinaphone có xấp xỉ hơn 15.800.000 thuê bao đang hoạt động, trong đó thuê bao trả trước là 13.982.538 thuê bao trả sau là 1.885.885 thuê bao [4]. Tuy nhiên, số lượng thuê bao trả trước chiếm tới 80% số lượng thuê bao mạng Vinaphone là con số chứa đựng nhiều rủi ro và thiếu ổn định vì thuê bao trả trước là đối tượng thiếu sự ổn định, rất dễ rời mạng để chuyển sang sử dụng dịch vụ của các đối thủ (nhất là khi đối thủ đưa ra những chiêu thức khuyến mại mới hấp dẫn hơn). Tính riêng về tốc độ tăng trưởng thuê bao của Vinaphone trung bình mỗi tháng đạt từ 450.000 đến 500.000 thuê bao [4].
58
Dịch vụ điện thoại di động chiếm tỷ trọng doanh số rất cao trong tổng doanh thu viễn thông của VNPT. Sản lượng liên lạc và doanh thu dịch vụ điện thoại di động của Vinaphone tăng không ngừng qua các năm, thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.9: Doanh thu dịch vụ điện thoại di động từ 2002-2008 của Vinaphone
Năm Doanh thu
Doanh thu (tỷ đồng) Tốc độ tăng liên hoàn(%)
2002 1.856 - 2003 1.448 -28,2 2004 5.741 74,8 2005 6.114 6,1 2006 6.543 6,6 2007 6.657 1,7 2008 6.717 0,9
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm từ 2002 – 2008 VNPT)
Do yếu tố hạch toán phụ thuộc và sự quản lý phức tạp cùng khối Bưu điện tỉnh trên toàn quốc, doanh thu của Vinaphone chưa thu được những con số ấn tượng và thuyết phục như MobiFone. Số liệu thống kê cho thấy doanh thu của Vinaphone có sự phát triển đột phá trong năm 2004, năm bắt đầu sự cạnh tranh khốc liệt và cũng là năm đánh dấu cho một xu thế xuống dốc trong kinh doanh của Vinaphone.
Tuy nhiên, với cơ cấu thuê bao trả trước chiếm tới 80% tổng số thuê bao mạng Vinaphone, doanh thu trung bình một thuê bao trong một tháng chỉ xấp xỉ 10 USD. Đây là một trong những yếu tố quan trọng khiến cho Vinaphone gặp phải tình trạng doanh thu tăng không tỷ lệ thuận với thuê bao tăng.
59
2.3.3. Trạm phát sóng và tốc độ tăng trạm phát sóng
Vinaphone là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước và dựa vào hệ thống Bưu điện các tỉnh thành nên việc phát triển mạng lưới trên toàn quốc trong thời gian đầu gặp rất nhiều thuận lợi. Tranh thủ thế mạnh này, Vinaphone mặc dù tham gia thị trường sau MobiFone nhưng đã sớm vượt qua MobiFone về vùng phủ sóng dịch vụ.
Bảng 2.10: Trạm phát sóng của Vinaphone và Mobiphone từ 2003 -2008 Năm Trạm phát sóng Vinaphone Mobiphone 2003 682 642 2004 969 1.008 2005 1.018 1.331 2006 1.062 2.100 2007 2.067 2.862 2008 3.078 3.910
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm từ 2003 – 2008 VNPT)
Tính đến nay, mạng điện thoại Vinaphone đã phủ sóng toàn bộ 63 tỉnh, thành phố bao gồm: Tất cả các thành phố, thị xã và các khu vực tập trung dân cư, các tuyến quốc lộ, các vùng biên giới, cửa khẩu, tất cả các khu công nghiệp, du lịch, hải cảng và các đảo lớn . Vinaphone đã hoàn thành phủ sóng 100% huyện trên toàn quốc vào tháng 6/2006.
60
gần 100 trạm thì khoảng cách thu hẹp còn chưa đầy 40 trạm sang năm 2003, và đến năm 2004 trở đi MobiFone đã nhanh chóng vượt qua Vinaphone về số trạm phát sóng. Vùng phủ sóng của MobiFone liên tục mở rộng, ủng hộ và bổ trợ cho các giải pháp tiếp thị, bán hàng dẫn đến hàng loạt khách hàng của Vinaphone rời mạng sang MobiFone. Đây cũng là một trong những lý do khiến thị phần của Vinaphone sụt giảm nghiêm trọng từ 60,4% thị trường năm 2003 xuống còn 30,2% thị trường năm 2006 và còn 21,2% thị trường năm 2008 [3].
Sự cải tiến đột biến trong năm 2007 với hơn 1.000 trạm phát sóng được đưa vào sử dụng cũng chưa phát huy tác dụng và giúp Vinaphone khôi phục thị phần của mình. Điều này càng chứng minh cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động thấy tầm quan trọng của việc thực hiện chiến lược đầu tư phát triển mạng lưới dài hạn và bám thị trường [4].
Với tốc độ tăng trạm phát sóng bình quân 29% trong giai đoạn từ năm 2003- 2008, Vinaphone đã phát triển chậm hơn 2 đối thủ trực tiếp của mình là MobiFone và Vietel. Trong các năm gần đây, Vinaphone cũng đẩy nhanh và mạnh tiến độ đầu tư phát triển quy mô, năng lực hệ thống và phạm vi phủ sang tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được sự đòi hỏi của thị trường, vẫn còn bị động tại các khu vực trọng điểm, các dịp lễ tết.
2.3.4. Mức độ yêu thích và sự hài lòng của khách hàng
Trái với MobiFone, dữ liệu trong điều tra của Công ty Indochina Research cho thấy mức độ ưa thích và sự hài lòng của khách hàng đối với Vinaphone giảm mạnh trong vòng 2 năm qua. Nếu năm 2005, mức độ ưa thích của khách hàng với Vinaphone đạt 48% so với MobiFone 37% thì năm 2007 con số này giảm xuống còn 34% so với MobiFone 42%. Cũng trong cuộc bình chọn cho Mạng điện thoại di động được yêu thích nhất trong hai năm này, Vinaphone không nhận được sự bình chọn và ủng hộ của khách
61
hàng. Điều này chứng tỏ cho một chu kỳ phát triển khó khăn phía trước của Vinaphone.
2.4. Phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động của Vinaphone tranh dịch vụ điện thoại di động của Vinaphone
2.4.1. Môi trường quốc tế
Thứ nhất là xu hướng tự do hoá thị trường viễn thông
Xu hướng tự do hoá thị trường viễn thông đang diễn ra mạnh mẽ ở nhiều quốc gia, nhằm thích ứng với sự phát triển nhanh về công nghệ, dịch vụ, làm tăng hiệu quả phát triển viễn thông. Sự tham gia của các doanh nghiệp viễn thông tư nhân chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Xu hướng mua bán, sáp nhập của các tập đoàn lớn với mục tiêu điều chỉnh cơ cấu đầu tư, đa dạng hoá lĩnh vực kinh doanh nhằm tăng cường chuyên môn hoá, nâng cao sức cạnh tranh, phát triển công nghệ mới v.v... Nhiều quốc gia cho rằng các nhà khai thác dịch vụ điện thoại di động phải có nghĩa vụ phổ cập và cơ chế định cước bị quản lý một cách chặt chẽ. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay là quản lý tối thiểu hoạt động khai thác dịch vụ điện thoại di động. Như vậy, sẽ tạo ra môi trường rộng mở cho các thành viên mới có thể dễ dàng tham gia thị trường, mặc dù nhà nước vẫn phải quản lý để đảm bảo không bị nhiễu tần số.
Thứ hai là xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá
Toàn cầu hoá kinh tế là xu hướng khách quan, lôi cuốn sự quan tâm của tất cả các nước, bao trùm hầu hết mọi lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác để phát triển, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Mối quan hệ song phương và đa phương giữa các quốc gia ngày càng sâu rộng trong nhiều lĩnh vực, các tập đoàn và các công ty xuyên quốc gia tiếp tục cấu trúc lại, hình thành nên những tập đoàn khổng lồ chi phối nhiều lĩnh vực của quốc gia.
62
Xu hướng hiện nay là tăng lượng người biết sử dụng máy vi tính, tăng du lịch và di chuyển, yêu thích các trò giải trí và có nhiều nhu cầu về các dịch vụ giá trị gia tăng. Với công nghệ ngày càng phát triển, có khả năng cung cấp các hệ thống thông tin di động tốc độ cao, chi phí thấp, ứng dụng đa phương tiện và cung cấp các thiết bị nhỏ gọn sử dụng nhiều tính năng, nhiều công du ̣ng… sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến xu hướng phát triển của thị trường dịch vụ điện thoại di động, nhắn tin, Internet vô tuyến và thương mại điện tử tăng lên.
Thứ tư là xu hướng phát triển công nghệ thông tin di động
Công nghệ thông tin di động 2G sẽ dần được thay thế bằng công nghệ 3G tạo điều kiện nâng cao tốc độ truy nhập qua thuê bao di động. Do sự thay đổi về công nghệ, sự hội tụ giữa viễn thông và tin học cũng xảy ra với mạng di động, nên cấu trúc mạng di động phát triển mạnh theo xu hướng chuyển sang sử dụng công nghệ chuyển mạch gói với cấu trúc GPRS, 3G nhằm đáp ứng các dịch vụ đòi hỏi tốc độ cao.
Thứ năm là xu hướng phát triển các dịch vụ thông tin đa phương tiện
Việc phát triển các dịch vụ thông tin đa phương tiện là một xu hướng tất yếu cho người sử dụng, có nghĩa là khi kỹ thuật cho phép thì có thể liên lạc với bất kỳ thuê bao nào ở đâu và bất kỳ lúc nào qua mạng thông tin di động. Sự hội tụ giữa viễn thông, tin học và truyền thông sẽ làm thay đổi cơ cấu thị trường dịch vụ điện thoại di động cũng như thiết bị mạng lưới kèm theo. Sự bùng nổ và xu hướng xã hội hoá nhanh chóng các dịch vụ điện thoại di động, Internet v.v... sẽ làm thay đổi quan niệm về mạng lưới cũng như dịch vụ trong tương lai. Các dịch vụ này sẽ đem lại nguồn thông tin phong phú cho người sử dụng qua nhiều hình thức khác nhau: âm thanh, hình ảnh, số liệu… trên cùng kênh thông tin.
63
Dịch vụ điện thoại di động và Internet là hai dịch vụ phát triển nhất trong số các dịch vụ viễn thông trong thập niên cuối cùng của thế kỷ XX. Sự kết hợp giữa điện thoại di động và Internet tiếp tục là xu hướng lớn trong thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI. Xu hướng liên mạng điện thoại di động – Internet sẽ phát triển mạnh trong tương lai, khi mà thị trường ngày càng nhiều người sử dụng điện thoại di động và Internet. Xu hướng này sẽ tạo ra khả năng truy nhập vào các mạng thông tin trong mọi lúc, mọi nơi.
2.4.2. Môi trường kinh tế quốc dân
Yếu tố kinh tế
Trong những năm qua, sau quá trình đổi mới, cải cách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nền kinh tế của Việt Nam đã thu được những thành quả to lớn đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng GDP ổn định ở mức 7,5% đến trên 8%/năm. Thu nhập bình quân theo GDP cũng tăng lên, mức sống của người dân được cải thiện, chất lượng cuộc sống không ngừng nâng cao. Cơ cấu kinh tế đã có những bước thay đổi và chuyển dịch tích cực. Năm 2009, tỷ lệ lạm phát được kiềm chế và tương đối ổn định. Cùng với chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Chính phủ, với sự gia tăng mạnh mẽ các hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại, đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài, ngành du lịch và dịch vụ cũng theo đó phát triển không ngừng. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ tiên tiến kéo theo sự phát triển của một số ngành chủ đạo trong đó có ngành Bưu chính - Viễn thông và CNTT. Tất cả những điều này đã làm nhu cầu về trao đổi thông tin liên lạc và truyền thông ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Với thu nhập và trình độ dân trí ngày một nâng lên, người tiêu dùng có xu hướng tìm đến những phương tiện thông tin liên lạc, truyền thông hiện đại, nhanh chóng và tiện ích, nhu cầu sử dụng các loại hình dịch vụ viễn thông phong phú, đa dạng, và đòi hỏi ngày càng cao. Đây là
64
một trong những tác động tích cực tới các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động.
Yếu tố văn hoá xã hội
Cùng với chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đón nhận và du nhập nhiều xu hướng, trào lưu, phong cách sống và làm việc mới mẻ, phong phú và muôn hình, muôn vẻ. Tâm lý chung của người dân rất nhạy cảm và chuộng những cái mới lạ, tiên tiến, hiện đại. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ngày càng tăng và có sự đòi hỏi khắt khe về chất lượng. Ngày nay xu hướng phát triển dịch vụ điện thoại di động chứa