Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Vinaphone

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động của Công ty Dịch vụ Viễn thông (Vinaphone) (Trang 49)

Trong hơn 10 năm đi vào hoạt động, trải qua nhiều bước thăng trầm và chịu nhiều tác động từ môi trường kinh doanh cạnh tranh, nhưng nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinaphone đã có những bước phát triển đáng kể. Trong giai đoạn 1996-2008, Vinaphone đã thực sự là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng thông tin cho đất nứơc, đóng góp cho ngân sách Nhà nước, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và bảo vệ an ninh chủ quyền quốc gia.

Năm 2008, mặc dù có sự cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ cạnh tranh, Vinaphone vẫn đạt được kết quả thể hiê ̣n trên các mặt chủ yếu sau:

- Vinaphone đã khẳng định vai trò chủ đạo kinh doanh dịch vụ điện thoại di động, đảm bảo liên lạc an ninh quốc phòng, nâng cao dân trí và bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ.

Năm 2008, Vianphone thực hiện các chỉ tiêu kinh tế đều vượt kế hoạch và tăng trưởng so với năm 2007, cụ thể như sau:

+ Tổng doanh thu thuần đạt 6.717 tỷ đồng, vượt 3,61% kế hoạch, tăng 9% so với năm 2007 [4].

41

+ Phát triển mới 6.564.109 thuê bao, vượt 34,5% kế hoạch, tăng 171% so với năm 2007 nâng tổng số máy điện thoại di động của Vinaphone lên tới hơn 15 triệu máy [4].

+ Năng suất lao động: Tính trên doanh thu phát sinh là 644 triệu đồng/người/năm (lao động dài hạn), tăng hơn 19% so với năm 2007 [4].

Trong điều kiện kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp và có chiều hướng suy giảm, các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn, nhưng doanh thu của Vinaphone vẫn đạt mức tăng trưởng khá, tăng 9% so với năm 2007 [4], phát triển thuê bao điện thoại di động tăng 171% só với năm 2007, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, ổn định việc làm và đảm bảo tăng thu nhập cho người lao động, góp phần tích cực cùng với các Bộ, Ngành, Doanh nghiệp ngăn chặn đà suy giảm của nền kinh tế trong nước theo chỉ đạo của Chính Phủ, thúc đẩy phát triển nền kinh tế của đất nước nói chung và ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam nói riêng [4].

Tổ chức hoạt động của Vinaphone sau hơn 10 năm hoạt động đã đi vào ổn định và phát huy hiệu quả. Vinaphone đã có một bước phát triển lớn về quy mô, năng lực hệ thống mạng lưới và phạm vi phủ sóng.

Đội ngũ cán bộ của Vinaphone có gần 2000 CB-CNV có giao kết hợp đồng lao động thời hạn không xác định, trong đó trên 75% có trình độ cao đẳng và đại học, 2% có trình độ trên đại học, hầu như không còn lao động chưa qua đào tạo. Số nhân lực nêu trên được bố trí tại văn phòng công ty và 6 đơn vị trực thuộc vận hành khai thác đảm bảo vùng phủ sóng ở tất cả các thành phố, thị xã, 100% các huyện lỵ, các khu công nghiệp, du lịch, dịch vụ, các khu vực liên quan đến an ninh quốc phòng… trong cả nước.

Vinaphone là một trong các doanh nghiệp đi đầu về đổi mới doanh nghiệp, từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh,

42

phát huy thế mạnh, nâng cao tính tư chủ, sáng tạo, tạo sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ trong toàn doanh nghiệp.

Trên đây là những kết quả đáng khích lệ của Vinaphone trong kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008, tuy nhiên xét về tốc độ tăng trưởng doanh thu có thể thấy rằng:

Thị trường cung cấp dịch vụ điện thoại di động bị phá vỡ thế độc quyền từ năm 1995, khi Nhà nước cho phép hai công ty trong nước là Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội và Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài gòn được phép cung cấp dịch vụ điện thoại di động tại Việt Nam. Hiện nay Vinaphone đang là 1 trong 3 doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất trong các 7 doanh nghiệp kinh doanh viễn thông. Tuy nhiên nếu so về tốc độ tăng trưởng trong 3 năm trở lại đây thì tốc độ tăng doanh thu của Vinaphone bình quân chưa đến 15% [4] trong khi của Viettel là 70% [3] (riêng năm 2008 so với năm 2007 là 200%). Như vậy qua số liệu trên và đối chiếu với chiến lược hoạt động của Vinaphone, có thể thấy rằng:

- Trong kế hoạch phát triển chung, Vinaphone đã đưa ra các mục tiêu phát triển cụ thể cho từng năm với các tiêu chí về phát triển mạng lưới dịch vụ, công nghệ... tuy nhiên trong kế hoạch phát triển này, Vinaphone mới chỉ quan tâm đến việc thích ứng với môi trường hoạt động trong điều kiện cạnh tranh trong Hiệp định thương mai dịch vụ ASEAN (AFTA), Hiệp định Thương mại Việt Mỹ có hiệu lực và Việt nam đã là thành viên WTO mà chưa thực sự chú trọng và đánh giá đúng mức các đối thủ trong nước đang cạnh tranh với mình.

2.2. Năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động của Vinaphone

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động của Công ty Dịch vụ Viễn thông (Vinaphone) (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)