Xây dựng và thực hiện cơ chế phân cấp trong quản lý đầu t xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB tại Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh (Trang 96)

6 Các dự án khác 100 100 100 100

3.2.3.Xây dựng và thực hiện cơ chế phân cấp trong quản lý đầu t xây dựng cơ bản

dựng cơ bản

Phân cấp, uỷ quyền trong quyết định đầu t- là xu h-ớng tất yếu xuất phát từ yêu cầu ngày càng cao, quy mô ngày càng lớn của đầu t- xây dựng cơ bản. Phân cấp, uỷ quyền càng mạnh càng dễ dàng phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình thực hiện dự án. Đối với tình hình hiện tại của Tổng công ty, khi hầu hết các công ty con, đơn vị trực thuộc đều là những pháp nhân có tài sản, con dấu riêng và tự chịu trách nhiệm tr-ớc pháp luật thì việc phân cấp, uỷ quyền quyết định đầu t- là việc làm cần kíp nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, nâng cao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của cấp d-ới để thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu t- xây dựng cơ bản của đơn vị. Để việc phân cấp đ-ợc tiến hành thuận lợi, đúng luật định thời gian tới Tổng công ty cần :

- Xây dựng quy chế phân cấp trong nội bộ Tổng công ty trong đó quy định rõ phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ của đơn vị đ-ợc uỷ quyền làm chủ đầu t-. Thực hiện phân cấp thực chất, gắn giao quyền quyết định đầu t- với trách nhiệm cá nhân cụ thể. Hiện tại, ở hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp nhà n-ớc vẫn còn làm theo lối tập thể quyết định và tập thể chịu trách nhiệm nên dễ dẫn đến tình tr³ng “cha chung không ai khóc” không thể xử lý được triệt để căn

nguyên tiên cực phát sinh do không quy đ-ợc trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân. Vì vậy, phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng đối t-ợng đ-ợc phân cấp, uỷ quyền quyết định đầu t- là yêu cần cần có và tr-ớc hết trong quá trình xây dựng quy chế phân cấp nội bộ của Tổng công ty.

- Quy trách nhiệm toàn diện cho chủ đầu t- (hoặc đơn vị đ-ợc uỷ quyền làm chủ đầu t-). Trong quy chế quản lý đầu t- xây dựng cơ bản theo pháp luật hiện hành, tuy quyền hạn và trách nhiệm của chủ đầu t- đã đ-ợc quy định rất rõ. Song thực tế khi thực hiện dự án, do có sự liên quan của nhiều bên nên ranh giới để phân định quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên là rất khó khăn. Vì vậy, quy trách nhiệm toàn diện cho chủ đầu t- có thể coi là giải pháp thiết thực và hiệu quả nhất. Bởi suy cho cùng thì chủ đầu t- là bên có vai trò chủ yếu, mang tính quyết định trong suốt quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án, mọi nguyên nhân từ các bên liên quan khác có thể đ-ợc ngăn chặn nếu chủ đầu t- làm đúng quy trình đầu t- xây dựng cơ bản va tuân thủ các quy định liên quan của pháp luật hiện hành.

- Chuyển từ quản lý theo quá trình sang thực hiện mô hình quản lý theo kết quả, Tổng công ty hạn chế việc giải quyết sự vụ trực tiếp đối với công trình đã phân cấp cho cấp d-ới. Quản lý theo kết quả (Manage By Object) là mô hình quản lý hiện đại đ-ợc áp dụng thông dụng trong các dự án có vốn đầu t- n-ớc ngoài, song ở n-ớc ta thì mô hình này chỉ mới thí điểm thực hiện trong một số lĩnh vực quản lý tài chính công ở thành phố Hồ Chí Minh và một vài địa ph-ơng khác. MBO lấy kết quả làm th-ớc đo hiệu quả công việc. Theo mô hình này nhà quản lý cấp cao chỉ xác định mục tiêu chung và h-ớng dẫn cấp d-ới tự xây dựng mục tiêu của mình trên cơ sở phù hợp với mục tiêu chung; mỗi hoạt động cụ thể nhằm đạt đ-ợc mục tiêu của mỗi đơn vị đều do đơn vị đó tự quyết định và tổ chức thực hiện, do đó đã phát huy đ-ợc tính tự chủ và khả năng sáng tạo của các đơn vị cấp d-ới. Mô hình này cũng rất phù hợp cho việc phân cấp, phân quyền quyết định đầu t-.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB tại Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh (Trang 96)