Tổng quan về hoạt động đầu t xây dựng cơ bản tại Tổng công ty khoáng sản và th-ơng mại Hà tĩnh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB tại Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh (Trang 47)

ty khoáng sản và th-ơng mại Hà tĩnh

2.2.1.1. Quy mô và cơ cấu vốn đầu t- xây dựng cơ bản

Bảng 2.1 : Quy mô và cơ cấu vốn đầu t- theo nguồn vốn

Đơn vị tính : Triệu đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 1. Tổng vốn đầu t- XDCB theo kế hoạch Giá trị 71.000 66.000 78.000 85.000 187.000 (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 2. Nguồn vốn tự có của DN dùng cho XDCB Giá trị 47.613 46.233 54.514 56.848 123.140 (%) 67,06 70,05 69,89 66,88 65,85 3. Nguồn vốn vay NHTM cho XDCB Giá trị 23.387 19.767 23.086 28.152 63.861 (%) 32,94 29,95 29,60 33,12 34,15 4. Nguồn vốn khác dùng cho XDCB Giá trị - - 400 - - (%) - - 0,51 - -

(Nguồn báo cáo thực hiện vốn đầu t- các năm 2002-2006)

Qua số liệu thống kê ở bảng 2.1 ta thấy, tổng vốn dành cho đầu t- xây dựng cơ bản của Tổng công ty có xu h-ớng tăng dần qua từng năm, ngoại trừ năm 2003 vốn đầu t- có sự sút giảm nh-ng mức giảm không nhiều. Cụ thể, năm 2002 vốn đầu t- xây dựng cơ bản là 71.000 triệu đồng; sang năm 2003 vốn đầu t- xây dựng cơ bản giảm xuống còn 66.000 triệu đồng; song đến năm

2004 mức vốn đầu t- lại tăng lên đạt 78.000 triệu đồng; đà tăng tr-ởng này tiếp tục đ-ợc duy trì ở các năm tiếp theo, đạt mức 85.000 triệu đồng ở năm 2005 và và đặc biệt năm 2006 mức vốn đầu t- lại có sự tăng đột biến lên đến 187.000 triệu đồng. Điều này chứng tỏ Tổng công ty đã rất chú trọng đến việc đầu t- xây dựng cơ bản để góp phần tăng năng lực sản xuất, cải thiện sức mạnh cạnh tranh của mình trên thị tr-ờng. Nhìn chung, việc tăng đầu t- để trang bị thêm tài sản có thể coi là hợp lý do nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty giai đoạn này ngày càng tăng (doanh thu tăng liên tục). Tuy nhiên, để đánh giá việc tăng đầu t- nh- vậy có hiệu quả hay không chúng ta cần xem xét kết hợp thêm một số chỉ tiêu khác.

Bên cạnh đó, xét theo cơ cấu nguồn tài trợ, một điều dễ thấy ở đây là phần lớn vốn đầu t- xây dựng cơ bản của Tổng công ty đ-ợc tài trợ từ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp. Năm 2002, vốn tự có chiếm 67,06% trong tổng vốn đầu t- xây dựng cơ bản, sang năm 2003 tỷ lệ này là 70,05%, năm 2004 là 69,89%, năm 2005 là 66,88% và năm 2006 là 65,85%. Tỷ lệ này biến động không lớn qua các năm, chứng tỏ cơ cấu nguồn tài trợ này đang đ-ợc sử dụng phổ biến và khá ổn định tại Tổng công ty. Việc sử dụng đa phần vốn đầu t- từ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp có thể coi là một lợi thế lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc chủ động quyết định đầu t- xây dựng, nâng cấp, cải tạo hệ thống tài sản cố định của mình. Nh-ng, nếu xét trong điều kiện của nền kinh tế thị tr-ờng, khi việc cạnh tranh nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm là yêu cầu tất yếu để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển, thì việc lựa chọn nguồn tài trợ có chi phí thấp là một trong những vấn đề quan trọng mà nhà quản trị doanh nghiệp cần quan tâm. Thông th-ờng trong các loại nguồn vốn, vốn vay là nguồn có chi phí thấp nhất, cho nên việc hạn chế sử dụng nguồn vay để tái đầu t- nh- cách làm hiện tại của Tổng công ty ch-a hẳn đã tốt. Tuy nhiên, căn cứ kết quả tính toán trên đây d-ờng nh- xu h-ớng -u tiên trong huy động và sử dụng nguồn vốn của Tổng công ty đã có ít

nhiều thay đổi, nguồn vốn vay đ-ợc sử dụng nhiều hơn qua các năm (năm 2002 vốn vay là 23.387 triệu đồng thì đến năm 2006 vốn vay đã tăng lên ở mức 63.861 triệu đồng) đây là một tín hiệu cho thấy đang dần có một sự chuyển đổi trong t- duy của các nhà quản lý Tổng công ty. Theo tôi đây là một h-ớng đi đúng, thời gian tới, Tổng công ty cần căn cứ cơ cấu vốn của ngành để có sự điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị nhằm xây dựng một cơ cấu vốn tối -u cho đơn vị mình, để vừa đảm bảo huy động sử dụng tốt nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, vừa tiết kiệm chi phí, giảm giá thành công trình, góp phần tăng năng lực cạnh tranh của toàn Tổng công ty.

Bảng 2.2 : Quy mô và cơ cấu vốn đầu t- theo yếu tố cấu thành

Đơn vị tính : Triệu đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 1. Tổng vốn đầu t- XDCB theo kế hoạch Giá trị 71.000 66.000 78.000 85.000 187.000 (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 2. Vốn đầu t- cho xây

dựng và lắp đặt Giá trị 26.022 25.951 28.626 30.838 74.650 (%) 36,65 39,32 36,70 36,28 39,92 3. Vốn đầu t- mua sắm máy móc, thíêt bị Giá trị 36.444 31.350 40.349 39.831 94.940 (%) 51,33 47,50 51,73 46,86 50,77 4. Vốn đầu t- cho kiến

thiết cơ bản khác

Giá trị 8.534 8.699 9.025 14.331 17.410 (%) 12,02 13,18 11,57 16,86 9,31

(Nguồn báo cáo thực hiện vốn đầu t- các năm 2002-2006)

Nhìn vào số liệu phản ánh quy mô và cơ cấu vốn đầu t- xây dựng cơ bản theo yếu tố cấu thành của Tổng công ty khoáng sản & th-ơng mại Hà Tĩnh trên đây ta thấy, vốn đầu t- xây dựng cơ bản dành cho công tác xây lắp và mua sắm thiết bị chiếm tỷ trọng khá lớn so với phần vốn dành cho kiến thiết cơ bản khác, đặc biệt, tỷ trọng vốn đầu t- dành cho thiết bị là lớn nhất. Cụ thể: vốn xây lắp th-ờng chiếm tỷ trọng khoảng 38,5%, trong khi tỷ trọng vốn đầu t- cho mua sắm máy móc thiết bị là khoảng 50,6% và tỷ trọng vốn đầu t- cho

kiến thiết cơ bản khác là 10,9%. Tỷ lệ này thay đổi qua các năm trong giai đoạn 2002 – 2006, nh-ng biên độ dao động không lớn.

Căn cứ vào đặc điểm ngành nghề chính của Tổng công ty có thể khẳng định đây là cơ cấu đầu t- hợp lý đối với doanh nghiệp, bởi trong các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản hệ thống máy móc, thiết bị, hạ tầng cơ sở là nhân tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của toàn đơn vị. Thiết lập hệ thống dây chuyền sản xuất chính là nhiệm vụ trọng yếu của hoạt động đầu t- xây dựng cơ bản, thông qua mua sắm máy móc thiết bị, lắp đặt chúng trên nền bệ và xây dựng nhà x-ởng, hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất...

Thực tế cho thấy, trong 3 yếu tố của đầu t- xây dựng cơ bản : xây lắp, thiết bị, kiến thiết cơ bản khác, thì phần vốn cho kiến thiết cơ bản khác là khá ít; còn vốn mua sắm thiết bị tuy chiếm tỷ trọng lớn, nh-ng do hình thái vật chất, yêu cầu kỹ thuật, giá cả của thiết bị có thể xác định ngay tại thời điểm bắt đầu thực hiện dự án nên có thể dễ dàng quản lý hơn nếu tuân thủ đúng quy chế đấu thầu hiện hành; riêng phần vốn dành cho xây lắp là khó quản lý nhất, dễ bị thất thoát, lãng phí nhất do việc thi công đ-ợc tiến hành với sự tham gia của nhiều đối t-ợng, phụ thuộc nhiều vào ý muốn chủ quan của các bên tham gia, nhiều phần kết cấu chính chìm khuất khó xác định, sản phẩm xây lắp chỉ đ-ợc nhìn thấy sau khi thi công hoàn thành. Do vậy, để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu t- xây dựng cơ bản, hoạt động xây lắp cần đặc biệt chú trọng trong quản lý.

2.2.1.2. Công tác tổ chức quản lý hoạt động đầu t- xây dựng cơ bản

* Tổ chức bộ máy quản lý đầu t- xây dựng cơ bản :

Công tác đầu t- xây dựng cơ bản tại Tổng công ty khoáng sản & th-ơng mại Hà tĩnh đ-ợc thực hiện tập trung tại văn phòng Tổng công ty, không phân cấp cho đơn vị trực thuộc. Cấp quyết định đầu t- cao nhất trong Tổng công ty

là Hội đồng quản trị, sau đó là Tổng giám đốc và các Phó tổng giám đốc đ-ợc uỷ quyền.

Hội đồng quản trị Tổng công ty có trách nhiệm xác định mục tiêu, sự cần thiết đầu t-, mức vốn... và trực tiếp phê duyệt quy hoạch và luận chứng kinh tế kỹ thuật đối với các dự án là dây chuyền sản xuất chính của Tổng công ty.

Tổng giám đốc Tổng công ty và các phó Tổng giám đốc đ-ợc uỷ quyền có trách nhiệm tổ chức thực hiện dự án do Hội đồng quản trị phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật và đ-ợc uỷ quyền trực tiếp quyết định đầu t-, tổ chức thực hiện đối với các dự án còn lại.

Bộ phận trực tiếp thực hiện dự án gồm :

- Phòng phát triển dự án : trực tiếp lập kế hoạch đầu t- xây dựng cơ bản hàng năm của toàn Tổng công ty, lập và trình duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật, thiết kế và dự toán công trình (đối với công trình quy mô vừa và nhỏ), kiểm tra, giám sát ban quản lý công trình trong suốt quá trình thực hiện dự án.

- Hội đồng thẩm định dự án bao gồm một số cán bộ có năng lực chuyên môn tốt trong các lĩnh vực liên quan đến đầu t- xây dựng cơ bản nh- : đầu t-, kế toán tài chính, kỹ thuật... Hội đồng có chức năng thẩm định các luận chứng kinh tế kỹ thuật, thiết kế và dự toán công trình tr-ớc khi giao cho phòng phát triển dự án trình Lãnh đạo Tổng công ty phê duyệt.

- Ban quản lý công trình (Ban A) đ-ợc thành lập sau khi dự án đã đ-ợc phê duyệt thiết kế và dự toán, để thay mặt chủ đầu t- tổ chức quản lý thực hiện dự án và trực tiếp thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ đầu t- phát sinh trong suốt quá trình dự án đ-ợc triển khai. Ban quản lý công trình phải chịu hoàn toàn trách nhiệm tr-ớc Lãnh đạo Tổng công ty và tr-ớc pháp luật về các công việc đã thực hiện trong phạm vi quyền hạn đ-ợc giao.

- Giai đoạn chuẩn bị đầu t- : bao gồm các công việc khảo sát lập quy hoạch xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật; đền bù giải phóng mặt bằng... Nhìn chung, Tổng công ty đã thực hiện t-ơng đối đầy đủ yêu cầu hồ sơ thủ tục pháp lý, đồng thời, tuân thủ đúng quy trình quy định tại Luật xây dựng, Luật đấu thầu, quy chế quản lý đầu t- xây dựng cơ bản và các quy định khác của pháp luật về đầu t- xây dựng cơ bản hiện hành.

Công tác quy hoạch, lập luận chúng tế kỹ thuật đối với công trình quy mô nhỏ và vừa do Tổng công ty tự thực hiện, còn những công trình quy mô lớn do năng lực Tổng công ty ch-a đủ điều kiện đáp ứng nên thuê t- vấn chuyên ngành thực hiện.

Tổng công ty chịu trách nhiệm thẩm định và phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật của tất cả các công trình không phân biệt nguồn vốn, hình thức đầu t-, cấp quản lý và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà tĩnh biết.

Tất cả quy hoạch xây dựng, luận chứng kinh tế kỹ thuật đều đ-ợc Hội đồng thẩm định của Tổng công ty thẩm định tr-ớc khi trình Lãnh đạo Tổng công ty ký duyệt.

- Giai đoạn thực hiện đầu t- :

+ Trên cơ sở luận chứng kinh tế kỹ thuật đã đ-ợc Lãnh đạo Tổng công ty phê duyệt và xác định vốn đầu t-, phòng phát triển tiến hành lập thiết kế, dự toán. Công tác lập thiết kế, dự toán đối với các công trình quy mô vừa và nhỏ do Tổng công ty tự thực hiện, còn các công trình quy mô lớn thì thuê cơ quan t- vấn chuyên ngành thực hiện. Tổng công ty chịu trách nhiệm thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự toán của tất cả các công trình không phân biệt nguồn vốn, hình thức đầu t-, cấp quản lý và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh biết.

Tất cả thiết kế, dự toán công trình đều đ-ợc hội đồng thẩm định của Tổng công ty thẩm định tr-ớc khi trình Lãnh đạo Tổng công ty ký duyệt.

+ Sau khi đã có đầy đủ hồ sơ thiết kế, dự toán đ-ợc duyệt, đơn vị tiến hành chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết khi thi công và thành lập Ban

quản lý công trình để thay mặt chủ đầu t- trực tiếp quản lý thực hiện dự án. Tổng công ty rất chú trọng đến vấn đề quản lý chất l-ợng và tiến độ thi công, tất cả các dự án đều có sự giám sát của Ban quản lý công trình về chất l-ợng, khối l-ợng và thời gian thực hiện.

Việc giám sát kỹ thuật thi công đối với các công trình quy mô nhỏ và vừa, có yêu cầu kỹ thuật không phức tạp do Tổng công ty tự thực hiện, còn những công trình lớn, yêu cầu kỹ thuật cao, kết cấu phức tạp thì hợp đồng thuê t- vấn giám sát thực hiện.

+ Việc giao thầu, chọn thầu thi công công trình, ký kết hợp đồng giao nhận thầu đ-ợc Tổng công ty thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Hình thức giao thầu trực tiếp đ-ợc Tổng công ty áp dụng khá phổ biến, chỉ những công trình lớn Tổng công ty mới sử dụng hình thức đầu thầu hạn chế hoặc rộng rãi, một số dự án cần nhập khẩu thiết bị có cả đấu thầu quốc tế.

+ Trong quá trình thi công, công tác lập và ghi chép nhật ký công trình đ-ợc tuân thủ nghiêm túc. Công trình khi hoàn thành từng khâu công việc chủ yếu, từng bộ phận công trình, từng hạng mục công trình hay toàn bộ công trình đ-ợc tổ chức nghiệm thu và lập văn bản ghi nhận đầy đủ.

- Giai đoạn kết thúc đầu t- : bao gồm công tác hoàn công, bàn giao, thực hiện bảo hành công trình, quyết toán công trình đều đ-ợc thực hiện đầy đủ.

Những công trình có vốn lớn đều đ-ợc Tổng công ty chủ động mời kiểm toán để thẩm định quyết toán vốn đầu t-, những công trình còn lại việc thẩm định quyết toán đều có sự tham gia của đại diện Sở tài chính tỉnh Hà tĩnh.

2.2.1.3. Kết quả hoạt động đầu t- xây dựng cơ bản

Trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2006, Tổng công ty đã đầu t- xây dựng và đ-a vào hoạt động 220 dự án, với tổng mức đầu t- hơn 333 tỷ đồng, đóng góp một phần đáng kể trong việc mở rộng, hiện đại hoá sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất, tăng nhanh doanh thu, lợi nhuận, góp phần cải thiện rõ

rệt đời sống ng-ời lao động. Có thể kể đến một số dự án lớn của Tổng công ty đã và đang đ-ợc triển khai thực hiện nh- :

- Dự án khai thác, chế biến thạch cao tại Lào : khởi công năm 2004, hoàn thành giai đoạn 1 năm 2005 với đầy đủ trang thiết bị phục vụ khai thác, chế biến, các công trình phụ trợ nh- hệ thống đ-ờng giao thông nội mỏ, trạm cân, nhà văn phòng... Tổng vốn đầu t- giai đoạn 1 là 1.382 nghìn USD t-ơng đ-ơng 22,805 tỷ đồng.

- Dự án trung tâm th-ơng mại – khách sạn Hà tĩnh : khởi công năm 2004, dự kiến hoàn thành năm 2008, đây là công trình trọng điểm của cả tỉnh, với quy mô nhà 15 tầng và đầy đủ các hạng mục phụ trợ. Tổng vốn đầu t- dự kiến là 150 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB tại Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)