9.102 6.317 17.887 +38,2% Khách DL gốc Việt

Một phần của tài liệu Hoạt động du lịch quốc tế ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 67)

- Khách DL gốc Việt

Nam sống ở nước ngoài

36.700 50.080 70.180 96.950 +38,2%

Tổng cộng (a) + (b) 54.353 73.363 110.390 187.526 +51,1%

Nguồn: (1): Bộ Nội vụ Việt Nam

(2): Tổng cục Du lịch Việt Nam

(3): Điều tra tại các Công ty hàng không tháng 6-1990 trong dự án

VIE/89/003

Cùng với sự tăng trưởng nhanh về số lượng, hiện nay, xu hướng và thành phần cơ cấu của dòng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã cơ bản thay đổi. Những năm 80, thị trường du lịch quốc tế chính của ta là các nước Đông Âu và Liên Xô (cũ), thì sang thập kỷ 90, thị trường lại là các nước Tây Âu, Bắc Mỹ, các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các nước ASEAN, đặc biệt là thị trường khách Trung Quốc.

Hiện nay, số khách du lịch thuần tuý và thương mại chiếm phần lớn. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thời kỳ 1990-1993 khá cao từ 20- 50%/năm, doanh thu ngoại tệ tăng 25%. Ngay trong những năm đầu của thập kỷ 90 - thời kỳ đầu của quá trình đổi mới, tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam tăng nhanh. Trước hết, thời kỳ này, Việt Nam trở thành một điểm du lịch mới lạ, hấp dẫn trong khu vực Đông Nam Á, thu hút ngày càng nhiều du khách với nhiều mục đích khác nhau. 40-50% du khách đến Việt Nam để tham quan du lịch một đất nước có nhiều danh lam thắng cảnh, với nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, một đất nước

đang trên đường hội nhập và phát triển. Thứ hai là, khách du lịch thương mại, chiếm khoảng 23-25%. Thời kỳ này Việt Nam đang khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngoài để xây dựng đất nước, đây là cơ hội tốt để các nhà đầu tư trên thế giới tìm kiếm cơ hội làm ăn tại Việt Nam. Tiếp đến là, du khách thăm thân (khoảng 20-23%), phần lớn số đó là Việt kiều về thăm quê hương, số còn lại là du khách dự hội nghị, hội thảo, các đoàn ngoại giao, các đoàn thể thao, cựu chiến binh về thăm chiến trường xưa…

Năm 1990, Việt Nam đón 250.000 khách du lịch quốc tế, năm 1991 đón 300.000 khách, năm 1992 đón 440.000 khách, năm 1993 là 670.000 khách, năm 1994 là 1.018.062 khách, năm 1995 đạt 1.358.182 khách (giai đoạn 1990-1995 tăng trung bình năm 40,3%). Đây là thời kỳ Việt Nam có tốc độ tăng trưởng trong đón khách du lịch quốc tế vào hàng đầu trong khu vực và trên thế giới, giúp cho việc rút ngắn khoảng cách về khả năng thu hút khách giữa Việt Nam và các nước trong khu vực.

Những năm 1996-1997, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam không ngừng gia tăng, tuy nhiên sự tăng trưởng hàng năm bị giảm sút. Năm 1996, Việt Nam đón 1.607.155 khách, năm 1997 đón 1.715.637 khách, tăng trưởng trung bình năm chỉ đạt 12,4% do một số nguyên nhân sau:

- Thị trường Việt Nam đã dần trở nên quen thuộc đối với người nước ngoài, Việt Nam không còn là điểm du lịch mới lạ với họ.

- Các sản phẩm du lịch của Việt Nam chưa đổi mới và nâng cao chất lượng kịp thời với nhu cầu của khách du lịch, giá cả các sản phẩm chưa phù hợp với chất lượng nên phần nào đã hạn chế khách du lịch đến Việt Nam nhiều lần.

- Chiến lược quảng bá và xúc tiến phát triển du lịch của Việt Nam còn nhiều hạn chế, chưa tuyên truyền rộng rãi các điểm du lịch hấp dẫn và cơ hội phát triển của du lịch Việt Nam đến các thị trường truyền thống và thị trường tiềm năng.

- Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải, cung cấp nước sạch đến các vùng có nhiều tiềm năng du lịch còn chậm được cải thiện nên cũng đã hạn chế khả năng hấp dẫn khách du lịch cũng như thu hút các nhà đầu tư.

- Vấn đề quản lý và khai thác các tài nguyên du lịch ở các địa phương còn nhiều bất cập, chồng chéo giữa các ngành; việc xây dựng và phát triển chưa theo quy hoạch nên còn mang tính tự phát, chưa cân đối được cung và cầu dẫn đến các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các cơ sở du lịch.

Những nguyên nhân kể trên cùng với cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới đã ảnh hưởng tới ngành du lịch Việt Nam nói chung và số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam nói riêng. Khách châu Mỹ và châu Âu có xu hướng đi nghỉ ở nơi có đồng ngoại tệ USD mạnh, còn khách trong khu vực có xu hướng thận trọng hơn khi lựa chọn điểm du lịch. Trong khi đó, Việt Nam chưa kịp đưa ra những chiến lược và các biện pháp cụ thể để thu hút khách du lịch quốc tế, thì các nước láng giềng đã có những chương trình hấp dẫn đặc biệt quảng bá cho ngành du lịch của mình. Những lý do này đã làm giảm đáng kể số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong năm 1998. Năm 1998, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt 1.520.128 khách, giảm 11,4% so với năm 1997. Năm 1999, số lượng khách đến tăng không nhiều (1.781.754 khách, tăng 17,2% so với năm 1998) song đó cũng là nỗ lực đáng kể của toàn ngành. Đặc biệt, giai đoạn 1999-2000 có sự tăng trưởng đột biến của dòng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (năm 2000 tăng 69,6% so với năm 1999) và lần đầu tiên đạt con số trên 2 triệu lượt khách. Đây là thời điểm các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt vào tìm hiểu thị trường Việt Nam sau khi có chính sách mở cửa và các chính sách về đầu tư nước ngoài của Nhà nước.

Hơn thế nữa, giai đoạn 2001-2004, chúng ta lấy khẩu hiệu Việt Nam - điểm đến của

thiên niên kỷ mới đã gây ấn tượng, thu hút sự chú ý của du khách quốc tế, bên cạnh đó,

các tỉnh thành, địa phương cũng đăng cai sự kiện Năm du lịch quốc gia và thực hiện khá thành công như năm Du lịch Hạ Long 2003, năm Du lịch Điện Biên Phủ 2004. Giai đoạn 2004-2005, chúng ta lấy khẩu hiệu "Hãy đến với Việt Nam", khẩu hiệu này không đặc sắc, thiếu sự đầu tư, nghiên cứu đã phần nào làm giảm tính hấp dẫn của du lịch Việt Nam trước các nước láng giềng, các đối thủ cạnh tranh. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn 2000-2005 tăng nhanh. Năm 2000, lượng khách này mới đạt khoảng 2 triệu lượt, năm 2002 là 2.628.000 lượt, năm 2005 là 3.470.000 lượt khách. Riêng năm 2003 do ảnh hưởng của dịch SARS, khách quốc tế đến Việt Nam giảm đáng kể, đạt 2.429.600 lượt, nhưng so với nhiều nước trong khu vực, đay vẫn là con số tốt do Việt Nam xử lý khoanh vùng dịch bệnh và khống chế dịch nhanh trên cả nước, vì vậy, ngay trong thời gian có dịch, Việt Nam vẫn được coi là điểm đến an toàn với du khách. Điều này phản ánh xu hướng khách quốc tế ngày càng quan tâm đến Việt Nam.

Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam bắt đầu chú trọng đến việc nghiên cứu, thiết kế khẩu hiệu và triển khai quảng bá du lịch với khẩu hiệu khá cuốn hút "Việt Nam - vẻ đẹp

tiềm ẩn". Cùng năm này, chúng ta đã tổ chức thành công Hội nghị APEC cũng như Liên

hoan du lịch APEC-Việt Nam 2006 tại Quảng Nam, qua đó đã nâng cao vai trò, vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu của việc tổ chức sự kiện nên hoạt động lữ hành bị chững lại, tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế năm 2006 khá khiêm tốn, đạt 3.583.486 lượt, tăng 3,34% nhưng tốc độ này chỉ là tạm thời và chúng ta sẵn sàng hy sinh để đạt những thành quả to lớn hơn.

Năm 2007, sau thành công của Hội nghị APEC, lượng khách quốc tế tăng đáng kể, đạt 4.171.564 lượt, tăng 16,41%. Trong năm 2008, lượng khách quốc tế đạt 4.253.740 lượt, mức tăng không cao do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Nhưng năm 2008 mới chỉ là sự khởi đầu báo hiệu cho những khó khăn mà du lịch quốc tế gặp phải. Năm 2009, hàng loạt các tập đoàn lớn trên thế giới tuyên bố phá sản, ngân hàng đổ vỡ, hệ thống tài chính toàn cầu bị ảnh hưởng nặng, nền kinh tế yếu đi rõ rệt... do đó nhu cầu tiêu dùng trong đó có nhu cầu đi du lịch giảm mạnh. Năm 2009, lượng khách du lịch quốc tế đạt 3.772.359 lượt, giảm 10,9% so với năm 2008. Tính chung 4 tháng năm 2010, số khách quốc tế ước đạt 1.783.832 lượt, tăng 35,0% so với cùng kỳ năm 2009. Tuy nhiên, đánh giá với mục tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam năm 2001-2010, việc đạt tốc độ tăng trưởng GDP của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2001-2010 đạt 11 - 11,5%/năm và năm 2010, khách quốc tế vào Việt Nam du lịch từ 5,5-6 triệu lượt là khó đạt được.

Biểu đồ 2.1: Số lượt khách du lịch vào Việt Nam qua các năm 1995-2009

Nguồn: Tổng hợp từ website của Tổng cục Du lịch (2010)

0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 1995 1997 19992001 2003 2005 2007 Năm Lượng khách

Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế của Việt Nam qua các năm 1995-2008

Nguồn: Tổng hợp từ website của Tổng cục Du lịch (2010)

Hiện nay, Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 trong số các nước ASEAN nếu xét về lượng khách quốc tế và thu nhập từ du lịch. Tuy nhiên, so với tiềm năng du lịch to lớn của nước ta, lượng khách quốc tế đến Việt Nam chưa nhiều và còn giữ khoảng cách khá xa so với Thái Lan, Singapore, Malaysia.

* Cơ cấu khách quốc tế

- Cơ cấu khách theo thị trường

Khách quốc tế đến Việt Nam bao gồm khách từ nhiều quốc gia và Việt kiều ở nước ngoài. Hàng năm trung bình có khoảng 80% khách quốc tế đến và 20% Việt kiều về thăm quê hương kết hợp với du lịch. Những thị trường nổi bật là Đài Loan, Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Anh, Thái Lan, Trung Quốc. Trong giai đoạn từ năm 1993-1997, thị trường Đài Loan chiếm 14,1% tổng số khách đến Việt Nam, thị trường Trung Quốc chiếm trung bình 11,2%, thị trường Mỹ chiếm 8,3%, thị trường Pháp chiếm 7,7%, thị trường Nhật Bản chiếm 7%, Anh chiếm 3,3%, Thái Lan chiếm 1,8%, Hồng Kông chiếm 1,7%, còn lại các thị trường khác là 26,5%. Trong giai đoạn từ năm 1993 đến nay, các thị trường đến Việt Nam như Nhật Bản, Anh, Hồng Kông, Thái Lan ít thay đổi thị phần. Thị trường Đài Loan có xu hướng giảm từ 18,2% năm 1996 xuống 9% năm 1997 và 9,1% năm 1998. Nguyên nhân chủ yếu là do khách du lịch Đài Loan sang Việt Nam lúc đầu nhằm mục đích tìm cơ hội đầu tư, nhưng do khủng hoảng kinh tế Đông Nam châu Á và do môi trường đầu tư ở Việt Nam khó khăn nên khách Đài Loan đến Việt Nam giảm hẳn. Thị trường Pháp giảm mạnh từ 11% năm 1994 xuống còn

18.94 6.74 -11.40 17.2220.11 8.91 12.76 -7.56 20.5118.44 3.34 16.41 1.97 -20.00 -10.00 0.00 10.00 20.00 30.00 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Năm % Tốc độ

3,9% năm 1997, nhưng có xu hướng tăng trở lại 5,6% năm 1998. Riêng thị trường Trung Quốc tăng mạnh từ 2,9% năm 1993 lên 23,6% năm 1997 và 24,7% năm 1998, chiếm vị trí hàng đầu trong các thị trường về tốc độ tăng trưởng và số lượng khách. Nguyên nhân cơ bản do cửa khẩu đường bộ được mở rộng, các thủ tục xuất nhập cảnh đón khách từ Trung Quốc sang được cải tiến, cơ chế đi lại giữa biên giới hai nước dễ dàng hơn.

Giai đoạn 2000-2003, thị trường khách Đài Loan ổn định ở mức 210.000 khách/năm, thị trường Trung Quốc tăng mạnh từ 492.000 lên 693.000 khách/năm, thị trường Mỹ tăng mạnh nhất từ 95.800 lên 218.800 khách/năm, Thái Lan tăng dần lên gấp đôi từ 20.800 lên 40.100 khách/năm, thị trường Anh ổn định khoảng 53.900 đến 63.300 khách, thị trường Pháp từ 88.200 đến 86.800 khách/năm. Từ năm 2004 đến nay, khách Đài Loan có xu hướng tăng mạnh, từ 256.906 khách năm 2004 lên 286.324 khách năm 2005, đạt trên 300.000 khách năm 2007 và 2008, năm 2009 thị trường khách này cũng đạt 271.643 lượt. Thị trường Trung Quốc sau khi tăng mạnh đạt 778.431 khách năm 2004 đã giảm dần còn 752.576 khách năm 2005, giảm mạnh còn hơn 500.000 khách năm 2006, 2007 và tăng dần trở lại đạt 650.055 khách năm 2008, năm 2009 thị trường khách Trung Quốc cũng đạt khoảng 527.610 khách. Thị trường Nhật Bản tăng mạnh từ 267.210 khách năm 2004 lên 320.605 khách năm 2005, 383.896 khách năm 2006, 411.557 khách năm 2007 và giảm dần năm 2008 (392.999 khách), năm 2009 đạt khoảng 359.231 khách. Một số thị trường khách khác xem ở bảng sau:

Biểu đồ 2.3: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam qua các năm 1995-2008

Thị trường khách du lịch quốc tế của Việt Nam qua các năm 1995-2008 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Năm Số lượt Mỹ Nhật Pháp Anh Trung Quốc Nguồn: Tổng cục Du lịch

- Cơ cấu khách theo phương tiện đi lại

Khách đến theo đường hàng không chiếm tỷ lệ cao nhất 58,4%, khách đến bằng đường bộ là 30,2%, đường biển là 11,4% trong năm 1998. Đầu năm 1999, thỏa thuận liên ngành được ký kết giữa Tổng cục Du lịch và Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam có hiệu lực, làm cho lượng khách đến bằng đường không tăng nhẹ khoảng hơn 1 triệu khách từ năm 2000 đến 1.394.800 khách năm 2003, 1.821.595 khách (năm 2004), tăng mạnh vào năm 2006 (hơn 2.700.000 khách), năm 2009 đạt 3.025.625 khách.

Khách quốc tế đến bằng đường biển tăng mạnh từ năm 1996 (161.900 khách so với 21.700 khách năm 1995), đạt 309.100 khách (năm 2002), 263.362 khách (năm 2004), 224.081 khách (năm 2006), giảm còn 151.198 khách (năm 2008), còn 65.934 khách (năm 2009).

Khách quốc tế đến bằng đường bộ tăng mạnh từ 122.800 khách (năm 1995) lên 505.700 khách (năm 1996), 770.900 khách (năm 2000), 793.300 khách (năm 2003), 842.919 khách (năm 2004), giảm mạnh còn 656.975 khách (năm 2006) và tăng dần trở lại đạt 685.234 khách (năm 2007) và 813.305 khách (năm 2008), 680.800 khách (năm 2009).

Biểu đồ 2.4:Khách du lịch đến Việt Nam chia theo phương tiện qua các năm 1995-2008

Khách du lịch đến Việt Nam chia theo phương tiện qua các năm 1995-2008

0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 3500000 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2007 Năm S ố l ư ợ t Đường không Đường biển Đường bộ Nguồn: Tổng cục Du lịch - Cơ cấu khách theo mục đích

Trong giai đoạn năm 1993-1997, khách quốc tế đến Việt Nam với mục đích nghỉ dưỡng trung bình chiếm 42,8%, theo mục đích thương mại chiếm 23,7%, mục đích

thăm thân chiếm 19,6% tổng lượng khách, còn lại là khách đi theo các mục đích khác như tham gia hội nghị, nghiên cứu, thể thao.

Khách quốc tế đến Việt Nam theo mục đích du lịch tăng gấp đôi từ 610.600 khách (năm 1995) lên 1.238.500 khách (năm 2003), 1.583.985 khách (năm 2004), hơn 2 triệu (năm 2005), 2.569.150 khách (năm 2007), 2.631.943 khách (năm 2008), giảm còn 2.226.440 (năm 2009).

Khách quốc tế đến theo mục đích công việc từ 308.000 khách (năm 1995), 403.200 khách (năm 1997), 266.000 khách (năm 1999), 468.400 khách (năm 2003), 521.666 khách (năm 2004), 575.812 khách (năm 2006), 643.611 khách (năm 2007), 844.777 khách (năm 2008), đạt 783.139 khách (năm 2009).

Khách quốc tế đến Việt Nam theo mục đích thăm thân từ 273.800 năm 1996, 400.000 khách (năm 2000), 467.404 khách (năm 2004), 505.327 khách (năm 2005), 560.903 khách (năm 2006), 603.847 khách (năm 2007), 509.627 khách (năm 2008), đạt 517.703 khách (năm 2009).

Biểu đồ 2.5: Khách du lịch đến Việt Nam chia theo mục đích

Khách du lịch đến Việt Nam chia theo mục đích

0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2007 Năm S ố l ư ợ t Du lịch Công việc Thăm thân Khác Nguồn: Tổng cục Du lịch * Các thị trường gửi khách chính

Những năm 1990, thị trường gửi khách truyền thống và chủ yếu của du lịch Việt Nam là Liên Xô cũ và các nước Đông Âu. Đại đa số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thời kỳ này đi theo các chương trình hợp tác giữa du lịch Việt Nam và du lịch các nước này.

Bước sang thời kỳ đổi mới, thị trường gửi khách của nước ta đã thay đổi căn bản, khách đến từ các thị trường truyền thống đã giảm hẳn, thay vào đó là khách đến từ các

Một phần của tài liệu Hoạt động du lịch quốc tế ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)