Giai đoạn từ năm 1960 đến năm

Một phần của tài liệu Hoạt động du lịch quốc tế ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 41)

Với Nghị định 26/CP, ngày 9-7-1960 của Hội đồng Chính phủ, Công ty Du lịch Việt Nam đầu tiên của nước ta được thành lập. Là một công ty trực thuộc Bộ Ngoại thương nhưng nhiệm vụ cơ bản của công ty du lịch đầu tiên của Việt Nam này là phục vụ các đoàn khách của Đảng và Chính phủ. Về mặt ý nghĩa, tổ chức này đã đặt nền móng cho sự hình thành một ngành kinh tế mới mẻ của đất nước.

Trong giai đoạn 1960-1975, Công ty Du lịch Việt Nam vừa củng cố về tổ chức vừa xây dựng cơ sở vật chất để đón tiếp các đoàn khách quốc tế, chủ yếu là các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa và phục vụ nghỉ dưỡng cho cán bộ cao cấp của Nhà nước.

Do lượng khách ngày một tăng và nhu cầu thăm quan, du lịch đã xuất hiện, bên cạnh đó, nhằm giảm bớt những khó khăn về tài chính, ngày 16-3-1963, Bộ trưởng Bộ Ngoại thương đã ra quyết định giao cho Công ty Du lịch Việt Nam làm nhiệm vụ kinh doanh nhằm thu thêm ngoại tệ cho đất nước. Tháng 6-1964, Chính phủ ra Chỉ thị số 61/TTg về việc mở rộng công tác du lịch và cung ứng tàu biển. Chỉ thị vạch ra định hướng phát triển ngành du lịch và phương thức kinh doanh du lịch, tiến tới mở rộng phục vụ nhiều đối tượng khách quốc tế.

Ngày 18-8-1969, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định 145/CP chuyển Công ty Du lịch Việt Nam từ Bộ Ngoại thương sang trực thuộc Phủ thủ tướng để phát huy tính độc

lập và giảm bớt đầu mối kinh doanh. Để đảm bảo an ninh quốc gia và an toàn cho du khách, ngày 12-9-1969, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 94/TTg giao cho Bộ Công an cùng Văn phòng kinh tế Phủ thủ tướng nghiên cứu phương hướng củng cố và phát triển du lịch. Để đáp ứng nhiệm vụ phát triển của ngành trong tình hình mới của đất nước, ngành du lịch Việt Nam đã đầu tư xây dựng một số tuyến điểm du lịch quan trọng, thành lập xí nghiệp xe, công ty vật tư du lịch và một số bộ phận chuyên môn… chuyên phục vụ các chuyên gia và khách du lịch nước ngoài.

Bảng 2.1: Số lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam giai đoạn 1960-1975

Năm Số khách quốc tế Năm Số khách quốc tế

1960 6.130 1970 18.160 1961 7.630 1971 12.080 1961 7.630 1971 12.080 1962 8.070 1972 15.860 1963 8.790 1973 19.320 1964 10.780 1974 26.820 1965 11.850 1975 36.910 Nguồn: Bộ Nội vụ 1979

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng năm 1975, một loạt khách sạn, nhà hàng, biệt thự, nhà nghỉ và cơ sở giải trí của chế độ cũ được Nhà nước giao cho các ngành và địa phương quản lý. Một số tỉnh phía Nam đã thành lập công ty du lịch để quản lý và kinh doanh các cơ sở được giao. Ngày 27-6-1978, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết 262/NQ-QHK6 phê chuẩn thành lập Tổng cục Du lịch, trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Ngày 23-1-1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 32/CP quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch. Sự ra đời của Tổng cục Du lịch Việt Nam đã tạo ra bước ngoặt lớn trong sự chỉ đạo của Nhà nước đối với hoạt động du lịch Việt Nam.

Trong giai đoạn 1975-1989, hoạt động du lịch mang đậm dấu ấn của cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp, chỉ có doanh nghiệp Nhà nước được phép hoạt động kinh doanh du lịch, trong đó hầu hết là kinh doanh thua lỗ. Mặc dù hình thành từ năm 1960 nhưng tới nửa sau thập kỷ 80, du lịch Việt Nam vẫn còn là ngành kinh tế ít được biết đến. Lượng khách quốc tế quá ít, chủ yếu là khách Đông Âu và một số nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch nghèo nàn, lạc hậu. Trong kế hoạch chỉ đạo phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1991-2005 (dự án

VIE/89/003) do Tổ chức du lịch thế giới, Chương trình phát triển Liên hợp quốc và Viện nghiên cứu phát triển du lịch phối hợp xây dựng đã khẳng định du lịch Việt Nam lạc hậu 20 năm so với các nước Đông Nam Á và châu Úc vì số lượng khách quốc tế ít ỏi và năng lực buồng khách sạn đạt chuẩn quốc tế thấp. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 1989 đạt 187.573 lượt, chiếm 1,3% tổng khách quốc tế đến Đông Nam Á, chỉ bằng 1/9 của Indonesia, 1/25 của Thái Lan.

Bảng 2.2: Hoạt động du lịch giai đoạn 1986 - 1989

Chỉ tiêu 1986 1987 1988 1989 Du lịch quốc tế Số khách (lượt người) 54.353 73.283 110.390 187.73 Doanh thu (ngàn rúp/USD) 170 280 340 420 Du lịch nội địa Số khách (lượt người) 280 400 480 540 Doanh thu (triệu đồng) 45 60 100 135 Tổng doanh thu (triệu đồng) 215 365 470 607

Nguồn: Bộ Nội vụ, Bộ Thương mại và Du lịch, 1990

Trong giai đoạn này, một sự kiện lịch sử quan trọng đã diễn ra đánh dấu sự khởi đầu cho một giai đoạn mới của đất nước. Đó là đường lối đổi mới nền kinh tế do Đại hội VI đề ra. Với chính sách mở cửa: Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước, du lịch nước ta đã thực sự có điều kiện khởi sắc. Tuy nhiên, từ năm 1990 du lịch Việt Nam thực sự mới có những bước chuyển mình.

Một phần của tài liệu Hoạt động du lịch quốc tế ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 41)