Giai đoạn từ năm 1990 đến năm

Một phần của tài liệu Hoạt động du lịch quốc tế ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 43)

Trong quá trình rút gọn bộ máy tổ chức, giảm bớt đầu mối quản lý, xuất phát từ yêu cầu chuyển đổi cơ chế kinh tế, ngày 31-3-1990, căn cứ Quyết định số 224 của Hội đồng Nhà nước, Tổng cục Du lịch Việt Nam được sáp nhập với một số cơ quan khác thành Bộ Văn hoá - Thông tin - Thể thao và Du lịch. Thêm vào đó, năm 1990 được chọn là năm Du lịch Việt Nam đã góp phần thúc đẩy một cách đáng kể hoạt động du lịch. Nhờ vậy, hoạt động kinh doanh du lịch đã được mở ra ở nhiều ngành, nhiều cơ quan, không chỉ trong phạm vi các thành phần kinh tế Nhà nước mà còn ở cả những thành phần kinh tế khác. Trước xu thế đó, du lịch không chỉ được coi là hoạt động văn hoá xã hội thuần tuý mà còn là một ngành kinh tế quan trọng của đất nước.

Ngày 9-4-1990, Hội đồng Bộ trưởng đã ra Nghị định 119-HĐBT về việc thành lập Tổng công ty Du lịch Việt Nam với tiền thân là Công ty Du lịch ban đầu. Tên đối ngoại của Tổng công ty Du lịch Việt Nam là Vietnamtourism. Tổng công ty có các chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng. Do trực thuộc một bộ không mang tính kinh tế, chưa được sự chỉ đạo phù hợp về mặt chuyên môn và đặc biệt là còn non kém về mặt hoạt động kinh doanh, nhiều công ty lâm vào tình trạng thua lỗ, vi phạm quy chế và pháp luật, gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế của đất nước. Cũng do công tác quản lý chưa sát chuyên môn, do trình độ thấp kém nên sản phẩm du lịch khá đơn điệu, chất lượng phục vụ thấp.

Trên cơ sở coi du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, ngày 12-8-1991, ngành du lịch được tách khỏi Bộ Văn hoá - Thông tin - Thể thao và Du lịch để sáp nhập vào Bộ Thương mại và Du lịch. Tháng 1-1992, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 37- HĐBT về quy chế quản lý kinh doanh du lịch. Đây là văn bản pháp quy quan trọng đầu tiên tạo tiền đề đa dạng hoá các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch. Điều 42 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã xác định

“Nhà nước và xã hội phát triển du lịch, mở rộng hoạt động du lịch trong nước và

du lịch quốc tế”.

Tuy nhiên, bản chất của du lịch không chỉ là một ngành kinh tế nên công tác tổ chức, quản lý vẫn còn một số vướng mắc nhất định. Hiệu quả hoạt động du lịch vẫn chưa đồng bộ. Thấy được những nguyên nhân đó, ngày 26-10-1992, Chính phủ đã ra Nghị định số 05/CP về việc thành lập Tổng công ty Du lịch Việt Nam như một cơ quan độc lập ngang Bộ. Ngày 27-12-1992, Chính phủ ra Nghị định 20/CP quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch Việt Nam. Đây là bước ngoặt quan trọng cho việc hoàn thiện cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, tạo tiền đề thúc đẩy ngành du lịch phát triển trong giai đoạn từ năm 1992 đến nay. Tháng 6-1993, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 45/CP về đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch, trong đó xác định “Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng

trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Nghị quyết 45/CP tạo bước

ngoặt cho ngành du lịch, đánh dấu thay đổi nhận thức về vị trí của ngành du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng đòi hỏi khách quan của sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời kỳ mới. Cũng trong năm 1993, Chính phủ ban hành Quyết định thành

lập các Sở du lịch và Quyết định 317/QĐ-TTg về chuyển nhà khách, nhà nghỉ sang kinh doanh du lịch. Tháng 2-1994, Chính phủ ban hành Nghị định 09/CP về tổ chức quản lý các doanh nghiệp du lịch. Đây là những quyết định mang tính đột phá, tạo cơ sở hình thành bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch từ Trung ương tới địa phương và tạo tiền đề vật chất thúc đẩy phát triển du lịch theo hướng thị trường.

Tháng 10-1994, Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VII ban hành Chỉ thị số 46/CT về lãnh đạo đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới, trong đó khẳng định “phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

nước”. Chỉ thị này ra đời thể hiện sự thống nhất cao về chủ trương, định hướng mục

tiêu phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước, tăng cường nhận thức về vị trí của ngành du lịch trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của nước ta.

Tháng 5-1995, Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995-2010. Đây là cơ sở để các địa phương tiến hành quy hoạch chi tiết phát triển du lịch ở địa phương. Để hoàn thiện bộ máy tổ chức của Tổng cục Du lịch, tháng 8-1995, Chính phủ ban hành Nghị định 53/CP về cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch, trong đó điều chỉnh và thành lập thêm một số Vụ và đơn vị trực thuộc. Trong giai đoạn 1994-1996, Tổng cục Du lịch ban hành một số văn bản pháp quy như Quy chế quản lý lữ hành, Quy chế quản lý cơ sở lưu trú du lịch, Quy định tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn du lịch, Quy chế hướng dẫn viên du lịch, Quy chế tham gia hội chợ nước ngoài, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động du lịch.

Tháng 11-1998, Bộ Chính trị ra Thông báo kết luận số 179-TB/TW về phát triển du lịch trong tình hình mới, định hướng chỉ đạo phát triển du lịch trong giai đoạn có tính bước ngoặt của ngành du lịch Việt Nam. Tháng 2-1999, Pháp lệnh Du lịch được ban hành, Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch được thành lập. Tháng 4-1999, Chính phủ thông qua Chương trình hành động quốc gia về du lịch. Các chủ trương, chính sách trên đã tạo ra động lực thúc đẩy hoạt động du lịch sôi động và phát triển, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực.

Nói chung, giai đoạn từ năm 1990 đến nay, đặc biệt là giai đoạn 1990-1999 là giai đoạn Đảng và Nhà nước đẩy mạnh công cuộc đổi mới, mở cửa hội nhập với thế giới bên ngoài nên ngành du lịch có nhiều cơ hội phát triển, lượng khách quốc tế vào

Việt Nam trong giai đoạn này tăng nhanh. Theo số liệu của Tổng cục Du lịch, năm 1990, nước ta đón 250.000 lượt khách quốc tế, đến năm 1999 đón được trên 1,78 triệu lượt, tăng trung bình hàng năm 26,5%. Thu nhập từ du lịch tăng nhanh, từ 2.940 tỷ đồng năm 1990 lên gần 15.600 tỷ đồng năm 1999. Nộp ngân sách từ trên 200 tỷ đồng năm 1990 lên 765 tỷ đồng năm 1999. Việc làm trực tiếp trong lĩnh vực du lịch tăng từ 17.000 năm 1990 lên 150.000 năm 1999.

Bảng 2.3: Hoạt động của du lịch Việt Nam giai đoạn 1990-1997

Năm

Khách quốc tế Khách nội địa Thu nhập từ du lịch

Số lượng (nghìn lượt) Tốc độ tăng trưởng % Số lượng (nghìn lượt) Tốc độ tăng trưởng % Tổng số (triệu đồng) Tốc độ tăng trưởng % 1990 250 32,0 1.000 50,0 650 24,6 1991 330 33,3 1.500 33,3 810 66,7 1992 440 52,3 2.000 35,0 1.350 85,2 1993 670 51,9 2.700 11,1 2.500 60,0 1994 1.018 33,2 3.500 83,3 4.000 75,0 1995 1.356 18,5 5.500 18,2 7.000 35,7 1996 1.607 6,8 6.500 30,8 9.500 12,3 1997 1.716 11,8 8.500 47,4 10.670 31,1

Nguồn: Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, 1997

Một phần của tài liệu Hoạt động du lịch quốc tế ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 43)