Giai đoạn từ năm 2000 đến nay

Một phần của tài liệu Hoạt động du lịch quốc tế ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 46)

Trong 2 năm 2000-2001, cùng với việc triển khai Chương trình hành động quốc gia về du lịch, Chính phủ đã ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành Pháp lệnh du lịch như Nghị định 27/2001/NĐ-CP về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch, Nghị định 39/2001/NĐ-CP về cơ sở lưu trú du lịch, Nghị định 50/2001/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch. Tổng cục Du lịch đã ban hành các Thông tư hướng dẫn thực hiện các Nghị định trên.

Năm 2001, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX xác định “Phát triển

du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Ngày 25-12-2002 Bộ Nội vụ ban

hành Quyết định số 18/2002/QĐ-BNV về việc cho phép thành lập Hiệp hội Du lịch Việt Nam. Để thực hiện Nghị quyết Đại hội IX và yêu cầu phát triển nhanh và bền vững theo định hướng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2001-2010, Thủ tướng Chính phủ đã thông qua Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010 và định hướng đến năm 2020. Đây là cơ sở quan trọng để định

hướng triển khai quy hoạch, kế hoạch và giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI.

Sau khi tổng kết Chương trình hành động quốc gia về du lịch và các sự kiện du lịch Việt Nam năm 2000, Chính phủ đã thông qua Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2001-2005 nhằm tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch, tạo sự chuyển biến về chất cho hoạt động du lịch. Ngày 25-12-2002, Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 18/2002/QĐ-BNV về việc cho phép thành lập Hiệp hội Du lịch Việt Nam. Tháng 6-2005, Quốc hội khoá XI thông qua và Chủ tịch nước ký lệnh công bố Luật du lịch có hiệu lực kể từ 1-1-2006.

Tổng cục Du lịch đã tiến hành tổng kết Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2001-2005, sau đó đã trình và được Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2006-2010. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X xác định “Khuyến khích đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu

quả hoạt động du lịch, đa dạng hoá sản phẩm và các loại hình du lịch”. Đây là định

hướng lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm phát triển du lịch hiệu quả và bền vững. Nói chung, trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, ngành du lịch Việt Nam đứng trước vận hội mới của sự phát triển và hội nhập với du lịch toàn cầu và khu vực, đồng thời cũng đứng trước những khó khăn, thách thức mới do biến động về chính trị, kinh tế, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố, dịch bệnh và thiên tai trên thế giới. Mặc dù vậy, ngành du lịch Việt Nam tiếp tục tăng trưởng nhanh. Năm 2000, nước ta đón 2,14 triệu lượt khách quốc tế, đến năm 2005 đón trên 3,478 triệu lượt, tăng trung bình hàng năm là 27%. Thu nhập từ du lịch cũng tăng từ 17,4 nghìn tỷ đồng năm 2000 lên 30 nghìn tỷ đồng năm 2005, tăng trung bình hàng năm 29%. Năm 2008, lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam đã là 4.253.740 lượt (thu nhập đạt 4 tỷ USD). Năm 2009 con số này 3.772.359 lượt khách (giảm 10,9% so với năm 2008). Tính chung 3 tháng đầu năm 2010 ước đạt 1.351.224 lượt, tăng 36,2% so với cùng kỳ năm 2009. (Nguồn:

Số liệu thống kê, Tổng cục Du lịch). Kết cấu hạ tầng tại các trung tâm du lịch lớn và tại

nhiều điểm du lịch đã được đầu tư, nâng cấp khá nhanh. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch được nâng lên. Nhiều khách sạn, khu du lịch cao cấp được xây dựng, tạo diện mạo mới cho du lịch Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hoạt động du lịch quốc tế ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)