Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Hoạt động du lịch quốc tế ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 127)

* Tăng cường vai trò của Hiệp hội Du lịch Việt Nam trong việc hỗ trợ doanh

nghiệp du lịch Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh quốc tế và khu vực. Hiệp hội phải trở thành một kênh cung cấp thông tin về thị trường du lịch quốc tế cho doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, hội thảo du lịch quốc tế tại những thị trường trọng điểm, tiếp cận và xâm nhập thị trường du lịch mới và tiềm năng. Đẩy mạnh hợp tác với Hiệp hội Du lịch các nước để tổ chức gặp gỡ, trao đổi giữa các doanh nghiệp du lịch hai bên nhằm thiết lập các mối quan hệ bạn hàng, đối tác tin cậy lẫn nhau.

* Hiện đại hoá hệ thống khách sạn: Kinh doanh khách sạn giữ một vai trò hết sức

quan trọng trong sự phát triển của du lịch Việt Nam. Kết quả tăng trưởng của du lịch Việt Nam có sự đóng góp lớn của hệ thống khách sạn. Cơ sở lưu trú tăng nhanh cả về số lượng cũng như chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách. Kinh doanh khách sạn đã đảm bảo hiệu quả kinh tế - chính trị - xã hội, an ninh - an toàn, đóng góp vào ngân sách nhà nước, chú ý giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Tuy nhiên, với chính sách mở cửa nền kinh tế, những năm gần đây, các ban ngành, đoàn thể, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân và đối tác nước ngoài tập trung phần lớn vào liên doanh, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới các khách sạn với hy vọng thu hồi vốn nhanh, đem lại lợi nhuận cao đã làm cho lượng khách sạn tăng đột biến, gây mất cân đối giữa cung và cầu, công suất buồng, phòng giảm, các khách sạn đua nhau hạ giá, hiệu quả kinh doanh giảm sút. Có thể nói, chưa

bao giờ cơ sở vật chất đón khách nhiều như hiện nay và chưa thời kỳ kinh doanh nào đặt các nhà quản lý khách sạn trước những khó khăn như thời gian này.

Trước tình hình đó đòi hỏi phải có những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng và từng bước hiện đại hoá hệ thống khách sạn, góp phần tích cực cho phát triển du lịch.

* Xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, chuyên đề và đa dạng

Để tăng cường năng lực cạnh tranh, khuyến khích và thu hút khách đến Việt Nam, phát triển sản phẩm mới nhằm tạo ra thị trường hoặc đáp ứng thị trường đang tăng trưởng là rất cần thiết. Sản phẩm du lịch phải đáp ứng mong muốn của du khách và nhu cầu thị trường. Điều này đòi hỏi ngành du lịch phải chú trọng phát triển các sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Đạt được thoả mãn của du khách và cung cấp sản phẩm chất lượng là vấn đề cần được quan tâm cùng với phát triển sản phẩm du lịch ở Việt Nam.

- Phát huy lợi thế và tiềm năng, ngành du lịch cần tập trung xây dựng sản phẩm

du lịch độc đáo, đặc sắc, có nét khác biệt với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trực

tiếp như Thái Lan, Malaysia, Singapore, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách du lịch. Có như vậy, du lịch Việt Nam mới xây dựng được ưu thế cạnh tranh độc quyền và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường khu vực và thế giới.

Sự độc đáo thể hiện dưới các hình thức khác nhau như uy tín sản phẩm cao cấp, mạng lưới khách sạn, khu nghỉ dưỡng có trang thiết bị giải trí hoàn hảo, kiến trúc hài hoà với thiên nhiên, mạng lưới khách sạn thương nhân có trung tâm giao dịch với hiệu suất cao. Trên thực tế, các dịch vụ du lịch càng cao cấp càng có khả năng chống đỡ và vượt qua các cuộc khủng hoảng kinh tế. Như vậy, tạo sản phẩm du lịch độc đáo sẽ đem lại lợi nhuận cao so với các đối thủ cạnh tranh, và muốn có giá cao thì chất lượng sản phẩm phải tốt, độc đáo.

Để xây dựng những sản phẩm độc đáo, đặc sắc, du lịch Việt Nam cần dựa trên các thế mạnh về di sản thiên nhiên, các bãi biển dọc miền Trung, các điểm du lịch có khí hậu mát mẻ, các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, các làng nghề thủ công truyền thống… Các thế mạnh trên cần được tập trung đầu tư, khôi phục, bảo tồn, nâng cấp, giới thiệu rộng rãi và đưa vào tour chào bán, thu hút khách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế.

Giải pháp này đòi hỏi phải đầu tư cho marketing, nhất là chi phí cho quảng cáo, quan hệ giao dịch rộng rãi nhằm mục đích quảng bá chất lượng đặc biệt của sản phẩm du lịch Việt Nam.

- Bên cạnh đó, ngành du lịch Việt Nam cần phát triển sản phẩm du lịch chuyên đề nhằm vào nhóm du khách đặc biệt, có số lượng hạn chế và nhằm thoả mãn những nhu cầu riêng biệt của họ một cách hoàn hảo hơn so với đối thủ cạnh tranh. Dựa trên thế mạnh và tiềm năng về thiên nhiên, lịch sử và văn hoá, ngành du lịch cần tập trung xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch chuyên đề như du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh; du lịch sinh thái; du lịch văn hoá, tìm hiểu phong tục tập quán; du lịch lịch sử, tìm hiểu các di tích chiến tranh; du lịch nghỉ dưỡng biển; du lịch chơi golf; du lịch trên sông; du lịch MICE; du lịch mạo hiểm… Mục tiêu của giải pháp này nhằm phát triển các sản phẩm du lịch chuyên đề thành những sản phẩm có thương hiệu, thực sự hấp dẫn và thu hút khách quốc tế.

- Đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch theo hướng tạo ra các sản phẩm hoàn toàn mới mẻ, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu và đặc điểm của du khách, nâng cao uy tín của sản phẩm du lịch Việt Nam trên thị trường thế giới. Nâng cao trình độ phục vụ và chất lượng dịch vụ du lịch của Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ du lịch hiện đại, kết hợp nhiều loại hình du lịch trong một sản phẩm. Xây dựng và phát triển các công viên chủ đề tại các thành phố lớn và các trung tâm du lịch, chú trọng phát triển các loại hình giải trí về đêm; quy hoạch, xây dựng hệ thống điểm dừng chân dọc các tuyến quốc lộ và các tuyến du lịch chính để khách nghỉ dọc đường, vệ sinh, mua sắm. Thực hiện việc xếp hạng các điểm dừng chân này hàng năm để khích lệ, nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch và đảm bảo vệ sinh, môi trường.

- Hình thành các trung tâm mua sắm hiện đại tại các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, các cửa khẩu quốc tế, các cảng biển lớn. Tổ chức các chiến dịch bán hàng giảm giá vào mùa thấp điểm để thu hút khách du lịch, giảm tính chất mùa của du lịch.

- Tiêu chuẩn hoá, tăng cường giám sát và kiểm soát chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch. Đây là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch của Việt Nam, đảm bảo ngành du lịch có tính cạnh tranh cao.

KIẾN NGHỊ

Để thực hiện tốt các giải pháp trên nhằm thúc đẩy hoạt động du lịch quốc tế ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tác giả luận văn xin đưa ra một số kiến nghị sau:

- Đối với Đảng và Nhà nước cần có sự chỉ đạo bằng những biện pháp cụ thể

nhằm làm chuyển biến nhận thức của các ngành, các cấp và nhân dân về du lịch, cần nhìn nhận du lịch đúng nghĩa như một ngành kinh tế quan trọng. Nhà nước cần có những chính sách cụ thể đối với các ngành có liên quan đến du lịch hoặc có ảnh hưởng đến phát triển du lịch nhằm hỗ trợ cho du lịch như cần tinh giảm các thủ tục, tạo điều kiện thông thoáng cho khách vào Việt Nam. Ví dụ, giảm thiểu các lệ phí, phụ phí và các khâu trung gian trong việc cấp visa tại tất cả các cửa khẩu quốc tế. Giảm lệ phí visa tiến tới bãi bỏ visa cho khách tàu biển, cho phép khách du lịch được mang theo các phương tiện giao thông đường bộ, như ôtô (kể cả ôtô tay lái nghịch), xe máy, xe đạp vào Việt Nam du lịch; tạo điều kiện thông thoáng cho khách đi du lịch theo các tuyến đường bộ xuyên Á qua lãnh thổ Việt Nam nhằm tăng cường thu hút khách từ các nước ASEAN và khách nước thứ ba tới khu vực qua Việt Nam tham quan du lịch.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần tạo điều kiện và có những chính sách hợp lý cho các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam để qua đó nâng thế cạnh tranh cho du lịch Việt Nam và thu hút khách du lịch quốc tế đến nhiều hơn.

- Đối với Chính phủ: Tiếp tục đẩy nhanh công cuộc đổi mới, nâng cao năng lực

của nền kinh tế để hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu và khu vực, tạo môi trường vĩ mô ổn định, ban hành cơ chế, chính sách về du lịch phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế, tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp du lịch kinh doanh lành mạnh, bình đẳng. Chính phủ cần có những chính sách cụ thể trong việc chỉ đạo các cấp chính quyền địa phương nhanh chóng ổn định trật tự tại các khu điểm du lịch, giữ gìn vệ sinh môi trường. Cần giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, quần chúng trong quan hệ giao tiếp, tạo điều kiện giúp đỡ khách du lịch, bảo đảm thuận tiện, an toàn cho khách, an ninh cho khu vực. Trên cơ sở đó tạo môi trường xã hội nhân văn thuận lợi cho phát triển du lịch.

Trước mắt, đề nghị Chính phủ chỉ đạo xây dựng Luật đầu tư về du lịch để trình Quốc hội ban hành, tạo động lực thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch, đặc biệt là các cơ sở lưu trú, khu du lịch, khu vui chơi giải trí quy mô lớn, chất lượng cao và đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch.

- Đối với Tổng cục Du lịch: Nâng cao vai trò nghiên cứu, hoạch định chính sách

về du lịch phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. Có kế hoạch và biện pháp cụ thể thực hiện những giải pháp liên quan đến ngành du lịch, trước mắt tập trung xây dựng chiến lược cạnh tranh và chiến lược marketing du lịch quốc gia theo hướng huy động chuyên gia marketing từ lĩnh vực tư nhân, hỗ trợ và khích lệ sáng kiến của lĩnh vực tư nhân đối với phát triển du lịch.

Tổng cục Du lịch cần chỉ đạo việc tập trung đầu tư xây dựng những sản phẩm tổng hợp có tính cạnh tranh cao để thu hút khách du lịch quốc tế trực tiếp vào Việt Nam hoặc gián tiếp qua các nước ASEAN. Những sản phẩm này cần mang những nét đặc trưng riêng của Việt Nam như du lịch thiên nhiên, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hoá, lịch sử, du lịch dân tộc học… Cần tạo điều kiện để xây dựng được các sản phẩm riêng biệt cho từng loại khách, như khách du lịch thương mại, khách du lịch thuần tuý… Mặc dù có sự hợp tác song những quy luật của nền kinh tế thị trường rất khắt khe, nếu sản phẩm không đáp ứng được về chất lượng sẽ bị mất tính cạnh tranh.

Tổng cục Du lịch cần chỉ đạo việc tích cực tham gia các chương trình hợp tác du lịch với các nước trên thế giới và các nước ASEAN, đặc biệt là các chương trình marketing chung nhằm bán các sản phẩm trọn gói chung giữa các nước ASEAN, các chương trình phối hợp hành động chung giữa các cơ quan du lịch quốc gia của các nước ASEAN. Tích cực tham gia chương trình hợp tác du lịch chung giữa các nước Tiểu vùng Mê kông mở rộng, cùng xây dựng các sản phẩm du lịch chung dựa trên các lợi thế so sánh của từng nước; phối hợp với Lào, Thái Lan và Campuchia mở các tuyến điểm mới trên các tuyến đường bộ liên hoàn trong khu vực bán đảo Đông dương, nhằm thu hút khách du lịch nội địa, khách du lịch từ các nước trong khu vực và khách du lịch quốc tế quan tâm đến tuyến điểm mới này.

Đối với các nước trong khu vực ASEAN, Tổng cục Du lịch cần có các chiến lược marketing cụ thể, như hợp tác với các cơ quan du lịch quốc gia, tuyên truyền hình ảnh

và thông tin về Việt Nam, tổ chức các buổi hội thảo, tiếp xúc, hợp tác giữa các hãng lữ hành và khách sạn của Việt Nam với các nước tiến tới việc hợp tác giữa các hiệp hội lữ hành và khách sạn trong các nước ASEAN để thống nhất việc cùng xúc tiến quảng bá, xây dựng sản phẩm và cùng hợp tác kinh doanh.

- Đối với các bộ, ban, ngành liên quan:

Ngành hàng không và đường sắt Việt Nam cần cải tiến, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các dịch vụ của mình, có chính sách ưu đãi về cước vận chuyển đối với những khách đi liền chặng trong ASEAN và khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, ngành hàng không Việt Nam cần nghiên cứu, mở đường bay trực tiếp tới những nước là thị trường trọng điểm và tiềm năng của du lịch Việt Nam; thực hiện chính sách mở cửa bầu trời, tạo điều kiện cho các hãng hàng không nước ngoài mở đường bay tới Việt Nam.

Bộ Ngoại giao cần chủ trì nghiên cứu, xây dựng lộ trình miễn thị thực cho công dân các nước là thị trường trọng điểm và tiềm năng của du lịch Việt Nam; thông qua mạng lưới cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài, hỗ trợ ngành du lịch nghiên cứu thị trường, xúc tiến đầu tư du lịch, thiết lập văn phòng đại diện, quảng bá du lịch, hỗ trợ đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tranh thủ nguồn vốn, công nghệ và trình độ quản lý của các nước phát triển du lịch.

Bộ Nội vụ cần có biện pháp cụ thể thực hiện những giải pháp liên quan như hạn chế kiểm tra cơ sở lưu trú vào ban đêm, nâng cao thái độ phục vụ của cảnh sát giao thông theo hướng tăng cường hướng dẫn giao thông, chỉ đường, hỗ trợ cung cấp thông tin về luật lệ giao thông, đường ở Việt Nam, bảo vệ an toàn cho khách du lịch, xây dựng hình ảnh đẹp về người cảnh sát giao thông Việt Nam trong con mắt khách du lịch.

Bộ Quốc phòng cần có biện pháp cụ thể, đồng thời phối hợp chặt chẽ với ngành du lịch trong định hướng phát triển du lịch ở những khu vực gắn với quốc phòng như biên giới, hải đảo… để vừa đảm bảo phát triển kinh tế vừa giữ vững quốc phòng, an ninh cho đất nước.

Bộ Tài chính cần tăng cường hiện đại hoá ngành hải quan để giải quyết nhanh chóng các thủ tục hải quan cho khách du lịch quốc tế.

Bộ Giao thông vận tải cần sớm quy hoạch xây dựng hệ thống biển báo, chỉ dẫn giao thông bằng tiếng Việt và tiếng Anh tại các đô thị và các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đường vào các điểm du lịch, xây dựng các điểm dừng chân cho khách du lịch…

Bộ Văn hoá - thông tin cần tập trung quy hoạch, đầu tư, nâng cấp, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá, vật thể và phi vật thể để khai thác cho phát triển du lịch; lựa chọn các lễ hội dân gian độc đáo, đặc sắc, các làng nghề để phối hợp cùng ngành du lịch tổ chức thành những sự kiện và những điểm du lịch văn hoá hấp dẫn.

Bộ Tài nguyên và môi trường khi nghiên cứu các chính sách quản lý tài nguyên, môi trường cần đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch của đất nước; phối hợp cùng ngành du lịch có kế hoạch và biện pháp cụ thể để thực hiện các biện pháp về

Một phần của tài liệu Hoạt động du lịch quốc tế ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)