Thực trạng điều chỉnh chính sách phi thuế quan

Một phần của tài liệu Điều chình chính sách thương mại quốc tế của EU Ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam hiện nay (Trang 66)

Các biện pháp phi thuế quan hiện nay rất đa dạng và đƣợc áp dụng phổ biến trong thƣơng mại quốc tế, đó có thể là các biện pháp hành chính, giấy phép xuất nhập khẩu, biện pháp kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm, trợ cấp, bán phá giá, môi trƣờng…. Khác với thuế quan, biện pháp phi thuế quan khi đã bị lạm dụng nhằm phục vụ mục đích canh tranh không lành mạnh thì rất khó có thể xác định một cách nhanh chóng, hơn nữa trong rất nhiều trƣờng hợp, để hạn chế nhập khẩu một hàng hóa nào đó bằng cách nâng mức thuế suất là không thể, vì các quốc gia khi gia nhập WTO đều đã cam kết cắt giảm thuế quan. Nhƣng trong thực tiễn thƣơng mại quốc tế, các biện pháp phi thuế quan vẫn đƣợc sử dụng vì mục đích cạnh tranh không lành mạnh, trƣờng hợp tranh chấp giữa các nhà sản xuất cá ba sa của Việt Nam với nhà sản xuất Mỹ là một điển hình.

a) Hạn ngạch

Đặc điểm cơ bản của Liên minh châu Âu là trợ cấp sản xuất nông nghiệp trong khối, đồng thời đánh thuế cao và áp dụng hạn ngạch đối với một số nông sản nhập khẩu nhƣ gạo, đƣờng, chuối, sắn lát…. Các yêu cầu về xuất xứ, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm… luôn đƣợc thực hiện nghiêm ngặt. Bên cạnh các cam kết mở cửa thị trƣờng trong khuôn khổ WTO về nông nghiệp, EU duy trì hạn ngạch áp dụng thuế quan đối với một số sản phẩm, giảm dần giá trị và số lƣợng các sản phẩm đƣợc trợ cấp xuất khẩu. Hiện nay, các nƣớc thành viên EU áp dụng một biểu thuế quan chung đối với hàng hoá xuất nhập khẩu.

60

Cụ thể, với hàng nhập khẩu, mức thuế trung bình đánh vào hàng nông sản là 18%; hàng công nghiệp là 2%; hàng nội thất từ 0-5,6%. Điển hình là việc buôn bán hàng nội thất trên toàn cầu nói chung tự do nên hầu hết các mặt hàng đều miễn thuế. Thuế nhập khẩu chỉ đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp phụ kiện, ghế/đồ nội thất làm từ song mây, liễu gai, tre và các đồ nội thất dùng trong nhà bếp. Nếu nhƣ không có thoả thuận thƣơng mại đặc biệt giữa các quốc gia thì phải áp dụng biểu thuế chung. Đối với các nƣớc đang phát triển, một số thoả thuận thƣơng mại ƣu đãi đƣợc thiết lập nhƣ GSP (hệ thống ƣu đãi thuế quan phổ cập), tuy nhiên, GSP không áp dụng cho các nƣớc sản xuất đồ nội thất với số lƣợng lớn nhƣ Trung Quốc và Indonesia. Hiện tại, khi trình diện giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A (form A) có thể đƣợc giảm thuế nhập khẩu.

Quy định của hải quan: Hàng hoá nhập khẩu vào EU đƣợc tự do lƣu thông trên lãnh thổ 27 nƣớc thành viên sau khi đóng các khoản thuế nhập khẩu quy định. Cho phép hàng bán thành phẩm hoặc nguyên liệu thô đƣợc nhập để gia công và tái xuất khẩu trong EU mà không cần phải nộp thuế hải quan và thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá đã sử dụng. Hàng hoá trong khu vực tự do (đƣợc coi là khu vực đặc biệt trên lãnh thổ hải quan EU) đƣợc miễn thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng với quy định: nếu đƣợc lƣu tại khu vực này thì đƣợc coi là chƣa nhập khẩu vào EU; ngƣợc lại, hàng hoá của EU lƣu tại đây đƣợc coi là đã xuất khẩu. Về quy tắc xuất xứ, EU áp dụng hai loại không ƣu đãi và ƣu đãi. Các quy tắc không ƣu đãi về xuất xứ đƣợc đề cập trong luật thuế. Hàng năm, Uỷ ban châu Âu đăng trên Công báo về biểu thuế quan hƣởng theo MFN đối với tất cả danh mục hàng hoá nhập khẩu vào EU.

b) Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật

Trong thƣơng mại quốc tế, không ít những trƣờng hợp các quốc gia dựng lên những rào cản về kỹ thuật nhằm hạn chế nhập khẩu các hàng hóa có khả năng cạnh tranh cao. Bởi vậy, Tổ chức Thƣơng mại Thế giới đã đƣa ra những quy định về áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm giảm thiểu khả năng lại dụng các tiêu chuẩn đó trong thƣơng mại. Tiêu chuẩn của EU về kỹ thuật rất rõ ràng, minh bạch, chủ yếu nhằm bảo vệ ngƣời tiêu dùng và môi trƣờng sinh thái. Ví dụ, hàng dệt may cần phải

61

tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến hóa chất đƣợc phép sử dụng trong quá trình sản xuất, thành phẩm sợi, các tiêu chuẩn ISO…. Đối với nhóm đồ gỗ, đó là lƣợng hóa chất, tên hóa chất trong quá trình sản xuất; Đối với nhóm sản phẩm điện, điện tử là những thông số về hóa chất trong thành phẩm của sản phẩm. Những đòi hỏi trên khó có thể nói là không hợp lý, là rào cản trong thƣơng mại, bởi vì không một ngƣời tiêu dùng nào lại muốn mua các sản phẩm không đảm bảo an toàn đối với sức khỏe.

* Thực tiễn áp dụng quy định tiêu chuẩn kỹ thuật ở EU - Tiêu chuẩn về chất lƣợng

Chứng chỉ ISO đƣợc coi nhƣ tấm giấy thông hành, một tài sản quan trọng của những doanh nghiệp sở hữu nó, mang lại ƣu thế bán hàng khi hoạt động kinh doanh tại các đối tác kinh doanh. Đây là hệ thống quản lý chất lƣợng do Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế đặt ra để giúp các đơn vị sản xuất cải tiến hệ thống quản lý nhằm nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm, duy trì sự đồng nhất và phù hợp giữa chất lƣợng và giá thành.

Tuy nhiên, một thực tế khách quan là ngay cả hàng hóa của những doanh nghiệp có chứng nhận hệ thống quản lý chất lƣợng này cũng bị trả về hoặc thu hồi, một phần là do việc chứng nhận chỉ là hình thức hoặc đƣợc chứng nhận nhƣng không duy trì thƣờng xuyên hoạt động đảm bảo chất lƣợng trong quá trình sản xuất, cung ứng sau đó.

- Tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm

Hệ thống tiêu chuẩn thực phẩm châu Âu chủ yếu dựa trên tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức tiêu chuẩn hóa thực phẩm Quốc tế (CAC/CODEX). Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp, châu Âu có thể đƣa ra các quy định về vệ sinh thực phẩm khắt khe hơn tiêu chuẩn quốc tế.

Các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm đƣợc EU nâng cao và áp dụng các biện pháp thực thi mạnh hơn (điển hình là do EU hạn chế nên Malaixia đã tự nguyện tạm dừng xuất khẩu thủy sản sang EU để có các biện pháp nâng cao chất lƣợng). Đối với Việt Nam, chỉ một bài báo của Hong Kong về bùng phát dịch tả liên quan đến

62

điều kiện vệ sinh kém của hàng thủy sản nhập từ Việt Nam, đặc biệt là mắm tôm, đã khiến các quan chức EC lo ngại và gửi thƣ yêu cầu Việt Nam cung cấp thông tin và khẳng định không có các lô hàng có nguy cơ đã đƣợc giao sang EU.

Do Việt Nam chƣa đƣợc EU công nhận có nền kinh tế thị trƣờng nên hàng hoá của Việt Nam chƣa đƣợc hƣởng hoàn toàn lợi ích của việc là thành viên WTO và phần nào bị đối xử kém thuận lợi so với một số nƣớc khác.

Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận các vấn đề phi thuế quan một cách công bằng, bởi vì không phải bất kỳ biện pháp phi thuế quan nào cũng nhằm phục vụ cho cạnh tranh không lành mạnh. Biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm là một ví dụ, không một ngƣời tiêu dùng nào lại có thể sử dụng sữa có chất melamine, hoặc mỹ phẩm có độc tố gây ung thƣ, hoặc sử dụng sản phẩm đã quá hạn…. Trong những trƣờng hợp nhƣ vậy, bất kỳ một quốc gia nào đều có thể áp dụng các biện pháp phi thuế quan để bảo vệ ngƣời tiêu dùng. Do vậy, để đƣa hàng hóa vào thị trƣờng của các quốc gia khác, các nhà sản xuất và xuất khẩu không có con đƣờng nào khác ngoài việc đáp ứng những quy định về chất lƣợng, độ an toàn của các sản phẩm.

+ Các loại thực phẩm, đồ uống đóng gói phải ghi rõ tên sản phẩm, nhãn mác, thành phần, trọng lƣợng tịnh, thời gian sử dụng, cách sử dụng, địa chỉ của nƣớc sản xuất hoặc nơi bán, nơi sản xuất, các điều kiện đặc biệt để bảo quản, để chuẩn bị sử dụng hoặc các thao tác bằng tay, mã số và mã vạch để dễ nhận dạng lô hàng.

+ Các loại thuốc men đều đƣợc kiểm tra, đăng ký và đƣợc các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia EU cho phép trƣớc khi sản phẩm đƣợc bán thị trƣờng. Giữa các cơ quan có thẩm quyền này và Uỷ ban châu Âu về định chuẩn thiết lập hệ thống thông tin trao đổi tức thời có khả năng nhanh chóng thu hồi bất cứ loại thuốc nào có tác dụng phụ đang bán trên thị trƣờng.

- Tiêu chuẩn an toàn cho ngƣời sử dụng

Hiện nay ở EU có 3 tổ chức định chuẩn: Uỷ ban châu Âu về định chuẩn, Uỷ Ban châu Âu về định chuẩn điện tử, Viện Định chuẩn Viễn thông châu Âu. Tất cả các sản phẩm chỉ có thể bán đƣợc ở thị trƣờng này với điều kiện phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn chung của EU, các luật và định chuẩn quốc gia đƣợc sử dụng chủ yếu

63

để cấm buôn bán sản phẩm đƣợc sản xuất ra từ các nƣớc có những điều kiện sản xuất chƣa đạt đƣợc tiêu chuẩn của EU. Quy chế bảo đảm an toàn của EU đối với một số sản phẩm tiêu dùng nhƣ sau:

- Đối với các loại vải lụa, EU lập ra một hệ thống thống nhất về mã hiệu cho biết các loại sợi cấu thành nên loại vải hay luạ đƣợc bán ra trên thị trƣờng EU. Bất cứ loại vải hay lụa nào đƣợc sản xuất ra trên cơ sở hai hay nhiều loại sợi mà một trong các loại ấy chiếm tối thiểu 85% tổng trọng lƣợng thì trên mã hiệu có thể đề tên loại sợi đó kèm theo tỷ lệ về trọng lƣợng, hoặc đề tên của loại sợi đó kèm tỷ lệ tối thiểu 85%, hoặc ghi cấu thành chi tiết của sản phẩm. Nếu sản phẩm gồm hai hoặc nhiều loại sợi mà không loại sợi nào đạt tỷ lệ 85% tổng trọng lƣợng thì trên mã hiệu ít nhất cũng phải ghi tỷ lệ của hai loại sợi quan trọng nhất, kèm theo tên các loại sợi khác đã đƣợc sử dụng.

- Tiêu chuẩn bảo vệ môi trƣờng

EU đã bắt đầu sử dụng vấn đề bảo vệ môi trƣờng để hạn chế nhập khẩu một số loại hàng hóa nguồn gốc thiên nhiên. Điển hình là việc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha không cho cá kiếm của Việt Nam nhập khẩu từ tháng 12/2007 với lý do Việt Nam chƣa phải là thành viên của Ủy ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dƣơng (WCPFC).

Nhận biết các vấn đề về môi trƣờng ngày càng tăng trong những năm gần đây và trở thành một vấn đề quan trọng trong việc buôn bán hàng nội thất quốc tế. Một số nhãn mác sinh thái cho đồ nội thất và nhãn mác quốc tế về nguyên liệu ngày càng phát triển, ví dụ nhƣ sự bền vững của nguyên liệu gỗ, nguyên liệu tái chế và chứa các chất độc hại. Bên cạnh đó, nhà thiết kế và nhà sản xuất đang cố gắng phát triển hàng nội thất giảm thiểu ảnh hƣởng đến môi trƣờng nhất, đƣợc coi là kiểu dáng sinh thái. Mặc dù một số qui định về môi trƣờng chƣa bắt buộc nhƣng đây là cơ hội cho các nhà sản xuất đáp ứng các yêu cầu này tối đa trong khả năng của họ mà chắc chắn rằng điều này sẽ đƣa lại cho họ lợi thế cạnh tranh rất tốt.

EU là thị trƣờng tiêu thụ đồ gỗ lớn nhất thế giới và các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đã khai thác tốt thị trƣờng này. Theo số liệu thống kê năm

64

2010, kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 594 triệu USD, chiếm 17,43% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này cả năm (3.408 triệu USD). Đồ gỗ Việt Nam đã xâm nhập vào thị trƣờng hầu hết các nƣớc EU, trong đó có: Anh, Pháp, Đức, Đan Mạch. Mặt hàng đồ gỗ ngoài trời là mặt hàng thích hợp đối với thị trƣờng EU.

Ngoài các yêu cầu bắt buộc còn có một số chính sách về môi trƣờng mà có thể hỗ trợ cho nhà xuất khẩu ở các nƣớc đang phát triển, ví dụ: nhãn mác FSC và nhãn mác sinh thái môi trƣờng quốc gia; hệ thống GSP trong đó thuế nhập khẩu của châu Âu có thể giảm cho các sản phẩm nội thất “tốt với môi trƣờng” hay chính sách quản lý chất thải.

Nhãn mác FSC: Hiện tại một vấn đề hết sức quan trọng đối với buôn bán đồ nội thất và gỗ quốc tế là nguồn gốc gỗ. Những sản phẩm có nguồn gốc không bền vững ngày càng gặp nhiều khó khăn trên thị trƣờng châu Âu. Việc nhập khẩu các mặt hàng này không bị pháp luật cấm nhƣng lại gặp sự phản đối của khách hàng nên có ảnh hƣởng tƣơng tự nhƣ là tẩy chay. Hội đồng quản lý rừng FSC đã ban hành chứng nhận về gỗ đầu năm 1990 và càng ngày càng đƣợc ngƣời tiêu dùng nhận biết và lựa chọn ở hầu hết thị trƣờng châu Âu. Biểu tƣợng FSC không chỉ đảm bảo rằng gỗ từ rừng đƣợc quản lý tốt mà còn bảo đảm rằng trong toàn bộ các khâu chế biến từ rừng đến sản phẩm hoàn thiện, gỗ không bị trộn lẫn với các sản phẩm “không bền vững khác”. Bằng cách tránh khai thác gỗ một cách lãng phí có thể hạn chế đƣợc việc khai thác rừng quá mức.

Nhãn mác sinh thái quốc gia: Mỗi nƣớc châu Âu đều có một số nhãn mác sinh thái cho các mặt hàng nội thất khác nhau đƣợc bán trên thị trƣờng.

- Tiêu chuẩn về lao động

Theo quy định, EU cấm nhập khẩu những hàng hóa mà quá trình sản xuất doanh nghiệp sử dụng bất kỳ một hình thức lao động cƣỡng bức nào nhƣ đƣợc xác định trong Hiệp ƣớc Geneva (25/91926 và 7/9/1956) và các Hiệp ƣớc lao động quốc tế số 29 và 105. Cụ thể, các hình thức lao động cƣỡng bức bị cấm khi doanh nghiệp sử dụng để sản xuất hàng hóa nhập khẩu nhƣ: lao động tù nhân; lao động trẻ em…

65

c) Chính sách chống bán phá giá

* Cơ sở hình thành các quy định chống bán phá giá của EU

Các quy định về chống bán phá giá của EU đƣợc xây dựng trên cơ sở điều khoản của WTO, EU chỉ đƣợc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá trong trƣờng hợp các ngành công nghiệp của EU bị tổn hại do việc nhập khẩu của sản phẩm phá giá.

* Thực tiễn áp dụng chính sách chống bán phá giá của EU

Khi EU phát hiện giá nhập khẩu của sản phẩm trên thị trƣờng EU thấp hơn giá bán tại thị trƣờng của nhà xuất khẩu điều này gây ra hoặc đe doạ gây tổn thất cho phần lớn ngành kinh doanh EU dẫn tới chi phí mà EU bỏ ra để thực hiện các biện pháp không đƣợc tỉ lệ nghịch với lợi ích thu đƣợc thì thuế chống bán phá giá sẽ đƣợc thực thi.

Bên làm đơn kiện chống bán phá giá có thể là một thể nhân, một pháp nhân, một hiệp hội hoặc một liên đoàn đại diện cho tối thiểu 25% tổng sản lƣợng mặt hàng đó tại các nƣớc EU.

Một Uỷ ban Tƣ vấn gồm đại diện của các nƣớc thành viên EU và do đại diện của Uỷ ban châu Âu làm chủ tịch sẽ xem xét đơn kiện. Uỷ ban châu Âu sẽ tiến hành điều tra chống bán phá giá nếu đơn kiện đƣợc đánh giá là cung cấp đầy đủ bằng chứng việc bán phá giá và những tổn thất vật chất. Uỷ ban châu Âu phải quyết định tiến hành điều tra hay khƣớc từ đơn kiện trong vòng 40 ngày kể từ khi nhận đƣợc đơn kiện.

Uỷ ban châu Âu (EC) sẽ cho đăng quyết định điều tra chống bán phá giá trên Công báo (The Official Journal of the European Communities). Quyết định này bao gồm tên sản phẩm sẽ bị điều tra, tên nƣớc xuất xứ của sản phẩm đó và tóm tắt những thông tin EC đã nhận đƣợc, họ cũng nêu thời gian tiến hành điều tra, thời gian cho phép các bên hữu quan trình bày quan điểm của họ.

Một phần của tài liệu Điều chình chính sách thương mại quốc tế của EU Ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam hiện nay (Trang 66)