Nội dung của điều chỉnh chính sách Thƣơng mại Nội khối EU

Một phần của tài liệu Điều chình chính sách thương mại quốc tế của EU Ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam hiện nay (Trang 46)

Kể từ khi ra đời cho đến nay, Liên minh châu Âu đã đạt đƣợc những bƣớc phát triển kinh tế rất thành công và đã mang lại nhiều lợi ích cho ngƣời dân EU. Tuy nhiên trên thực tế, EU vẫn đang trên con đƣờng hoàn thiện thị trƣờng chung nội khối. Do đó, những chính sách thƣơng mại nội khối đã đƣợc thực hiện trong

40

một thời gian dài thì nay trong bối cảnh phát triển mới những chính sách này cho thấy vẫn còn nhiều vấn đề vƣớng mắc cần giải quyết đặc biệt là những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình phát triển và mở rộng Liên minh. Điều này đòi hỏi chính sách thƣơng mại nối khối của EU cần thiết phải đƣợc điều chỉnh cho thích hợp với bối cảnh mới của EU cũng nhƣ của thế giới.

Việc điều chỉnh chính sách thƣơng mại nội khối EU là hƣớng tới xây dựng một thị trƣờng thống nhất giữa các nƣớc thành viên nhằm phát triển toàn khối liên kết châu Âu trở thành một thị trƣờng hấp dẫn. Mặt khác, nâng cao sức cạnh tranh của các thành viên trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày càng gia tăng mạnh mẽ đồng thời đảm bảo cho ngƣời tiêu dùng châu Âu có sự lựa chọn đa dạng về hàng hoá dịch vụ với chi phí thấp nhất.

Nội dung điều chỉnh của Chính sách Thƣơng mại Nội khối EU nhƣ sau:

Thứ nhất, mở rộng thực hiện Liên minh Kinh tế- Tiền tệ ở các nƣớc thành viên mới.

Liên minh châu Âu đang trên đƣờng củng cố và phát triển theo chiến lƣợc Lisbon với mục tiêu trong thập kỷ tới là “trở thành một nền kinh tế tri thức năng động và cạnh tranh nhất trên thế giới với mức tăng trƣởng kinh tế bền vững và việc làm nhiều hơn, tốt hơn trong một xã hội gắn kết chặt chẽ” . Để đạt đƣợc mục tiêu này đòi hỏi tính thống nhất trong nội khối rất cao trên cơ sở liên kết kinh tế và tiền tệ (qua xác lập của EMU).

EMU đã đƣa ra các tiêu chuẩn bắt buộc các quốc gia muốn gia nhập vào Liên minh kinh tế-tiền tệ phải đáp ứng đƣợc: (1) Tỷ lệ thâm hụt ngân sách của chính phủ trong tổng sản phẩm quốc nội không vƣợt quá 3%; (2) Tỷ lệ nợ của chính phủ trong tổng sản phẩm quốc nội không vƣợt quá 60%; (3) Cần phải có một mức độ ổn định giá cả bền vững và một tỷ lệ lạm phát trung bình (đƣợc theo dõi trong giai đoạn 1 năm trƣớc khi xem xét để gia nhập EMU) không vƣợt quá 1,5% mức của 3 quốc gia có thành tích ổn định giá cả tốt nhất; (4) Cần phải có lãi suất danh nghĩa dài hạn không vƣợt quá 2% mức của ba quốc gia có thành tích ổn định giá cả tốt nhất.

41

Điều này có nghĩa là tất cả các thành viên mới gia nhập vào Liên minh châu Âu phải lập tức tuân thủ các quy định về chính sách tiền tệ chung để đảm bảo hƣớng tới tăng trƣởng kinh tế một cách bền vững và thịnh vƣợng giữa các nƣớc thành viên.

Bên cạnh đó, các nƣớc thành viên mới phải kết thúc việc đƣa ngay sử dụng đồng tiền chung khi ở EU tốt hơn. Bởi vì việc sử dụng đồng tiền chung sẽ loại bỏ các rào cản thƣơng mại (loại bỏ đƣợc phí đổi ngoại tệ giữa các nƣớc) đồng thời tăng tính minh bạch và làm tăng áp lực cạnh tranh giữa các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ ở EU. Hiện nay, đồng tiền chung đang đƣợc quản lý bới Ngân hàng trung ƣơng châu Âu (ECB) độc lập.

Tính đến thời điểm này bốn nƣớc mới nhất gia nhập đồng tiền chung EURO là Slovenia (gia nhập ngày 01/01/2007), Malta và Síp (gia nhập vào ngày 01/01/2008), Estonia gia nhập ngày 17/06/2010.

Thứ hai, Chính sách cạnh tranh của EU là “công cụ pháp lý” để điều chỉnh trong lĩnh vực dịch vụ ở Liên minh châu Âu.

Lĩnh vực dịch vụ chiếm hơn 70% GDP của EU, chiếm 68% lực lƣợng lao động và hơn 96% số việc làm mới hàng năm của EU. Điều này cho thấy đây là những ngành có tác động sâu sắc tới đời sống của ngƣời dân và doanh nghiệp, phản ánh đời sống mô hình phát triển xã hội ở châu Âu.

Việc các nƣớc thành viên tiến hành điều chỉnh chính sách tự do hoá những lĩnh vực mang tính độc quyền, mang tính bảo hộ cao vốn độc quyền Nhà nƣớc trong một số lĩnh vực nhƣ: năng lƣợng; xây dựng cơ sở hạ tầng; giao thông vận tải; dịch vụ bƣu chính viễn thông; giáo dục;…là nhu cầu cần thiết để thực hiện mục tiêu tự do hoá thƣơng mại của EU cũng nhƣ sự phát triển bền vững chất lƣợng lao động, an ninh xã hội, tăng trƣởng kinh tế và chất lƣợng môi trƣờng.

Đặc biệt, EU đã ban hành Đạo luật Chỉ thị về dịch vụ ngày 12/12/2006 (the Directive 2006/123/EC), mục tiêu chính của Đạo luật là tiếp tục dỡ bỏ các rào cản về pháp lý và hành chính cũng nhƣ hỗ trợ Nhà nƣớc nhằm duy trì vị trí độc quyền trong những lĩnh vực không cần thiết phải duy trì nhằm cung cấp dịch vụ cho khách

42

hàng hợp lý hơn và bảo đảm cơ cấu thị trƣờng công bằng hơn đối với những nƣớc nhỏ. Đây là một tiến trình phức tạp có nhiều phê phán từ các nƣớc thành viên cũng nhƣ các tập đoàn Nhà nƣớc.

Hơn nữa, trong năm 2008, EU chú trọng điều chỉnh chính sách lƣu thông

hàng hóa và dịch vụ nhƣ: (1) Hiện đại hóa khung chính sách về dịch vụ viễn thông,

theo đó hoàn thiện khung pháp lý, hoàn thiện thị trƣờng dịch vụ viễn thông với mục tiêu phục vụ xã hội và kinh tế “số hóa” hƣớng tới thâm nhập dễ dàng các dịch vụ

mới của EU; (2) Tiêu chuẩn hóa, theo đó EU sẽ ban hành chiến lƣợc tiêu chuẩn hóa

nhằm gắn kết R&D với thị trƣờng, đặc biệt nhấn mạnh vấn đề tiết kiệm năng lƣợng

và công nghệ bảo vệ môi trƣờng; (3) Sử dụng hóa đơn điện tử, Ủy ban châu Âu tiếp

tục nghiên cứu đề xuất khung hóa đơn điện tử châu Âu, theo đó ƣu tiên giao dịch thông qua hóa đơn điện tử trên toàn EU. Cùng với hóa đơn điện tử, EU hƣớng tới xây dựng chữ ký điện tử và chứng thực điện tử, cùng với quá trình xây dựng chính phủ điện tử. EU tiếp tục xây dựng kế hoạch hành động nhằm thực hiện công nhận lẫn nhau giữa các nƣớc thành viên về chữ ký điện tử và chứng thực điện tử nhằm thúc đẩy “dịch vụ công” giữa các nƣớc thành viên.

Thứ ba, tiếp tục điều chỉnh chính sách thƣơng mại hàng hóa.

Chính sách Thƣơng mại Nội khối ở EU đạt đƣợc những thành công nhất định nhƣng hiện nay hàng rào kỹ thuật đã gây trở ngại cho việc vận chuyển và lƣu thông hàng hóa giữa các nƣớc thành viên. Đó là: (1) Hoạt động thƣơng mại của EU với các nƣớc thứ ba nhanh hơn hoạt động thƣơng mại nội khối và giá cả có sự chênh lệch giữa các thành viên; (2) Các nƣớc thành viên chƣa hoàn toàn chấp nhận nguyên tắc công nhận lẫn nhau trong lĩnh vực lƣu thông hàng hóa giữa các thành viên. Chính vì vậy, EU phải tiếp tục điều chỉnh Chính sách Thƣơng mại Nội khối nhằm thúc đẩy tăng trƣởng và tạo việc làm tới năm 2010, cần phải đảm bảo trong giai đoạn 2007-2008 tạo ra 8 triệu việc làm mới góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp của EU trong năm 2009 xuống còn 6,6%. Đặc biệt, EU tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nguyên tắc công nhận lẫn nhau trong lĩnh vực lƣu thông hàng hóa và tiếp tục loại bỏ các rào cản liên quan đến sản xuất, kinh doanh tại các quốc gia thành viên

43

Thứ tƣ, đảm bảo quá trình “nội luật hóa” các quy định về Chính sách Thƣơng mại Nội khối ở EU

Hiện nay Chính sách thƣơng mại Nội khối chƣa đƣợc thúc đẩy một cách đồng bộ giữa các nƣớc thành viên khiến cho hiệu quả pháp lý của chính sách chƣa thực sự đƣợc đảm bảo. Nguyên nhân chính đƣợc xác định là do hệ thống luật mới của EU chƣa đƣợc áp dụng và thực hiện một cách có triệt để ở các nƣớc thành viên đặc biệt là các nƣớc mới gia nhập vào khối Liên minh châu Âu.

Tháng 9/2007, EU công bố “Đánh giá kết quả áp dụng Luật pháp Cộng đồng

với một loạt các đề xuất nhằm cải thiện quá trình nội luật hóa luật EU tại các nƣớc thành viên . Các đề xuất chủ yếu là thực thi biện pháp ngăn chặn, quy định cụ thể về kiểm soát hiệu quả hành vi vi phạm, thực hiện minh bạch hóa, tạo điều kiện kết nối giữa các nƣớc thành viên. Trong đó phải nói tới sự ra đời một hệ thống giải quyết SOLVIT (năm 2002). Đây là một cơ chế hỗ trợ rất hiệu quả cho các doanh nghiệp và ngƣời dân EU về các vấn đề vƣớng mắc trong việc áp dụng quy định liên quan tới luật pháp cộng đồng.

Thứ năm, tiếp tục nâng cao hiệu quả sức mạnh cạnh tranh của Chính sách Thƣơng mại Nội khối trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Mục tiêu của điều chỉnh Chính sách Thƣơng mại Nội khối trong bối cảnh phát triển mới bao gồm: (1) Mở rộng không gian cạnh tranh nội khối cho các công ty của EU đƣợc hoạt động có hiệu quả, tiếp tục mở rộng thị trƣờng thông qua hợp tác song phƣơng, đa phƣơng, đồng thời tăng cƣờng hiệu quả “quyền thâm nhập” thị trƣờng; (2) tiếp tục mở rộng không gian cho thị trƣờng nội địa và những điều chỉnh

Thứ sáu, điều chỉnh và kết hợp một số chính sách đồng bộ khác nhằm thực hiện hiệu quả Chính sách Thƣơng mại Nội khối của EU.

Để hoạt động thƣơng mại Nội khối tiếp tục phát triển, thị trƣờng EU trở nên hấp dẫn hơn với khả năng cạnh tranh cao hơn. EU cần thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ liên quan khác để thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ, hàng hóa, lao động và đảm bảo sự lƣu chuyển tự do dòng tài chính giữa các nƣớc thành viên.

44 Định hƣớng việc này bao gồm:

- Nâng cao hiệu quả hệ thống luật pháp của EU.

- Thực hiện chính sách bảo vệ ngƣời tiêu dùng

- Thực hiện đầy đủ Luật Lao động EU.

- Thực thi chính sách cạnh tranh.

- Tăng cƣờng hợp tác trong việc loại bỏ các rào cản về thuế.

- Điều chỉnh chính sách mua sắm công.

- Quyền sở hữu trí tuệ.

Một phần của tài liệu Điều chình chính sách thương mại quốc tế của EU Ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam hiện nay (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)