3.3.2.1.1. Lựa chọn phƣơng thức thích hợp để chủ động thâm nhập vào kênh phân phối trên thị trƣờng EU.
Trong chiến lƣợc phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn phải quan tâm chiến lƣợc sản xuất sản phẩm gì, sản xuất nhƣ thế nào, và sản xuất cho ai?. Đó chính là vấn đề cốt lõi của một chiến lƣợc sản phẩm trong nền kinh tế thị trƣờng. Để thực hiện thành công chiến lƣợc xuất khẩu hàng hóa vào thị trƣờng EU thì doanh nghiệp cần phải tìm hiểu rõ nhu cầu, thị hiếu của ngƣời tiêu dùng EU về mặt hàng này ra sao? Tức là phải điều tra mặt hàng đó ở thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Có nhiều phƣơng thức để doanh nghiệp Việt Nam có thể thâm nhập vào thị trƣờng EU nhƣ: xuất khẩu trực tiếp, thứ hai là liên doanh, có thể dƣới hình thức sử dụng giấy phép nhãn hiệu hàng hóa là biện pháp tối ƣu để các nhà sản xuất Việt Nam thâm nhập vào thị trƣờng EU. Con đƣờng thứ ba là trong tƣơng lai, khi các doanh nghiệp Việt Nam đã đủ mạnh có thể lựa chọn thâm nhập thị trƣờng bằng hình thức đầu tƣ trực tiếp. Dù lựa chọn phƣơng thức thâm nhập thị trƣờng nào thì Việt Nam cũng phải nghiên cứu kỹ các yếu tố sau: dung lƣợng thị trƣờng, thị hiếu tiêu dùng, kênh phân phối, đối thủ cạnh tranh, giá cả… và cần nắm vững 4 nguyên tắc khi thâm nhập thị trƣờng EU (Nắm bắt đƣợc thị hiếu của ngƣời tiêu dùng; Hạ giá thành sản phẩm; Đảm bảo thời gian giao hàng; Duy trì chất lƣợng sản phẩm). Cần tìm hiểu thuế quan, chính sách ngoại thƣơng và qui chế nhập khẩu của EU để tìm các cánh cửa mới cho hàng xuất khẩu Việt Nam.
Chúng ta cần nhanh chóng thành lập hệ thống thu thập và xử lý thông tin thƣơng mại. Hệ thống thông tin thƣơng mại quốc gia nối với các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp và mạng Internet sẽ đảm bảo cung cấp kịp thời và chính xác các thông tin về thị trƣờng EU cho các doanh nghiệp để họ có căn cứ đẩy mạnh hoạt động buôn bán với EU, nâng cao khả năng dự báo và định hƣớng thị trƣờng của các
112
cơ quan chức năng của Nhà nƣớc. Việt Nam cần có chính sách khuyến khích cá nhân cũng nhƣ các tổ chức phi Chính phủ tham gia tích cực vào việc tìm hiểu và tạo cơ hội thâm nhập thị trƣờng EU.
3.3.2.1.2. Tăng cƣờng đầu tƣ và hoàn thiện quản lý để tạo nguồn hàng thích hợp với thị trƣờng EU.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng mọi cơ hội nghiên cứu thị trƣờng và khách hàng để nắm đƣợc đặc điểm của thị trƣờng, nhu cầu thị hiếu của ngƣời tiêu dùng và kênh phân phối trên thị trƣờng EU, từ đó đƣa ra các biện pháp phù hợp để cải tiến và đa dạng hóa sản phẩm, tạo nguồn hàng thích hợp với thị trƣờng EU.
Muốn tạo ra nguồn hàng thích hợp, các doanh nghiệp Việt Nam phải tăng cƣờng đầu tƣ và hoàn thiện quản lý. Từ năm 1996 đến nay, EU dành cho hàng xuất khẩu Việt Nam thuế quan ƣu đãi GSP, do vậy rào cản kỹ thuật mới chính là rào cản thực sự và khó vƣợt qua đối với hàng hóa Việt Nam khi vào thị trƣờng EU. Cần tăng cƣờng áp dụng các hệ thống quản lý ISO 9000, ISO 14000 và HACCP. Điều này giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể tạo ra đƣợc nguồn hàng xuất khẩu ổn định và thích hợp sang thị trƣờng EU. HACCP áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiêp chế biến thực phẩm, ISO 14000 áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp mà có quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi trƣờng, và ISO 9000 áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp khác.
3.3.2.1.3. Tăng cƣờng khai thác quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Liên minh châu Âu
Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay tham gia sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn kinh doanh lại ít, lại chƣa có nhiều kinh nghiệm trong thƣơng trƣờng của một nền kinh tế lớn, nên gặp rất nhiều hạn chế trong xúc tiến thƣơng mại cũng nhƣ việc đề ra chiến lƣợc lâu dài vƣơn ra thị trƣờng nƣớc ngoài. Để hạn chế bớt những khó khăn về vốn, các doanh nghiệp cần tiếp cận với các nguồn vốn của ngân hàng hay các quỹ tín dụng trong khi nhà nƣớc chƣa có quỹ bảo lãnh tín dụng. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần khai
113
thác tích cực Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, tìm kiếm sự hỗ trợ của nhà nƣớc, các tổ chức quốc tế hay các hiệp hội ngành nghề để tham gia triển lãm, hội trợ ở nƣớc ngoài để khuyếch chƣơng xuất khẩu.
Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam (SMEDF) một phần trong “Chƣơng trình trợ giúp kỹ thuật của châu Âu trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng của Việt Nam”. SMEDF đƣợc thành lập theo thỏa thuận tài chính giữa Việt Nam và EU ngày 6/6/1996. Tổng số nguồn vốn của SMEDF là 25 triệu USD do EU cung cấp nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam phát triển sản xuất và tạo thêm việc làm. SMEDF rất quan trọng đối với phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Quỹ đã góp phần đáng kể trong phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trƣờng EU. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt cơ hội đƣợc tài trợ của SMEDF để phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời nhận đƣợc cả hỗ trợ về mặt kỹ thuật.