3.3.1.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý tạo thuận lợi tối đa cho xuất khẩu
Hệ thống quy phạm pháp luật của EU rất đồ sộ và chặt chẽ. Những quy định pháp luật của EU liên quan đến thƣơng mại hàng hóa, dịch vụ sở hữu trí tuệ và đầu tƣ liên quan đến thƣơng mại phần lớn đều thống nhất với những quy định của WTO. Khi các nƣớc CEEC là thành viên của EU thì những nƣớc này phải điều chỉnh hệ thống pháp quy của họ kể cả những cam kết quốc tế song và đa biên cho đồng nhất với quy định của EU. Vì vậy, để tiếp tục và tăng cƣờng phát triển quan hệ kinh tế, thƣơng mại với EU mở rộng thì Việt Nam phải rà soát lại hệ thống luật lệ, điều chỉnh các quy định không còn phù hợp hoặc chƣa rõ ràng, trƣớc hết là Luật Thƣơng mại, Luật đầu tƣ . Về luật thƣơng mại cần mở rộng phạm vi điều chỉnh cho phù hơp với quy định của WTO, quy định chặt chẽ hơn về mọi hoạt động thƣơng mại và liên quan đến thƣơng mại cho phù hợp với xu thế mở cửa thị trƣờng và xu hƣớng hội nhập để khuyến khích sản xuất và xuất khẩu Về lĩnh vực đầu tƣ, cần mở rộng ngành cho ngƣời nƣớc ngoài đầu tƣ, vào một số ngành hiện nay vẫn độc quyền nhƣ điện lực, bƣu chính viễn thông,…và có chiến lƣợc lâu dài hơn thì mới thu hút đƣợc đầu tƣ; Để khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc, cần quy định lại rõ hơn về ngành nghề khuyến kích đầu tƣ để khắc phục tình trạng không rõ ràng giữa “thay thế nhập khẩu” và “định hƣớng xuất khẩu”.
Thay đổi về căn bản phƣơng thức quản lý nhập khẩu. Tăng cƣờng sử dụng các công cụ phi thuế “hợp lệ” nhƣ hàng rào kỹ thuật, hạn ngạch, thuế quan, thuế
107
tuyệt đối, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp. Khắc phục triệt để những bất hợp lý trong chính sách bảo hộ, cân đối lại đối tƣợng bảo hộ theo hƣớng chú trọng bảo hộ nông sản. Sửa đổi biểu thuế và cải cách công tác thu thuế tiến tới xoá bỏ chế độ tính thuế theo tối thiểu. Với phƣơng thức quản lý nhập khẩu hợp lý, chúng ta có thể đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ nguồn từ EU, đặc biệt là công nghệ chế biến.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thƣơng mại theo hƣớng xoá bỏ các thủ tục phiền hà, và phấn đấu ổn định môi trƣờng pháp lý để tạo tâm lý tin tƣởng cho các doanh nghiệp, khuyến khích họ chấp nhận bỏ vốn đầu tƣ lâu dài vào sản xuất kinh doanh. Hoàn thiện chính sách thuế, đặc biệt là chính sách thuế xuất nhập khẩu có định hƣớng nhất quán trong một khoảng thời gian để không gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tính toán hiệu quả kinh doanh. Giảm dần, tiến tới ngừng áp dụng các lệnh cấm, lệnh ngừng nhập khẩu tạm thời. Tăng cƣờng tính đồng bộ của cơ chế chính sách. Tiếp theo Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện (PCA) giữa Việt Nam-EU cần phải có sự thúc đẩy nhằm tiến tới một bƣớc nữa cao hơn là Hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) Việt Nam-EU, trong đó quy định chi tiết hơn về thƣơng mại hàng hoá, dịch vụ, đầu tƣ và sở hữu trí tuệ.
Ngoài vấn đề hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật cho thích ứng với quy định của WTO, Nhà nƣớc cần tạo môi trƣờng kinh tế- xã hội ổn định bằng cách xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất quan trọng nhất nhất là giao thông vận tải, thông tin liên lạc; kế cấu hạ tầng xã hội và cách dịch vụ công cộng. Kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội tốt sẽ khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh cao, khuyến khích đƣợc xuất khẩu. Trên cơ sở môi trƣờng kinh doanh và các chính sách cạnh tranh bình đẳng trong nƣớc đƣợc hoàn thiện nhằm xây dựng một cơ chế thị trƣờng tƣơng đối hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn của EU về cơ chế thị trƣờng, có nhƣ vậy EU mới công nhận Việt nam theo cơ chế thị trƣờng và Việt Nam có cơ sở pháp lý trong đàm
108
phán với EU và EU mới đối xử công bằng với tất cả doanh nghiệp Việt Nam có quan hệ thƣơng mại với các đối tác EU
3.3.1.2. Phát triển các ngành hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trƣờng EU
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng đều trong các năm, nhƣng tỷ trọng xuất khẩu sang EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc theo số liệu của Bộ Công Thƣơng đã giảm từ 22% năm 1998 xuống 16,75% năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu do phần lớn hàng xuất khẩu của Việt Nam có giá trị gia tăng thấp, cơ cấu mặt hàng không đa dạng, chậm cải tiến mẫu mã. Do đó đòi hỏi Nhà nƣớc và doanh nghiệp cần có chính sách cụ thể để phát triển các ngành hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trƣờng EU. Thông qua sự hỗ trợ về vốn, ƣu đãi về thuế và tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp.
Giày dép và dệt may, do có đặc thù riêng trong sản xuất và xuất khẩu; Việt Nam chủ yếu làm gia công cho nƣớc ngoài nên hiệu quả thực tế thu đƣợc từ xuất khẩu là rất thấp (25-30% doanh thu). Hơn nữa, do gia công theo đơn đặt hàng và sản xuất theo kỹ thuật nƣớc ngoài nên các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn bị động về mẫu mã, sản xuất cũng nhƣ tiêu thụ sản phẩm. Đây là điểm yếu trong xuất khẩu hai mặt hàng này của Việt Nam. Nếu cứ tiếp tục kéo dài tình trạng này sẽ rất bất lợi cho Việt Nam. Bởi vậy, Nhà nƣớc cần có chính sách cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất (không phải gia công) làm ăn có hiệu quả hoặc các doanh nghiệp sản xuất đã xuất khẩu trực tiếp sản phẩm sang EU thuộc hai ngành công nghiệp này tiếp tục đầu tƣ vốn và đổi mới công nghệ trong quá trình sản xuất để cải tiến sản phẩm phù hợp với thị hiếu của ngƣời tiêu dùng EU, nâng cao chất lƣợng, tăng cƣờng xuất khẩu theo phƣơng thức mua nguyên liệu và bán thành phẩm, giảm dần phƣơng thức gia công xuất khẩu đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp sản phẩm có tỷ lệ nội địa hóa cao, và tiến tới xuất khẩu sản phẩm 100% nguyên liệu trong nƣớc.
Thủy hải sản là ngành phát triển nhanh đòi hỏi ngành Thủy sản Việt Nam phải có sự phát triển bền vững, thâm nhập vào đƣợc các thị trƣờng quan trọng nhƣ Mỹ, EU, Nhật Bản… Vấn đề quan trọng là ngành thủy sản thiếu năng lực chế biến,
109
thiếu vốn đầu tƣ, ngoài ra vấn đề chất lƣợng, vệ sinh an toàn.. những vấn đề EU quan tâm. Do vậy muốn đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trƣờng EU thì Nhà nƣớc cần phải sử dụng các biện pháp tín dụng xuất khẩu để bảo lãnh cho các công ty xuất khẩu; Quy hoạch diện tích nuôi thủy sản; Cải tạo và xây dựng mới hệ thống kho bảo quản đáp ứng nhu cầu bảo quản hợp lý; Nâng cao chức năng của hiệp hội ngành trong việc cung cấp thông tin thị trƣờng ; Ngoài ra Nhà nƣớc cần kiểm soát vệ sinh thực phẩm trong thủy sản, phải theo hƣớng dẫn thực hiện và kiểm tra có hệ thống thông qua việc ban hành các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, hƣớng dẫn quy trình thực hiện và kiểm tra từ khâu sản xuất, kinh doanh thức ăn, thuốc thú y thủy sản, hóa chất, chế phẩm sinh học sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, từ nuôi sạch, thu mua bảo quản, chế biến, tiêu chuẩn cảng cá, chợ cá… nhằm loại trừ tận gốc khả năng lây nhiễm dƣ lƣợng kháng sinh và vi sinh vật và những yêu cầu khác phù hợp với những quy định về chất lƣợng và môi trƣờng của EU.
Đối với một số mặt hàng nông sản có khả năng xuất khẩu sang thị trƣờng EU nhƣ cà phê, chè, hạt tiêu, điều, cao su, rau quả…Nhà nƣớc cần xây dựng quy hoạch, chọn lựa và có chính sách cụ thể khuyến khích đầu tƣ vốn, tạo ra các vùng sản xuất chuyên canh ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ sau thu hoạch để đảm bảo sản phẩm làm ra có năng suất cao, chất lƣợng tốt, đồng đều, giá thành hạ và khối lƣợng lớn.Việc tạo ra vùng sản xuất chuyên canh cho xuất khẩu sẽ giúp cho công tác quản lý chất lƣợng đƣợc thực hiện tốt từ khâu tuyển chọn giống, kỹ thuật thâm canh, chăm sóc đến lựa chọn, đảm bảo chất lƣợng tốt, phù hợp khi đƣa ra xuất khẩu khắc phục đƣợc tình trạng chất lƣợng thấp, không ổn định và nguồn cung cấp nhỏ. Với chính sách này hàng nông sản của ta có thể xâm nhập và chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng EU.
3.3.1.3. Gắn nhập khẩu công nghệ nguồn với xuất khẩu
Hiện nay trong buôn bán với EU Việt Nam xuất siêu khá lớn, nếu Việt Nam tăng cƣờng nhập khẩu công nghệ nguồn từ EU sẽ làm cân bằng cán cân thanh toán, phía EU sẽ không tìm cách cản trở xuất khẩu Việt Nam, đồng thời nhập khẩu đƣợc công nghệ hiện đại phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu giúp thay đổi cơ cấu hàng
110
xuất khẩu nói chung và sang thị trƣờng EU nói riêng. Đây là phuơng pháp hữu hiệu hỗ trợ và đẩy mạnh xuất khẩu sang EU.
Nhập khẩu công nghệ nguồn từ EU có thể thực hiện bằng hai biện pháp sau: (1) đầu tƣ của chính phủ và (2) thu hút các nhà đầu tƣ EU tham gia và quá trình sản xuất hàng xuất khẩu tại Việt Nam. Để thực hiện, Nhà nƣớc Việt Nam cần có những chính sách ƣu đãi riêng cho các nhà đầu tƣ EU ngoài những ƣu đãi và quyền lợi họ sẽ đƣợc hƣởng theo Luật đầu tƣ của Việt Nam.
3.3.1.4. Hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu
Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU điều có quy mô vừa và nhỏ, nên khả năng cạnh tranh và hiệu quả xuất khẩu không cao. Một vấn đề lâu nay khi Việt Nam quan hệ với 12 nƣớc thành viên mới của EU là khâu thanh toán do các đối tác thuộc khu vực này còn rất yếu về tài chính mặc dù nhu cầu nhập khẩu của họ rất lớn. Hơn nữa, các nƣớc nói chung, trong đó có EU ngày càng gia tăng việc áp dụng các hàng rào phi thuế quan thông qua các yêu cầu kỹ thuật, các điều kiện bảo vệ môi trƣờng, sức khỏe cộng đồng..v.v. Để mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả xuất khẩu sang EU thì Nhà nƣớc cần có sự hỗ trợ
các doanh nghiệp về vốn, công nghệ… Nâng cao vai trò và tác động khuyến khích
Quỹ hỗ trợ xuất khẩu. Sử dụng có hiệu quả quỹ hỗ trợ xuất khẩu để các doanh nghiệp đƣợc vay vốn với lãi suất thấp, giải quyết đƣợc khó khăn về vốn lƣu động và vốn đầu tƣ đổi mới trang thiết bị. Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thâm nhập đƣợc thị trƣờng EU. Đảm bảo sự bình đẳng thực sự trong quan hệ tín dụng ngân hàng trên cơ sở pháp luật giữa các thành phần kinh tế. Mở rộng khả năng tiếp cận nguồn tín dụng từ các ngân hàng cũng nhƣ các định chế tài chính. Đơn giản hóa thủ tục vay vốn và yêu cầu thế chấp tài sản của ngân hàng và các tổ chức tín dụng; Xúc tiến thành lập ngân hàng chuyên doanh của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp, kể cả các
doanh nghiệp lớn với sự hỗ trợ của Nhà nƣớc và các tổ chức quốc tế; Thực hiện lãi
111
có hiệu quả, sản xuất sản phẩm mới hoặc nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ mới.