Liên minh châu Âu với chiến lƣợc kinh tế 10 năm

Một phần của tài liệu Điều chình chính sách thương mại quốc tế của EU Ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam hiện nay (Trang 38)

Ngày 18/06/2010, các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) cam kết tăng cƣờng kiểm soát các khoản vay quá mức của chính phủ những quốc gia thành viên và đặt nền móng cho việc quản lý kinh tế xuyên biên giới. Tại phiên khai mạc Hội nghị thƣợng đỉnh EU ở Brussels (Bỉ), EU đã thông qua chiến lƣợc việc làm và tăng trƣởng đến năm 2020 đƣợc gọi là“ Chiến lƣợc châu Âu tới năm 2020” (EU 2020), trong đó nhấn mạnh ba nội dung trọng điểm: 1- lấy tri thức và sáng tạo làm cơ sở cho “tăng trƣởng trí tuệ”; 2- lấy phát triển “Kinh tế xanh” và nâng cao sức cạnh tranh làm “tăng trƣởng bền vững”; 3- lấy tăng thêm việc làm và hòa hợp xã hội làm “tăng trƣởng hài hòa”., nhằm đƣa châu Âu thoát khỏi khủng hoảng, lấy lại đà tăng trƣởng mạnh, tăng cƣờng năng lực cạnh tranh, sản lƣợng hàng hóa, trật tự xã hội… Chiến lƣợc mới cũng nhằm giải quyết thách thức liên quan tới quá trình tái định hƣớng các chính sách của châu Âu về quản lý khủng hoảng và tiến hành những cải cách trung và dài hạn nhằm thúc đẩy tăng trƣởng, việc làm và bảo đảm tính hiệu quả của các khoản tài chính công. Bên cạnh đó, EU cũng thống nhất tăng cƣờng các biện pháp quản lý kinh tế. Theo đó, các nƣớc thành viên sẽ phải đệ trình dự án ngân

32

sách lên Ủy ban châu Âu vào mùa xuân, trƣớc khi đệ trình lên quốc hội các nƣớc thông qua. EU sẽ tiến hành các biện pháp trừng phạt với các quốc gia có mức nợ quá cao, không tuân thủ quy định của khối. Hội nghị cũng đã đề cập một loạt các vấn đề khác, nhƣ đánh thuế các ngân hàng nhằm buộc các định chế này có trách nhiệm với khủng hoảng và đƣa ra cơ chế đảm bảo trong tƣơng lai; phản đối đề nghị của Pháp về thành lập một cơ quan chuyên quản lý Eurozone; đồng ý thông qua việc gia nhập Eurozone của Estonia; thống nhất quan điểm chung tại Hội nghị

G20 sẽ diễn ra tại Toronto (Canada).

Ngày 28/10/2010, các nhà lãnh đạo EU đƣa ra “Mƣời biện pháp lớn chấn hƣng công nghiệp” và ngày 10/11/2010 lại tiếp tục đƣa ra “Chiến lƣợc phát triển năng lƣợng mới”, trong đó hứa hẹn đầu tƣ 1.000 tỉ EUR cho chƣơng trình này.

Cùng với các biện pháp chiến lƣợc trên, các nhà lãnh đạo EU cũng nhất trí kể từ năm 2011 sẽ tiến hành thiết lập 4 cơ quan quản lý tiền tệ mới trực thuộc Cơ quan quản lý tiền tệ châu Âu, đồng thời tăng quyền cho cơ quan này nhƣ có quyền phế truất cơ quan quản lý tiền tệ nƣớc thành viên nếu thấy cần thiết và trực tiếp chỉ đạo các cơ quan quản lý tiền tệ liên quan. Ngoài ra, trong hội nghị thƣợng đỉnh từ 16- 17/12/2010, các nhà lãnh đạo châu Âu cũng nhất trí sửa lại một số điểm trong “Hiệp ƣớc Lisbon” để lập một “phòng tuyến ngăn chặn” khủng hoảng tiền tệ.

Đặc biệt, để đối phó với tình trạng thâm hụt ngân sách, các nƣớc EU buộc phải thực hiện một số biện pháp mạnh nhƣ cắt giảm trợ cấp xã hội, nâng độ tuổi về hƣu và hạn chế tăng lƣơng trong khu vực công. Mặc dù làn sóng biểu tình phản đối chính sách "thắt lƣng buộc bụng" của ngƣời dân một số nƣớc châu Âu có chiều hƣớng gia tăng nhƣng đây là một bƣớc đi cần thiết nếu họ không muốn dồn gánh nặng nợ nần lên vai các thế hệ tƣơng lai

Một phần của tài liệu Điều chình chính sách thương mại quốc tế của EU Ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam hiện nay (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)