Ngoài yêu cầu về chất lƣợng, an toàn thực phẩm, vệ sinh, thì tập quán, thói quen tiêu dùng, thị hiếu của ngƣời dân EU là yếu tố quan trọng để có thể thâm nhập đƣợc vào hệ thống phân phối của châu Âu. Trong nền thƣơng mại châu Âu, hệ thống phân phối của EU là một trong những yếu tố quan trọng trong khâu lƣu thông và xuất khẩu hàng hóa sang thị trƣờng này
Ở thị trƣờng EU, các nhà xuất khẩu ít có khả năng liên kết trực tiếp với các nhà bán lẻ tại nƣớc nhập khẩu, mà thƣờng phải thỏa thuận để phân phối sản phẩm của mình qua các khâu trung gian của hệ thống phân phối của nhà nhập khẩu, các trung tâm thu mua, các nhà bán buôn hoặc các nhà sản xuất khác của nƣớc nhập khẩu (thƣờng đảm nhận khâu gia công thêm và gắn nhãn mác sản phẩm ). Tuỳ thuộc vào đặc điểm của hệ thống tổ chức phân phối ở mỗi nƣớc nhập khẩu, nhà
36
xuất khẩu có thẻ chọn những kênh phân phối thích hợp nhất cho mỗi sản phẩm của mình nhằm cho phép tiếp cận nhiều nhất với khách hàng tiềm năng.
Thí dụ, để xuất sang Đức, hoạt động phân phối sẽ đƣợc tổ chức theo kênh : đại lý của nhà xuất khẩu - trung tâm thu mua - các nhà bán lẻ độc lập ; để xuất khẩu sang Bỉ hay sang Hà Lan, kênh phân phối có thể đƣợc tổ chức nhƣ sau : nhà nhập khẩu / nhà phân phối - nhà bán buôn - các cửa hàng bán lẻ độc lập ; trong khi đó kênh phân phối sang Anh có thể là : nhà nhập khẩu / nhà phân phối - nhà bán buôn - các dây chuyền phân phối chuyên doanh / các cửa hàng liên nhánh....
Hệ thống phân phối của EU là một bộ phận gắn liền với hệ thống thƣơng
mại toàn cầu. Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của thƣơng mại, mậu dịch thế giới đã thúc đẩy sự hình thành các liên kết kinh tế khu vực và quốc tế. EU là một trong ba khối liên kết kinh tế lớn nhất thế giới, mức sống cao và đồng đều của ngƣời dân EU cho thấy một thị trƣờng rộng lớn và phát triển. Không những thế, châu Âu đang ngày càng hoàn thiện hơn với hệ thống các tiêu chuẩn và luật pháp làm cho việc đƣa sản phẩm vào EU ngày càng quy củ hơn. Việc đồng tiền chung EURO ra đời giúp cho việc lƣu thông và phân phối hàng hóa giữa các nƣớc trong khối dễ dàng và thuận lợi hơn. Cùng với nó là sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và thƣơng mại điện tử càng tạo nên những xa lộ thông tin và giao dịch quốc tế và khu vực rộng lớn. Mặc dầu vậy, trong từng nƣớc vẫn có sự phân biệt rất rõ về sức mạnh kinh tế cũng nhƣ thế mạnh, tiềm năng của từng nƣớc trong thƣơng mại quốc tế. GDP của các nƣớc riêng lẻ cho thấy các cƣờng quốc Đức, Pháp, Italia, Anh đóng vai trò chính ở châu Âu. Đây là bốn thị trƣờng lớn nhất của khối EU, tiếp đến là Tây Ban Nha, Hà Lan và Thụy Điển.
Hệ thống phân phối của EU bao gồm các hình thức phân phối nhƣ sau : + Các trung tâm châu Âu
+ Các đơn vị chế biến + Dây chuyền phân phối + Các nhà bán buôn, bán lẻ + Ngƣời tiêu dùng
37
Trong các hình thức trên thì hình thức đƣợc sử dụng nhiều nhất là các trung tâm thu mua châu Âu. Ngày nay, việc thu mua đã đƣợc châu Âu hóa với quy mô ngày càng rộng lớn.
Từ đó ra đời các trung tâm thu mua châu Âu (còn gọi là các trung tâm châu Âu ). Các trung tâm châu Âu mua chung sản phẩm sản xuất trên thế giới và phân phối cho nhiều nhà phân phối quốc gia. Những trung tâm này thƣờng tập hợp từ 50 nhà phân phối trở lên, hoạt động trên phạm vi toàn châu Âu, làm trung gian giữa nhà sản xuất và phân phối sản phẩm, kiểm soát 2/3 lƣợng thực phẩm châu Âu. Trong khi đó, các hãng phân phối chỉ hoạt động ở cấp quốc gia. Bên cạnh đó là các Trung tâm thu mua liên hợp cũng có quy mô hoạt động rộng lớn nhƣ EMD, AMS của Thụy Sỹ. Bên cạnh các Trung tâm phân phối lớn, hệ thống phân phối EU còn có các hình thức khác nhƣ : hợp tác xã, nhà bán buôn, nhà bán lẻ, dây chuyền phân phối, nhà tiêu thụ... tạo thành một mạng lƣới phân phối rộng lớn.
Với quy mô rất lớn, các trung tâm thu mua cả liên hợp và không liên hợp đều rất có ảnh hƣởng đối với hệ thống phân phối châu Âu. Một đặc điểm khác cần lƣu ý trong hệ thống phân phối của EU là không có một nền thƣơng mại EU, mà chỉ có các nền thƣơng mại khác nhau của từng nƣớc trong lòng EU với mỗi nƣớc có một đặc tính và giao dịch thƣơng mại khác nhau.
Để thâm nhập đƣợc vào thị trƣờng EU rộng lớn và đầy tiềm năng đối với ngành xuất khẩu các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần nghiên cứu và nắm rõ đặc điểm của thị trƣờng EU, kênh phân phối của thị trƣờng EU.
Phân phối là một khâu cực kỳ quan trọng trong việc đƣa một sản phẩm đến tay ngƣời tiêu dùng. Do mỗi nƣớc có một đặc tính thƣơng mại và giao dịch khác nhau nên để tiếp cận và tham gia đƣợc vào cả một khối thị trƣờng chung châu Âu cần phải nắm rõ đƣợc đặc tính của các loại sản phẩm đang lƣu hành trên thị trƣờng châu Âu, cách thức phân phối từng mặt hàng trên từng thị trƣờng, cách tiếp cận thị truờng và chiến lƣợc tiếp cận thị trƣờng đó nhƣ thế nào.
38
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chƣơng 1 luận văn đã làm rõ đƣợc cơ sở lý luận về điều chỉnh chính sách thƣơng mại quốc tế: chính sách thƣơng mại quốc tế là gì? Vai trò của chính sách thƣơng mại quốc tế, các công cụ, biện pháp chủ yếu của chính sách thƣơng mại quốc tế. Ngoài ra, việc các nƣớc thực hiện điều chỉnh chính sách thƣơng mại quốc tế phải phù hợp với các chuẩn mực của WTO. Và việc điều chỉnh này đƣợc xem xét dƣới hai góc độ chính là: điều chỉnh chính sách thuế quan và chính sách phi thuế quan. Trên cơ sở lý luận, luận văn nghiên cứu sự cần thiết phải điều chỉnh chính sách thƣơng mại quốc tế của EU trong bối cảnh EU mở rộng thêm các thành viên mới. EU đã không ngừng phát triển và kết nạp thêm nhiều thành viên. Nhƣng việc mở rộng này gặp phải rất nhiều thách thức về sự hòa nhập kinh tế , chính trị, xã hội, pháp luật của các quốc gia thành viên mới. Mặt khác, quá trình toàn cầu hóa đòi hỏi EU phải chuyển từ bảo hộ trƣớc đây sang cơ chế cởi mở và tự do hóa thƣơng mại hơn để tăng cƣờng phát triển kinh tế giảm thiểu những bất lợi từ việc mở rộng thêm các thành viên mới.
Bên cạnh đó luận văn còn đƣa ra đƣợc bức tranh toàn diện về quá trình hình thành, phát triển của EU, tình hình kinh tế, tập quán, thị hiếu tiêu dùng và kênh phân phối của EU.
Qua chƣơng này có thể khẳng định chính sách thƣơng mại quốc tế có một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, nó hỗ trợ mạnh mẽ cho quá trình tái sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành quy mô và phƣơng thức tham gia của nền kinh tế mỗi nƣớc vào phân công lao động quốc tế.
39
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU
2.1. NỘI DUNG CỦA ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA EU
Chính sách thƣơng mại của EU cho đến nay vẫn luôn đƣợc xem xét dƣới hai góc độ của sự đối đầu giữa hai cực là bảo hộ và tự do hóa. Tuy nhiên với xu hƣớng tự do hóa đang diễn ra trên toàn cầu thì việc EU đang tham gia tích cực vào tiến trình tự do hóa thƣơng mại quốc tế và hƣớng tới các động thái làm cân bằng và hài hòa quan hệ giữa lợi ích chung của nền kinh tế thế giới và lợi ích riêng của thị trƣờng thống nhất châu Âu. Vấn đề cần xem xét là các ƣu tiên chính sách đƣợc đặt ra: điều chỉnh để tối đa hóa lợi ích trong quan hệ thƣơng mại nội khối hay mở cửa, tự do hóa để thúc đẩy thêm quan hệ với các đối tác bên ngoài. Về bản chất chính sách thƣơng mại của Liên minh châu Âu có thể chia làm hai loại chính riêng biệt
bao gồm: (1) Chính sách Thương mại Nội khối với mục tiêu là điều tiết sự phát
triển của thị trƣờng châu Âu đơn nhất và đang vận hành trong nội bộ 27 quốc gia thành viên. Sự điều chỉnh chính sách Thƣơng mại Nội khối có thể đƣợc hiểu là sự
điều chỉnh ở cấp độ đơn phƣơng và (2) Chính sách Thương mại Chung của EU
tức là chính sách EU áp dụng trong quan hệ giữa khối liên kết này với tƣ cách là một đối tác thƣơng mại đơn nhất với thế giới bên ngoài. Sự điều chỉnh chính sách
Thƣơng mại Chung của EU đƣợc hiểu là sự điều chỉnh ở cấp độ đa phƣơng ( thông
qua quan hệ với WTO) và cấp độ song phƣơng (thông qua quan hệ với từng đối tác
cụ thể)