Quá trình hình thành và phát triển của EU

Một phần của tài liệu Điều chình chính sách thương mại quốc tế của EU Ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam hiện nay (Trang 32)

EU là một tổ chức liên chính phủ của các nƣớc châu Âu .Với 6 thành viên ban đầu thì hiện nay EU đã có 27 thành viên.

Lịch sử của Liên minh châu Âu bắt đầu từ sau chiến tranh thế giới thứ II. Ý tƣởng về hội nhập châu Âu đƣợc kỳ vọng là sẽ giúp ngăn chặn việc giết chóc và phá huỷ. Bộ trƣởng ngoại giao Pháp Robert Schuman là ngƣời đầu tiên nêu ra ý tƣởng trong bài phát biểu nổi tiếng ngày 09/05/1950, đánh dấu bƣớc ngoặt trong lịch sử phát triển của châu Âu. Ngày này hiện nay đƣợc coi là ngày thành lập của EU. Đề nghị của Pháp là “đặt toàn bộ nền sản xuất và tiêu thụ than và thép của Đức và Pháp dƣới sự điều hành của một cơ quan quyền lực chung trong một tổ chức mở cửa để các nƣớc châu Âu khác cùng tham gia”. Sau đó, Hiệp ƣớc thành lập Cộng đồng Than Thép châu Âu (ECSC) chính thức ra đời và đây là một tổ chức tiền thân của EU ngày nay.

26

Đến nay EU đã trải qua 6 lần mở rộng, cụ thể nhƣ sau:

Năm 1957 bao gồm: Bỉ, Đức, Italia, Luxembourg, Pháp, Hà Lan.

Lần mở rộng thứ nhất ( năm 1973): Đan Mạch, Ireland, Anh

Lần mở rộng thứ hai(năm 1981): Hy lạp

Lần mở rộng thứ ba (năm 1986): Tây Ban Nhà và Bồ Đào Nha

Lần mở rộng thứ tƣ(năm 1995): Áo, Phần lan, Thuỵ Điển

Lần mở rộng thứ năm (năm 2004): Séc, Hungary, Ba Lan, Slovenia, Slovakia, Litva, Latvia, Estonia, quốc đảo Matta, Cộng hoà Síp.

Lần mở rộng thứ sáu(năm 2007): Romania, Bulgaria.

Hiện tại vẫn còn 22 quốc gia gồm Albania, Andorra, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Bosnia & Herzegovina, Croatia, Grugia, Iceland, Liechtenstein, Macedonia, Moldova, Monaco, Montenegro, Na Uy, Nga, San Marino, Serbia, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Sĩ, Ukraina, và Vatican chƣa gia nhập Liên minh châu Âu.

Từ ngày thành lập cho đến nay, sự phát triển của EU đã đẩy mạnh liên kết giữa các nƣớc thành viên EU theo chiều sâu thông qua các hiệp ƣớc sau:

- Hiệp ƣớc Pari thành lập Cộng đồng Than Thép châu Âu (ECSC) ký ngày 18/02/1951 với sự tham gia của 6 nƣớc: Bỉ, Đức, Italia, Luxembourg, Pháp, Hà Lan. Hiệp định này gồm 100 điều lệ thành lập thị trƣờng chung, về than mở cửa ngày 10/02/1953 và thép mở cửa ngày 01/05/1953. Hiệp định này kéo dài đến năm 2002.

- Hiệp ƣớc Rome thành lập Cộng đồng Năng lƣợng nguyên tử châu Âu (EURATOM) và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) ký ngày 25/03/1957 với sự nhất trí của 6 nƣớc thành viên ECSC.

- Hiệp ƣớc Brussels thành lập Cộng đồng châu Âu (EC) ký ngày 08/04/1965 gắn kết các ban điều hành của Cộng đồng Than Thép châu Âu, Cộng đồng Năng lƣợng nguyên tử châu Âu và Cộng đồng kinh tế châu Âu, đƣợc coi nhƣ nguyên mẫu của Liên minh châu Âu sau này.

- Hiệp ƣớc Maastricht thành lập Liên minh châu Âu ký ngày 07/02/1992 tại Maastricht (Hà Lan) bởi 12 nƣớc tham gia (bao gồm Anh, Đan Mạch, Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Luxembourg, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ailen, Italy) nhằm

27

thành lập một “không gian châu Âu ” thống nhất về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng và các chính sách về xã hội.

- Hiệp ƣớc Amsterdam ký vào ngày 02/10/1997 bởi 15 nƣớc thành viên. Hiệp ƣớc này đƣợc hình thành trên cơ sở sửa đổi hiệp ƣớc Maastricht nhằm đƣa những cố gắng của EU trong việc xây dựng một liên minh kinh tế-tiền tệ (EMU) trở thành hiện thực.

- Hiệp ƣớc Nice ký vào ngày 26/02/2001 và có hiệu lực từ ngày 01/02/2003 một lần nữa khẳng định lại ý nghĩa lịch sử của tiến trình mở rộng EU và các ƣu tiên chính trị.

- Hiệp ƣớc Lisbon ký ngày 13/12/2007 và có hiệu lực ngày 01/01/2009. Hiệp ƣớc này bổ sung cho Hiệp ƣớc thiết lập Cộng đồng châu Âu (TEC) kí tại Rome năm 1957, Hiệp ƣớc Liên minh châu Âu kí tại Maastricht năm 1992, hoàn tất quá trình thể chế hóa Liên minh châu Âu bắt đầu từ Hiệp ƣớc Amsterdam năm 1997 và Hiệp ƣớc Nice năm 2001

Nhƣ vậy, sau hơn 50 năm hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu có thể thấy sự liên kết giữa các quốc gia châu Âu đã không ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu với đỉnh cao là một Liên minh châu Âu nhƣ chúng ta thấy ngày nay và trong tƣơng lai có thể sẽ đạt tới cấp độ liên kết cao hơn.

Việc EU liên tục kết nạp thêm nhiều thành viên sẽ mang lại nhiều thuận lợi mới và sẽ có ảnh hƣởng nhất định đến các mối quan hệ về chính trị, kinh tế, thƣơng mại giữa EU với các nƣớc trên thế giới.

Để trở thành thành viên của EU các quốc gia có nghĩa vụ phải cải cách, điều chỉnh hệ thống chính sách, pháp luật của mình nhằm đảm bảo sự thống nhất theo quy định của EU là thực hiện một chính sách thƣơng mại chung trong toàn khối. Đây là một điều kiện bắt buộc và cũng là thử thách đối với các quốc gia muốn trở thành thành viên của EU.

Một phần của tài liệu Điều chình chính sách thương mại quốc tế của EU Ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam hiện nay (Trang 32)