Các hoạt động của giáo viên và học sinh trong dạy học theo dự án

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo dự án phần văn học nước ngoài chương trình ngữ văn 11 trung học phổ thông (Trang 27)

Dạy học theo dự án kết hợp và hình thành từ nhiều chiến lƣợc và phong cách học khác nhau. Trọng tâm của giáo viên không thay đổi, mục đích vẫn là dạy cho học sinh những điều cần biết và cần phải làm. Dạy học theo dự án đơn giản là tạo nên những hoạt động giúp tăng thêm kinh nghiệm học tập và sử dụng thời gian học tập hiệu quả. Với mô hình dạy học theo dự án, học sinh là ngƣời học tích cực thông qua tự giải quyết vấn đề, tự tìm ý nghĩa và xây dựng tri thức riêng của mình, học thông qua cộng tác và làm việc với bạn bè. Thầy cô giáo đảm nhiệm vai trò hƣớng dẫn tri thức, tạo khung cho việc học tập có phối hợp.

Các hoạt động của giáo viên và học sinh tƣơng ứng với các giai đoạn của dạy học theo dự án có thể đƣợc cụ thể hóa nhƣ sau:

Bảng 1.2: Tiến trình dạy học theo dự án và hoạt động của GV và HS

Giai đoạn Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Xây dựng tiền đề dự án, nhiệm vụ dự án

Chọn tên dự án (đề tài, chủ đề)

- Lựa chọn, gợi ý hoặc đề xuất một số dự án. - Tham gia thảo luận cùng học sinh.

- Lựa chọn, nêu ý tƣởng - Thảo luận, thống nhất lựa chọn chủ đề học tập. Xây dựng các nội dung, nhiệm vụ chi tiết

* Lập kế hoạch dạy học theo dự án:

- Xác định các kỹ năng sẽ đƣa vào bài học. - Phác họa và phát triển những ý tƣởng về bài học.

- Lập kế hoạch cho bài dạy: + Xác định các chuẩn của bài học. + Xây dựng mục tiêu bài học

+ Xây dựng hệ thống câu hỏi và nhiệm vụ. + Phác thảo lịch trình đánh giá cho bài học. + Đánh giá nhu cầu của học sinh

* Tạo nhóm làm việc - Tổ chức, chỉ đạo

- Điều khiển hoạt động của các nhóm.

- Thảo luận

- Đề xuất và thống nhất kế hoạch trong nhóm. - Thảo luận, đề xuất phân vai cho từng cá nhân trong nhóm.

- Lập kế hoạch, phân công làm việc của nhóm.

Xây dựng kế hoạch làm việc

* Lựa chọn nguồn tài nguyên - Hỗ trợ, định hƣớng

+ Lập danh mục các tài liệu trích dẫn

+ Sử dụng Internet và máy tính hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, giao tiếp, cộng tác nhƣ: tạo blog, trang cá nhân, wiki để học sinh trao đổi và giáo viên theo dõi, đánh giá quá trình làm việc, khả năng cộng tác của học sinh.

* Tạo mẫu sản phẩm để làm công cụ đánh giá sản phẩm học sinh.

- Xác định các phƣơng pháp để giúp HS đáp ứng các yêu cầu của lớp học theo dự án

- Lên kế hoạch tìm kiếm, sử dụng các nguồn tài nguyên: sách, tài liệu, internet…

- Học cách sử dụng wiki, blog, power point..., cách tìm kiếm thông tin trên mạng.

- Tạo một sản phẩm của học sinh nhƣ ấn phẩm, bài trình diễn đa phƣơng tiện, wiki hoặc blog để làm tiêu chí đánh giá sản phẩm học sinh.

* Phác thảo quy trình tiến hành bài dạy - định hƣớng học sinh trong giờ học.

* Xây dựng công cụ đánh giá sản phẩm của học sinh

- Phác thảo bản tóm tắt kế hoạch đánh giá. - Thiết kế một bản đánh giá đối với sản phẩm HS mẫu.

- Chỉnh sửa lại sản phẩm dựa theo bản đánh giá đã lập

* Lập kế hoạch để giúp HS thành công: - Tìm hiểu các kỹ thuật dạy học phân hóa đối tƣợng.

- Thiết kế một bản đánh giá nhằm khuyến khích học sinh tự định hƣớng.

- Tạo các tài liệu trợ giúp HS

- Chỉnh sửa kế hoạch bài dạy để có thể áp dụng với các đối tƣợng học sinh khác nhau.

- Thảo luận, xác định sản phẩm cuối - Lập kế hoạch thực hiện sản phẩm. 2. Triển khai dự án - Tƣ vấn, điều phối

- Theo dõi, giúp đỡ, đánh giá trực tiếp việc hoạt động trong quá trình triển khai.

- Khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động học tập của học sinh.

- Cá nhân, nhóm tham gia hoạt động để tạo ra sản phẩm:

+ Thảo luận nhóm, chia nhiệm vụ cụ thể, thảo thuận cách thức thực hiện + Hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân

+ Thảo luận trong nhóm + Điều chỉnh, bổ sung + Hoàn thành các sản phẩm trung gian

3. Hoàn thiện sản phẩm cuối

- Tƣ vấn - Điều phối - Trợ giúp

- Khuyến khích, thúc đẩy

- Thực hiện theo vai - Thảo luận nhóm, bổ sung và điều chỉnh: + Hoàn thành sản phẩm học tập + Thử nghiệm, điều chỉnh, đánh giá nội bộ + Hoàn thiện sản phẩm cuối cùng + Lựa chọn và thử nghiệm trình bày sản phẩm 4. Trình bày sản phẩm

- Điều khiển, tổ chức giờ học

- Đƣa tiêu chí và công khai tiêu chí đã xây dựng - Quan sát, đánh giá Trình bày sản phẩm học tập của nhóm - Chia sẻ, nhận xét giữa các nhóm với nhau - Đánh giá sản phẩm của nhóm khác 5. Đánh giá, phản hồi

- Cung cấp thông tin, chuẩn kiến thức - Tiếp nhận thông tin

- Đánh giá ngoài

- Chia sẻ, nhận xét và bổ sung

- Định hƣớng cho học sinh về trọng tâm bài học và những điều cần nhớ

- Chia sẻ thông tin với nhau

- Đánh giá nội bộ - Rút kinh nghiệm - Điều chỉnh

Nhƣ vậy, có thể thấy dạy học theo dự án không phải là một quá trình khép kín mà là một quá trình phát triển hoàn toàn mở theo hình xoáy ốc, các hoạt động đƣợc tiến hành theo hƣớng thử nghiệm - điều chỉnh - thử nghiệm. Nhờ vậy mà nó tạo điều kiện cho ngƣời học phát huy đƣợc nhiều nhất khả năng của bản thân, đặc biệt là năng lực tự học, tự nghiên cứu và thực hành.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo dự án phần văn học nước ngoài chương trình ngữ văn 11 trung học phổ thông (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)