Bước 1: Thực hiện dự án học tập
Giáo viên thực hiện những việc sau:
- Kết thúc bài học của ngày hôm nay, giáo viên sẽ thông báo cho học sinh về chuẩn bị bài học của tuần tiếp theo (nêu chủ đề của bài học) và nói rõ ý đồ tổ chức dạy học ra để học sinh nắm đƣợc.
- Thay vì chỉ dặn dò chung chung, giáo viên dặn dò nhiệm vụ cụ thể: + Yêu cầu học sinh đọc kỹ tác phẩm, tự mình suy nghĩ các câu hỏi hƣớng dẫn học bài trong sách giáo khoa.
+ Chia nhóm học sinh: theo danh sách lớp chia học sinh thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trƣởng để phân công nhiệm vụ và chịu trách nhiệm thông báo tình hình triển khai với giáo viên, liên lạc với giáo viên để đƣợc hƣớng dẫn hoặc giải đáp những vấn đề khó khăn trong khi thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ Mỗi nhóm ngoài nhiệm vụ chung là đọc và tìm hiểu toàn bộ nội dung bài học thì sẽ phải chuẩn bị nội dung riêng sẽ trình bày cho nhóm trong buổi học hôm sau.
+ Phát cho nhóm trƣởng 1 tờ hƣớng dẫn chi tiết công việc mà nhóm cần thực hiện, trong đó có: thời gian thực hiện, nhiệm vụ học tập và các sản phẩm học tập cần hoàn thành (bài thuyết trình, web học tập…); 1 tờ phiếu đánh giá dùng để đánh giá các nhóm khác trong buổi trình bày kết quả nhóm vào buổi học tuần tiếp theo.
+ Yêu cầu các nhóm trƣởng sẽ có biên bản làm việc nhóm nhận xét đánh giá mức độ tham gia công việc của mỗi thành viên trong nhóm.
- Giáo viên cung cấp cho học sinh một số tài liệu tham khảo và tên những tài liệu học sinh cần đọc để thực hiện bài tập của mình (theo nhƣ nguồn tài nguyên đã chuẩn bị trƣớc đó).
Học sinh:
- Các nhóm học sinh thảo luận và phân vai thực hiện các nhiệm vụ, đề xuất ý tƣởng và từng bƣớc hoàn thiện sản phẩm (bài thuyết trình của nhóm, web, tranh ảnh minh họa…) trong thời gian 1 tuần; tạo danh mục nguồn tài nguyên đƣợc sử dụng…
- Liên hệ với thầy cô để đƣợc giúp đỡ khi gặp những vấn đề khó khăn hay chƣa rõ trong quá trình thực hiện.
- Hoàn thành sản phẩm, trình bày thử trong nhóm và rút ra nhận xét đánh giá và điều chỉnh.
- Hoàn thiện tất cả các sản phẩm học tập và nộp cho giáo viên trƣớc buổi trình bày trên lớp 1 ngày, cùng với biên bản làm việc nhóm.
Bước 2: Tổ chức dạy học trên lớp
Tiến trình tổ chức dạy học trên lớp: Vẫn tôn trọng các bƣớc lên lớp truyền thống, nhƣng có những điều chỉnh trong việc tổ chức dạy học về sự thể hiện vai trò của ngƣời dạy và ngƣời học.
Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu bài.
- Sử dụng cách mở đầu bài dạy mà giáo viên thấy hợp lý nhất. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi hƣớng dẫn việc dùng câu hỏi khái quát để mở đầu bài dạy. Giáo viên sẽ:
+ Nêu ra câu hỏi và lấy ý kiến học sinh
+ Từ những câu trả lời của học sinh, giáo viên nhấn mạnh vào chủ đề của bài học và qua đó giới thiệu bài.
- Giáo viên tiếp tục sử dụng các câu hỏi bài học để thu hút sự chú ý của học sinh. Các câu hỏi bài học này là gợi mở ra những hƣớng khác nhau của chủ đề bài học, yêu cầu thông qua bài học ngày hôm nay, học sinh sẽ có câu trả lời cho những câu hỏi bài học đó. Sau đó chuyển sang hoạt động tiếp theo:
Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh trình bày bài nhóm
- Giáo viên sẽ bắt đầu tổ chức hoạt động dạy học vẫn theo hệ thống kiến thức chuẩn, với từng nội dung bài mà cần học sinh phải nắm đƣợc. Những phần này đã đƣợc cụ thể hóa bằng các nhiệm vụ học tập cho học sinh thực hiện ở nhà trong tuần qua, vì vậy khi nêu lên 1 mục của bài, sẽ tƣơng ứng với việc mời 1 nhóm lên trình bày. Giáo viên sẽ làm nhiệm vụ kết nối và dẫn dắt giờ học, nêu câu hỏi đòi hỏi tƣ duy và củng cố, hệ thống kiến thức cho học sinh.
- Khi 1 nhóm trình bày, các nhóm khác nghe, và suy nghĩ.
- Sau mỗi nhóm trình bày, có những chỗ còn có vấn đề chƣa đƣợc rõ ràng, giáo viên sẽ nêu câu hỏi để nhóm thực hiện phần nội dung đó giải thích cụ thể để cả lớp rõ. Các nhóm còn lại sẽ có câu hỏi hoặc có bổ sung cho nội dung của nhóm thực hiện.
- Kết thúc sự trình bày và ý kiến bổ sung, hỏi- đáp của học sinh, giáo viên sẽ là ngƣời cuối cùng chia sẻ và củng cố lại những nội dung cơ bản, bổ sung những vấn đề chƣa đƣợc làm rõ cho cả lớp cùng nghe.
- Giáo viên lựa chọn 1 vấn đề trọng tâm của bài, nêu 1 câu hỏi để cả lớp suy nghĩ, thảo luận…(câu hỏi đòi hỏi tƣ duy bậc cao)
- Giải đáp những phản hồi từ phía học sinh cho những vấn đề các em còn chƣa rõ.
Hoạt động 3: Tổng kết và đánh giá
- Hoàn thành phần trình bày, thảo luận, bổ sung của các nhóm học sinh, giáo viên tổng hợp và đƣa ra những ý kiến tổng kết chung cho bài học.
- Tiến hành phát phiếu bài tập trắc nghiệm nhanh tại lớp, yêu cầu học sinh làm trong 5 phút để kiểm tra mức độ nắm đƣợc bài học của học sinh sau giờ học. Thông báo kết quả tại lớp.
- Tổng hợp phiếu đánh giá của các nhóm cho các nhóm khác, kết hợp với đánh giá bài tập nhóm và việc trình bày trên lớp của nhóm, giáo viên đánh giá kết quả cho nhóm (tổng điểm). Kết quả này đƣợc thông báo tại lớp.
Hoạt động 4: Củng cố, luyện tập
- Yêu cầu các nhóm trao đổi, chia sẻ kết quả nhóm cho nhau.
- Yêu cầu bài tập cho mỗi cá nhân trong lớp để học sinh củng cố kiến thức: Viết 1 bài luận về chủ đề bài học có liên hệ thực tiễn.
Ví dụ: bài luận khi học xong bài Tôi yêu em: Trình bày những cảm nhận của em sau khi học bài thơ Tôi yêu em của Pu-skin? Theo em, thế nào đƣợc coi là một tình yêu cao thƣợng trong cuộc sống hiện nay?
Bước 3: Tổng kết và rút kinh nghiệm của giáo viên về kết quả dạy học
Qua sự chuẩn bị, triển khai tổ chức dạy học và kết quả thu đƣợc, giáo viên: - Tự đƣa ra những đánh giá của bản thân về giờ học, mức độ tham gia học tập của học sinh, những điều đã làm đƣợc, những thiếu sót.
- Rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho những lần thực hiện dạy học theo dự án lần sau.