Đối với dạy học theo dự án, khâu chuẩn bị có ý nghĩa vô cùng quan trọng và là một trong những bƣớc khởi đầu của dự án dạy học. Hơn nữa, cũng trong khâu chuẩn bị này, các bƣớc triển khai đầu tiên của dự án học tập đƣợc tiến hành cả về phía giáo viên và học sinh. Chuẩn bị là tiền đề tạo nên những điều kiện cần và đủ để việc triển khai các hoạt động dạy học đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất.
Xuất phát từ nội dung cần học, việc đầu tiên là giáo viên xác định tên bài học có thể triển khai tổ chức dạy học theo dự án.
Lập kế hoạch cho dự án:
Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học
- Thầy cô xác định mục tiêu học tập chi tiết bằng cách sử dụng những chuẩn nội dung và chuẩn kỹ năng.
- Khi viết mục tiêu, thầy cô hãy đặt những câu hỏi nhƣ:
+ Từ những tiêu chuẩn và kì vọng của mình, thầy cô mong đợi học sinh của mình biết gì, làm gì và hiểu gì sau khi học xong bài học này?
+ Học bài này, thầy cô muốn học sinh đến những kỹ năng tƣ duy nào? Chẳng hạn, khi dạy các bài văn học nƣớc ngoài trong sách ngữ văn 11, trƣớc mỗi bài đều có mục tiêu cần đạt, thầy cô sẽ kết hợp những mục tiêu cần đạt đó với chuẩn kiến thức kỹ năng trong chƣơng trình và thực tế năng lực của
học sinh để viết mục tiêu chi tiết cho bài học. Các mục tiêu này chính là những yêu cầu về nội dung mà học sinh sẽ nắm đƣợc, làm đƣợc sau khi bài học kết thúc. Khi xác định mục tiêu, thầy cô nên tập trung vào những mục tiêu chính hơn là các mục tiêu không trọng điểm và nên cụ thể hóa những yêu cầu bằng những từ ngữ mà học sinh có thể thao tác đƣợc.
Ví dụ: Dạy bài Người trong bao – Sê-khốp, thầy cô triển khai tổ chức dạy học dự án. Mục tiêu bài dạy này căn cứ vào chuẩn kiến thức trong chƣơng trình và mong muốn của thầy cô đối với học sinh của mình để xác định. Có thể viết những mục tiêu cơ bản nhƣ sau:
Về kiến thức: + Nêu đƣợc những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Sê-khốp.
+ Phân tích đƣợc đặc điểm tính cách và ý nghĩa hình tƣợng ngƣời trong bao, từ đó hiểu đƣợc giá trị tƣ tƣởng của truyện ngắn: phê phán sâu sắc lối sống ―trong bao‖ hèn nhát, ích kỷ, hủ lậu của một bộ phận trí thức Nga thế kỉ XIX
+ Chỉ ra đƣợc nghệ thuật của truyện ngắn: Xây dựng hình tƣợng nhân vật điển hình, sáng tạo biểu tƣợng, cách kể chuyện độc đáo.
Về kỹ năng: + Củng cố kỹ năng đọc-hiểu truyện ngắn, kỹ năng phân tích nhân vật
Về thái độ: + Học sinh nhận thức và có thái độ khinh ghét, đấu tranh với lối sống thu mình ―trong bao‖: háo danh, xu nịnh, giáo điều, sợ hãi, hèn hạ trƣớc quyền lực
+ Hình thành đạo đức và lối sống tự tin, trung thực, lành mạnh, chan hòa với mọi ngƣời.
Ngoài ra, giáo viên xác định sau khi thực thực hiện dự án học tập đạt đƣợc những mục tiêu trên, học sinh sẽ đƣợc rèn luyện những kỹ năng mềm nhƣ: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình và kỹ năng tự học…
Bước 2: Xây dựng bộ câu hỏi định hướng
Bộ câu hỏi định hƣớng chính là công cụ để giáo viên sử dụng để hƣớng dẫn học sinh thực hiện việc tìm hiểu bài học một cách đúng trọng tâm. Bộ câu hỏi định
hƣớng đƣợc xây dựng xuất phát từ nội dung học và mục tiêu cần đạt đƣợc. Bộ câu hỏi định hƣớng gồm: câu hỏi khái quát, câu hỏi nội dung và câu hỏi bải học.
- Câu hỏi nội dung: Là những câu hỏi trực tiếp hỗ trợ cho việc dạy và học các kiến thức cụ thể, có những câu trả lời đúng (có chuẩn) cho mỗi câu hỏi. Câu hỏi nội dung mang những nội dung cụ thể có tính chất cung cấp thông tin trong bài.
- Câu hỏi bài học và câu hỏi khái quát là những câu hỏi hƣớng vào trọng tâm của bài học, là những câu hỏi quan trọng và xuyên suốt bài học, chƣơng, phần. Các câu hỏi này tạo ra sự định hƣớng và khơi dậy sự chú ý của học sinh.
+ Câu hỏi bài học là câu hỏi mở nhƣng bó hẹp trong một chủ đề hoặc bài học cụ thể, hỗ trợ và phát triển câu hỏi khái quát. Các câu hỏi bài học hƣớng tới khả năng tổ chức và hệ thống kiến thức.
+ Câu hỏi khái quát là những câu hỏi mở, có nội dung rộng, là cầu nối giữa môn học và bài học. Câu trả lời cho câu hỏi khái quát không chỉ có một câu trả lời hiển nhiên đúng. Khi sử dụng câu hỏi khái quát, giáo viên có thể dùng để mở đầu cho bài dạy, đảm bảo sẽ rất lôi cuốn học sinh tham gia ngay từ đầu giờ học.
Đối với các bài văn học, việc sử dụng hệ thống câu hỏi định hƣớng này giúp tinh giản và hệ thống hóa kiến thức. Giáo viên có thể sử dụng linh hoạt bộ câu hỏi này với cùng một nội dung học khi thay đổi mục tiêu. Các bài văn học là những bài có thể sử dụng câu hỏi khái quát để dẫn nhập, tạo hứng thú cho học sinh ngay từ đầu giờ học. Câu hỏi khái quát đƣợc sử dụng nhƣ một cách để mở đầu cho giờ học trên lớp rất hấp dẫn và cuốn hút.
Ví dụ: Dạy bài Tôi yêu em giáo viên có thể mở đầu giờ học trên lớp bằng việc dùng câu hỏi khái quát “Điều gì khắc phục được mọi tuổi tác?” nêu ra để học sinh tập trung sự chú ý. Khi nêu câu hỏi lên, sẽ có rất nhiều ý kiến trả lời từ phía học sinh nhƣ: tiền bạc, thẩm mĩ - làm đẹp… Giáo viên sẽ lấy vài ý kiến của học sinh, và sau đó hƣớng đến một trong những câu trả lời
―đúng‖ của câu hỏi là ―tình yêu‖ và minh họa bằng một số hình ảnh để giới thiệu bài học hôm nay Tôi yêu em...
Thông thƣờng thì mỗi bài giáo viên cần tạo 1 câu hỏi khái quát, 3 câu hỏi bài học và từ 5 đến 7 câu hỏi nội dung. Tùy theo kiến thức và ý đồ dạy học mà thầy cô lựa chọn số lƣợng câu hỏi để đặt ra cho học sinh. Tốt nhất khi viết câu hỏi, thầy cô nên tạo ra nhiều câu hỏi khác nhau và sau đó lựa chọn những câu hỏi phù hợp, kích thích đƣợc hứng thú của học sinh. Luôn dành những câu hỏi ―Tại sao? Vậy thì sao?‖ để hỏi học sinh sau khi học sinh trình bày những gì đã chuẩn bị để kích thích và phát triển tƣ duy cho các em.
Ví dụ về hệ thống câu hỏi cho bài Tôi yêu em:
Câu hỏi khái quát Câu hỏi bài học Câu hỏi nội dung
Điều gì khắc phục đƣợc mọi tuổi tác?
- Chủ đề đƣợc thể hiện trong bài học này là gì? - Thế nào là một tình yêu cao thƣợng?
- Phân tich tác dụng nghệ thuật của câu ―tôi yêu em‖ mở đầu bài thơ? - Tại sao lại dịch là ―tôi yêu em‖ mà không phải là ―anh yêu em‖ hay ―tôi yêu cô‖?
- Tìm các cặp từ thể hiện sự đối lập, nêu dụng ý của các cặp từ đối lập đó? - Phân tích diễn biến tâm trạng của chủ thể trữ tình trong khổ 1?
- Hai câu thơ 5-6 thể hiện tâm trạng gì của nhân vật trữ tình? Vì sao lại xuất hiện tâm trạng ấy?
- Phân tích ý nghĩa hai câu thơ cuối?
- Em hiểu thế nào về quan niệm tình yêu của nhà thơ?
Bước 3: Lập kế hoạch đánh giá
Để biết học sinh của mình có đạt đƣợc mục tiêu học tập hay không, thầy cô sẽ phải sử dụng các công cụ và phƣơng thức đánh giá trong quá trình thực hiện dự án học tập. Ở bƣớc này, thầy cô thực hiện:
- Vạch ra tiêu chuẩn đánh giá kết quả thực hiện dự án của học sinh trên 3 phƣơng diện: mức độ tích cực của cá nhân học sinh trong thực hiện nhiệm vụ học tập, kết quả bài trình bày trên lớp và bài kiểm tra sau buổi học.
- Lập bản đánh giá sản phẩm học sinh (các tiêu chuẩn cho nội dung mà học sinh thực hiện trong dự án học tập) từ hình thức cho đến các nội dung cần phải nêu đƣợc trong phần chuẩn bị. Bên cạnh đó, thầy cô phải chuẩn bị cả tiêu chuẩn đánh giá bài kiểm tra học sinh sau khi học xong bài học.
- Lựa chọn phương thức kiểm tra, đánh giá hoạt động nhóm và cá nhân học sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 4: Thiết kế bài tập cho học sinh
- Đối với dạy học dự án nói chung giáo viên sẽ thiết kế ba bài tập cho học sinh: bài trình diễn (thuyết trình, power point) về nội dung học, tờ rơi (hoặc tờ quảng cáo) công bố hoặc tuyên truyền về chủ đề bài học đến mọi ngƣời và trang web học tập giới thiệu về tất cả những vấn đề trong bài học, tƣ vấn, liên hệ và tìm kiếm thông tin, trao đổi, thảo luận…Tùy vào ý đồ dạy học và thực tế với những điều kiện dạy học, mục tiêu đặt ra mà thầy cô có thể linh động phần thiết kế bài tập này.
Đối với phần văn học nƣớc ngoài, khi tổ chức dạy học dự án, thầy cô có thể chia nhóm học sinh và giao nhiệm vụ là các bài tập: xây dựng bài trình diễn (thuyết trình và thảo luận) về một trong số các nội dung học; làm topic về chủ đề bài học, rút ra ý nghĩa thực tiễn để tuyên truyền; tạo một blog học tập giới thiệu tất cả các nội dung về chủ đề dự án học tập, các bài bình luận, nhận xét, đánh giá… Đối với bài tập thứ 3 này, hoàn toàn thuận lợi và căn cứ vào điều kiện hiện nay là học sinh hay sử dụng blog, giao diện blog đã đƣợc
thiết kế sẵn, tiện dụng, nó cũng giống nhƣ một trang web vậy. Thông qua trang web dạng blog này học sinh trong nhóm và các nhóm khác có thể chia sẻ, trao đổi thông tin, viết bình luận…rất dễ dàng.
- Giáo viên viết các tiêu chí đánh giá các bài tập này. Tiêu chí này sẽ đƣợc công khai ngay từ đầu khi giao nhiệm vụ cho học sinh.
Bước 5: Thiết kế các nguồn tài nguyên
Ở bƣớc này thầy cô sẽ lên danh sách các tài liệu tham khảo để định hƣớng cho học sinh. Các tài liệu tham khảo bao gồm cả tài liệu cứng và mềm, thầy cô lựa chọn giới thiệu để học sinh tìm đọc, nghiên cứu. Các nguồn tài nguyên này cũng bao gồm cả tài liệu hỗ trợ cho chính giáo viên và học sinh, bao gồm:
Tài liệu hỗ trợ giáo viên:
- Các dự án mẫu, hình ảnh, phim
- Các phiếu đánh giá sản phẩm học sinh - Địa chỉ trang web, tài liệu tham khảo Tài liệu hỗ trợ học sinh:
- Tài liệu in sẵn: tên sách, các bài báo, bài phê bình... - Địa chỉ các nguồn tài liệu trên web
- Phiếu đánh giá học tập (mẫu) - Bài mẫu học sinh …
Bước 6: Tạo nhóm làm việc
Ở bƣớc này, giáo viên lựa chọn việc chia nhóm dựa vào thứ tự danh sách lớp hoặc vị trí chỗ ngồi để chia nhóm. Thông thƣờng lớp học hiện nay có từ 40 đến 50 học sinh, giáo viên có thể chia thành đến 4-5 nhóm. Khi chia nhóm chú ý đến sự đồng đều giữa trình độ học sinh của các nhóm. Sau khi có dự định chia nhóm, thì giáo viên sẽ chuẩn bị nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm, hƣớng dẫn thực hiện: thời gian thực hiện, yêu cầu cụ thể, sản phẩm nộp và hƣớng dẫn đánh giá nhóm…
Bước 7: Hoàn thiện kế hoạch bài dạy (giáo án dạy học)
Giáo viên điều chỉnh lần cuối các việc đã thực hiện ở trên, sau đó thiết kế giáo án tổ chức dạy học trên lớp. Việc thiết kế tổ chức dạy học trên lớp sẽ đƣợc cụ thể hóa bằng các hoạt động của giáo viên và học sinh, các tình huống dự kiến nảy sinh…