0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Thực trạng dạy học môn Ngữ văn

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN PHẦN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 38 -38 )

Ngữ văn là bộ môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, về bản chất là một một học rất dễ lôi cuốn, hấp dẫn nhƣng có một thực tế đáng buồn là trong thời gian qua, đây lại là môn học mà rất nhiều học sinh không hứng thú. Theo điều tra khảo sát của Viện nghiên cứu và phát triển giáo dục trên 4000 học sinh của các trƣờng THCS và THPT ở các tỉnh có tính đại diện cho vùng miền trong cả nƣớc thu đƣợc kết quả là: có tới 47,6% số học sinh đƣợc hỏi không hứng thú với môn học, chỉ có 13,8% số học sinh hứng thú với môn học và còn lại là 38,6% học sinh cảm thấy bình thƣờng. Khi tìm hiểu nguyên nhân thì có 45% học sinh cho rằng do môn học khó, 48,7% cho là cách dạy và học không phù hợp…[24, tr.66]. Đây cũng là một trong những lí do khiến cho chất lƣợng dạy và học môn Ngữ văn giảm sút, thể hiện qua chất lƣợng các bài thi tốt nghiệp THPT và thi vào đại học trong những năm qua: có rất nhiều bài thi đạt điểm kém, sai kiến thức và mắc những lỗi diễn đạt cơ bản. Thầy Trần Hinh, giảng viên trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc Gia Hà Nội sau khi chấm 1000 bài thi môn Văn thi vào đại học năm 2009 của thí sinh ở nhiều trƣờng khác nhau đã bày tỏ sự thất vọng và nhận xét có quá nhiều bài viết của học sinh viết ―vẹt, lảm nhảm, vô hồn‖ [41]. Gần đây nhất là kì thi vào đại học năm 2010 - kì thi đại học của lứa học sinh thứ 2 học chƣơng trình Ngữ văn mới, theo thầy Nguyễn Quang Ninh nhận xét trong số 40000 bài thi môn văn do các thầy cô trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội chấm trong kì thi vào đại học năm 2010 thì chỉ có 10% số bài đạt điểm 8, 9; 20% đạt điểm 5, 6, 7; còn lại là điểm dƣới trung bình và kết quả này đƣợc xem là đã cao hơn những năm trƣớc [42].

Trên thực tế dạy học, có thể thấy Ngữ văn là một bộ môn không hề dễ dàng trong việc truyền tải kiến thức cũng nhƣ tạo sự hứng thú cho học sinh. Trong những năm gần đây, phải thừa nhận rằng, với sự nỗ lực của các nhà quản lý, đội ngũ các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy trong việc quán triệt tinh thần đổi mới giáo dục nên việc dạy và học Ngữ văn ở bậc THPT đã và đang có những bƣớc chuyển biến tích cực. Chƣơng trình đổi mới giáo dục phổ thông đã và đang mang lại những kết quả bƣớc đầu khả quan.

Trƣớc hết là việc đổi mới chƣơng trình sách giáo khoa Ngữ văn THPT: Đến nay tuy các nhà giáo dục vẫn đang tranh luận với nhiều ý kiến khác nhau về cách thức biên soạn cũng nhƣ nội dung chƣơng trình sách giáo khoa mới, song đều thừa nhận tác dụng rất tích cực của việc xây dựng và thiết kế chƣơng trình sách giáo khoa theo nguyên tắc tích hợp. Dựa trên nguyên tắc tích hợp này, nội dung kiến thức của ba phân môn Văn học, Tiếng Việt và Làm văn đƣợc kết hợp với nhau chặt chẽ, nhờ đó học sinh vừa đƣợc trang bị kiến thức văn học và ngôn ngữ lại vừa vận dụng đƣợc các kiến thức đó để rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản. Trong chƣơng trình sách giáo khoa lần này còn chú trọng đến hệ thống câu hỏi hƣớng dẫn học bài có tính chất định hƣớng và phát huy vai trò tự học của học sinh rất tích cực.

Từ việc đổi mới nội dung chƣơng trình SGK, chủ trƣơng đổi mới phƣơng pháp dạy học văn cũng có những thay đổi nhất định. Để phát huy tính chủ động tích cực của học sinh, phƣơng pháp đọc hiểu đã đƣợc tổng chủ biên - GS Nguyễn Khắc Phi đề xuất và vận dụng một cách chính thức. Phƣơng pháp đọc hiểu là hƣớng dẫn học sinh đọc văn, phát hiện ý nghĩa trong ngữ cảnh, phát hiện những chỗ mâu thuẫn, phi lí, khó hiểu trong văn bản, từ đó kích thích hứng thú tìm hiểu của học sinh. Việc đƣa ra phƣơng pháp này nhằm khắc phục tình trạng học thụ động, áp đặt tƣ duy cho học sinh bằng con đƣờng giáo viên truyền thụ - học sinh lĩnh hội. Điều đó đánh dấu chuyển biến lớn trong nhận thức về việc đổi mới phƣơng pháp dạy học văn.

Bắt đầu từ năm học 2008 - 2009 phong trào xây dựng ―trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực‖ đã đƣợc hƣởng ứng và nhân rộng trong các trƣờng THPT. Một số trƣờng đã nắm bắt đƣợc tinh thần đổi mới và triển khai một cách hiệu quả tại cơ sở. Tiêu biểu là trƣờng THPT Bình Sơn của tỉnh Vĩnh Phúc. Các giáo viên bộ môn luôn chủ động tìm kiếm, vận dụng linh hoạt các phƣơng pháp nhƣ phát vấn, trực quan, gợi mở, phân tích, chia nhóm thảo luận v.v... Mỗi giáo viên, một tuần có một tiết soạn giảng bằng giáo án điện tử. Ngoài việc giảng dạy chính khoá, nhóm giáo viên Ngữ văn của nhà trƣờng còn tổ chức các buổi ngoại khoá, nói chuyện chuyên đề...tích hợp với các nội dung giáo dục đạo đức, nhân cách, bảo vệ môi trƣờng, góp phần giúp các em phát triển một cách toàn diện.

Cùng với trƣờng THPT Bình Sơn, tại Hà Nội, trƣờng THPT Chuyên Ngoại ngữ (Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng đã phát huy tinh thần đổi mới phƣơng pháp dạy học văn, thể hiện rõ trong việc bƣớc đầu áp dụng phƣơng pháp ―Trả tác phẩm cho học sinh‖ do thầy giáo Đỗ Quang Trung khởi xƣớng. Phƣơng pháp này chính là một hình thức của dạy học theo dự án (ở mức độ sơ giản). Có thể nói đây là những thành công bƣớc đầu trên con đƣờng thực hiện đổi mới trong dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn THPT nói riêng.

Tuy nhiên, những biểu hiện tích cực trên không đủ để phủ nhận những bất cập còn tồn tại trong vấn đề dạy học Ngữ văn ở bậc THPT. Theo dõi các phƣơng tiện thông tin đại chúng những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2009 đến nay sẽ thấy hàng loạt các bài viết, các phóng sự cho thấy sự bất ổn trong dạy học Ngữ văn THPT. Những tiêu đề nhƣ ―Dạy môn Văn trong trƣờng hiện nay chƣa đạt‖, ―Trăn trở của một cô giáo dạy văn‖, ―Vì sao điểm văn năm nay thấp‖, ―Cách dạy văn chẳng có gì thay đổi sau 25 năm‖, ―Dạy văn - sao không cho các em một cái cần?‖, ―Dạy và học văn - góc nhìn ngƣời trong cuộc‖... xuất hiện một cách thƣờng xuyên và trở thành vấn đề đƣợc quan tâm bình luận nhiều nhất trên các trang web hiện nay.

Trên thực tế, mặc dù giáo viên đã có ý thức đổi mới phƣơng pháp dạy học văn nhƣng việc thực hiện chỉ mới mang tính chất hình thức, thử nghiệm chứ chƣa đem lại hiệu quả nhƣ mong muốn. Hơn nữa, không ít giáo viên chƣa đƣợc trang bị kỹ càng, đồng bộ về quan điểm và lý luận phƣơng pháp dạy học Văn mới, do vậy hầu hết vẫn sử dụng các phƣơng pháp dạy học truyền thống, cứng nhắc, khoảng cách giữa mục tiêu về tiến độ và quy mô đổi mới với thực tế việc dạy học văn vẫn còn là khoảng cách rất lớn.

Về thực trạng sử dụng các phƣơng pháp dạy học Ngữ văn ở bậc THPT, chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát ở 5 trƣờng: THPT Kim Liên, THPT Chuyên ngoại ngữ - Hà Nội, THPT Bắc Đông Quan, THPT Tiên Hƣng - Thái Bình, THPT Đồng Quan - Phú Xuyên, Hà Nội.

Khi điều tra về mức độ sử dụng các phƣơng pháp dạy học trong môn Ngữ văn, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.1. Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học trong môn Ngữ văn của giáo viên

Mức độ Phƣơng pháp Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ Tổng (%) Thuyết trình 85 5,8 3,2 6 100 Phát vấn 58.4 25 8.2 8.34 100 Làm việc nhóm 13.8 48,5 25,2 12,5 100 Trực quan 5.56 11.11 47.22 36.11 100 Tự học, tự nghiên cứu 22.4 50 13.8 13.8 100 Dạy học nêu vấn đề 8.5 22 36.5 33 100 Graph 8.3 16.7 25 50 100 Dạy học theo dự án 0 2.8 5.6 91.6 100

Phƣơng pháp đƣợc sử dụng với mức độ nhiều nhất vẫn là phƣơng pháp thuyết trình (85% sử dụng thƣờng xuyên). Nói chính xác hơn, mô hình ―thầy giảng - trò nghe‖, ―thầy đọc - trò chép‖ vẫn là thực trạng phổ biến trong các giờ học văn ở bậc THPT. Phƣơng pháp này nếu chỉ đƣợc sử dụng một cách thuần nhất, không kết hợp với các phƣơng pháp khác sẽ khiến cho nội dung bài giảng mang tính chất áp đặt và nhàm chán. Học sinh không có cơ hội để rèn luyện khả năng tƣ duy, tiếp cận những tác phẩm văn học một cách thụ động, lâu dần mất đi sự cố gắng và sáng tạo. Việc chƣa bứt phá khỏi các phƣơng pháp dạy học truyền thống (mà phƣơng pháp thuyết trình là tiêu biểu) chính là rào cản làm chậm quá trình đổi mới dạy học Ngữ văn theo quan điểm dạy học tích cực hiện nay.

Nhóm các phƣơng pháp dạy học tích cực nhƣ phát vấn, làm việc nhóm, trực quan, nêu vấn đề, graph, dạy học theo dự án, mặc dù cũng đã đƣợc biết đến song việc áp dụng trên thực tế là quá ít. Đặc biệt, phƣơng pháp dạy học theo dự án hầu nhƣ không đƣợc biết đến, hoặc có biết đến nhƣng chƣa đƣợc ứng dụng trong quá trình dạy học văn (91.6% không bao giờ sử dụng).

Phỏng vấn một số giáo viên bộ môn Ngữ văn tại các trƣờng THPT trên về nguyên nhân khiến các phƣơng pháp dạy học tích cực (trong đó có phƣơng pháp dạy học theo dự án) bị hạn chế trong việc áp dụng dạy học văn, chúng tôi thu đƣợc những câu trả lời nhƣ sau:

- Do bị chi phối bởi tính khép kín và giới hạn về mặt thời lƣợng trong phân phối chƣơng trình Ngữ văn.

- Do phƣơng tiện dạy học (cơ sở máy móc, trang thiết bị dạy học) chƣa đủ để đáp ứng, tạo điều kiện cho việc sử dụng các phƣơng pháp dạy học mới

- Vấn đề quan điểm và lý luận phƣơng pháp dạy học Văn mới chỉ đến với ngƣời dạy qua một số tài liệu có tầm vĩ mô, thiên về cung cấp lý thuyết hơn là hƣớng dẫn thực hành. Đặc biệt giáo viên chƣa đƣợc cung cấp những công cụ hỗ trợ cho việc tổ chức, triển khai các phƣơng pháp dạy học một cách

có hệ thống. Sự lúng túng trong quy trình tổ chức thực hiện cũng chính là nguyên nhân khiến giáo viên ―ngại‖ áp dụng phƣơng pháp mới. Đây cũng chính là những khó khăn cơ bản khi triển khai áp dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực, có tính đổi mới, trong đó dạy học theo dự án là một ví dụ tiêu biểu.

Trong khi đó, từ phía học sinh lại có sự phản hồi hoàn toàn khác về nhu cầu tiếp cận với các phƣơng pháp dạy học mới. Hầu hết học sinh đều rất hứng thú với các phƣơng pháp dạy học tích cực và có nhu cầu đƣợc học, đƣợc thích ứng với các phƣơng pháp đó trong quá trình học tập môn Ngữ văn. Dƣới đây là bảng số liệu cụ thể:

Bảng: 2.2. Mức độ hứng thú với các phương pháp dạy học của học sinh

Mức độ Phƣơng pháp Rất thích Thích Bình thƣờng Không thích Tổng (%) Thuyết trình 11.1 13.9 19.4 55.6 100 Phát vấn 25 22.2 44.5 8.3 100 Làm việc nhóm 27.8 47.2 13.9 11.1 100 Trực quan 61.1 27.8 8.3 2.8 100 Tự học, tự nghiên cứu 19.4 41.7 30.6 8.3 100 Dạy học nêu vấn đề 58.3 16.7 19.4 5.6 100 Graph 33.4 41.6 11.1 13.9 100 Dạy học theo dự án 63.9 25 8.3 2.8 100

Kết quả thống kê cho thấy: những phƣơng pháp ít đƣợc giáo viên sử dụng nhất trong dạy học Ngữ văn lại là những phƣơng pháp khơi gợi hứng thú của học sinh nhiều nhất. Đặc biệt, phƣơng pháp dạy học theo dự án (qua sự mô tả một cách khái quát về bản chất, đặc điểm, quy trình tổ chức, hình thức kiểm tra đánh giá) đã thu hút đƣợc sự quan tâm, hứng thú nhiều nhất của học sinh (63.9% học sinh rất thích phƣơng pháp này). Điều đó chứng tỏ, nhu cầu đƣợc chủ động lĩnh hội kiến thức và phát huy khả năng sáng tạo, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh rất cao.

Nhƣ vậy, từ thực trạng trên có thể thấy việc ứng dụng những phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học mới đáp ứng nhu cầu thực tế từ ngƣời học và điều kiện xã hội là cần thiết, mà dạy học theo dự án là một trong những hƣớng nhƣ thế.

2.1.2. Đặc điểm tiếp nhận tác phẩm văn học của học sinh trong nhà trường THPT

Tác phẩm văn học trong nhà trƣờng là một phần nội dung kiến thức của môn Ngữ văn. Ngữ văn là một môn học trong nhà trƣờng đƣợc lập ra nhằm mục đích cụ thể là dạy cho học sinh năng lực nghe, nói, đọc, viết tƣơng đối thành thạo, cung cấp cho học sinh một vốn tri thức cơ bản ban đầu về về văn học, tiếng Việt cùng với năng lực cảm thụ thẩm mĩ để ra đời các em có thể tham gia vào đời sống và tự học. Trong các môn học trong trƣờng phổ thông thì Ngữ văn là môn học góp phần quan trọng trong việc hình thành, bồi dƣỡng nhân cách thế hệ trẻ. Sức mạnh tác động của các bài văn học vào tâm hồn, nhận thức của học sinh từ lâu đã đƣợc thừa nhận, sức mạnh ấy sẽ đƣợc nhân lên nếu giáo viên biết động viên, khuyến khích hoạt động sáng tạo của cá nhân học sinh. Điều đó đòi hỏi giáo viên phải hƣớng học sinh tổ chức hoạt động theo đúng con đƣờng đặc thù của quy luật sáng tạo và cảm thụ văn học, hƣớng đến đối tƣợng học tập, hoạt động tự học của chính ngƣời học.

Hoạt động chính của việc dạy và học văn học là hoạt động phân tích (từ yếu tố ngoại lai đến yếu tố nội tại). Cách thức phân tích truyền thống này đƣợc duy trì từ năm này qua năm khác. Nếu đem sách vở ghi của học sinh giữa các năm đem so sánh với nhau chúng ta nhận thấy một cấu trúc tƣơng tự nhƣ:

I. Tiểu dẫn, chủ đề II. Bố cục

III. Đọc - hiểu (Phân tích)…

Sự dập khuôn gây nên sự nhàm chán cho học sinh khi tiếp cận học tác phẩm, mô hình cấu trúc bài giảng cứng nhắc không phù hợp với bộ môn thuộc về lĩnh vực tác động vào tƣ tƣởng tình cảm nhƣ Ngữ văn. Khi dạy học sinh

giáo viên phải ý thức đƣợc việc tiếp nhận văn học của học sinh là đi từ: bạn đọc ẩn tàng đến bạn đọc thực tế, xác định đƣợc tầm đón nhận ý nghĩa và tầm đón nhận ý tƣởng, xác định động cơ tiếp nhận, tâm thế tiếp nhận, diễn biến tiếp nhận và đỉnh cao trong sự tiếp nhận đó là sự đồng cảm, sự thanh lọc tâm hồn. Để đạt đƣợc những điều trên, thầy cô phải là ngƣời tổ chức giờ học bằng những hoạt động học tập giúp học sinh khám phá những điều các em chƣa biết ở trong mỗi bài học. Thói quen giảng dạy của thầy cô tất yếu ảnh hƣởng đến thói quen học tập của học sinh. Nội dung giảng dạy không có gì mới, phƣơng pháp giảng dạy không có sự thay đổi đã tạo nên sức ỳ trong tâm lý học sinh. Do đó muốn học sinh tiếp nhận và hiểu tác phẩm thực sự, bên cạnh việc giáo viên trang bị những kiến thức công cụ, nền tảng lí luận thì cách thức tổ chức dạy học, tổ chức hoạt động học tập, phƣơng pháp dạy học phải tạo đƣợc sự say mê, phát huy khả năng tự học, sự sáng tạo của học sinh trong từng tiết học.

Trong các bài văn học của chƣơng trình Ngữ văn có những bài là văn học nƣớc ngoài, học sinh học qua bản dịch. Do đó khi tiếp nhận các bài học này ít nhiều có một sự khác biệt, nhƣng vẫn trên cơ sở sự tiếp nhận của học sinh là chủ thể trực tiếp. Việc dạy học Ngữ văn trong nhà trƣờng cần theo hƣớng học sinh là ngƣời giữ vị trí chủ thể trực tiếp tiếp nhận, chiếm lĩnh tác phẩm cũng nhƣ giáo viên. Học sinh vừa quan hệ với tác phẩm, vừa đƣợc giáo

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN PHẦN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 38 -38 )

×