Chúng tôi tiến hành thực nghiệm dạy học phần văn học nƣớc ngoài - Ngữ văn 11 theo dự án trên các bƣớc sau:
- Bước 1: Xây dựng kế hoạch thực nghiệm
Xác định mục đích và nội dung thực nghiệm, lựa chọn đối tƣợng và địa bàn, thời gian giáo viên tham gia thực nghiệm (liên hệ mời giáo viên); xây dựng mô hình thiết kế lên lớp và phiếu khảo sát kết quả; xác định chuẩn đánh giá và phƣơng pháp xử lý kết quả.
- Bước 2: Tổ chức thực nghiệm
Trao đổi với giáo viên tham gia thực nghiệm về quy trình triển khai dạy học, về ý đồ, nội dung yêu cầu và tiến trình giờ thực nghiệm.
Đối với các giờ thực nghiệm dạy học đối chứng, sẽ tiến hành song song dạy hai giáo án. Giáo án đối chứng là giáo án do các thầy cô giáo ở trƣờng sở tại soạn giảng, còn giáo án thực nghiệm là giáo án do chúng tôi soạn trên cơ sở quy trình dạy học dự án đã trình bày.
Trong quá trình thực nghiệm, các thầy cô giáo tham gia đƣợc đề nghị thực hiện tối đa những nội dung trong ý đồ thiết kế thực nghiệm, đảm bảo đầy đủ các bƣớc trong quy trình triển khai dạy học dự án từ việc triển khai nhiệm vụ cho học sinh thực hiện ở nhà đến tiến trình lên lớp, chú trọng phát huy sự chủ động của học sinh và sử dụng các biện pháp sƣ phạm tác động, định hƣớng tiếp nhận cho học sinh trong giờ học.
- Bước 3: Thu thập và đánh giá kết quả thực nghiệm
Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm và đối chứng, giáo viên tiến hành khảo sát chất lƣợng học tập của học sinh sau giờ dạy thông qua cách kiểm tra bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm tự luận. Kết quả kiểm tra trắc nghiệm sẽ đƣợc xử lý theo phƣơng pháp thống kê toán học và khoa học giáo dục để có những nhận xét, đánh giá mang tính khách quan.
Bên cạnh đó, chúng tôi tiến hành khảo sát lấy ý kiến của giáo viên về phƣơng pháp tổ chức dạy học dự án áp dụng trong giờ thực nghiệm và ý kiến của học sinh về mức độ hứng thú với giờ dạy thực nghiệm. Căn cứ vào những ý kiến đó, chúng tôi sẽ có những đánh giá khách quan và chính xác hơn về tính khả thi của việc tổ chức dạy học dự án cho phần văn học nƣớc ngoài lớp 11.
3.3.5. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm
Sử dụng những nghiên cứu lý thuyết vào thiết kế thực nghiệm các bài học cụ thể là một công việc đòi hỏi sự đầu tƣ rất nhiều về thời gian. Với mục đích bƣớc đầu kiểm định tính khả thi và hiệu quả thực tiễn của những kết quả khoa học và quy trình dạy học theo dự án đƣợc luận văn nghiên cứu đề xuất, chúng tôi vận dụng thiết kế giáo án tổ chức dạy học theo dự án cho các bài văn học nƣớc ngoài lớp 11 trong chƣơng trình nâng cao. Các thiết kế thực nghiệm yêu cầu phải:
- Định hƣớng tiếp nhận các vấn đề đặt ra từ bài học phải phù hợp với trình độ và đặc điểm tiếp nhận của hoc sinh.
- Xây dựng đƣợc một hệ thống hoạt động và thao tác của học sinh tƣơng ứng với các nhiệm vụ học tập và biện pháp định hƣớng của giáo viên nhằm tổ chức hƣớng dẫn học sinh tự chiếm lĩnh bài học.
- Bám sát và đảm bảo yêu cầu chung đối với trình độ lớp học, đồng thời gợi mở những cách hiểu và cách giải thích khác nhau phù hợp với nội dung khách quan của tác phẩm nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh.
- Xử lý các số liệu từ kết quả thực nghiệm: Đối với các số liệu thu đƣợc trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi sử dụng các công thức toán thống kê sau đây để xử lý:
+ Công thức trung bình cộng: Trung bình cộng là một tham số đặc trƣng cho sự tập trung các số liệu, đƣợc kí hiệu là X. Công thức tính trung bình cộng nhƣ sau: ∑ ni xi X = ———— (1) n Trong đó: ni là tần số các giá trị xi xi là điểm kiểm tra
n là số học sinh tham gia thực nghiệm + Công thức tính phƣơng sai và độ lệch chuẩn
Phƣơng sai δ2 và độ lệch chuẩn δ là các tham số đo độ sai lệch hay mức độ phân tán của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng. Trong hai nhóm tham gia thực nghiệm, đối chứng, nhóm nào có độ lệch chuẩn nhỏ thì kết quả học tập đạt cao hơn. Muốn tính độ lệch chuẩn, trƣớc tiên cần tính tham số phƣơng sai δ2 theo công thức: ∑ ni (xi – X )2 δ2 = ———————— (2) n – 1
Độ lệch chuẩn δ là căn bậc hai của phƣơng sai:
∑ ni (xi – X )2
δ = ———————— (3) n - 1
Các phép thống kê trên nhằm so sánh sự khác biệt giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
Trên cơ sở mục đích và phƣơng pháp thực nghiệm nhƣ đã nêu, chúng tôi tiến hành vận dụng những lý luận về dạy học dự án và quy trình tổ chức dạy học dự án để thiết kế thực nghiệm trên lớp học với bài:
- Người trong bao (Sê-khốp)
3.3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm
Chúng tôi xem xét đánh giá việc dạy thực nghiệm trên 3 khâu: xây dựng mô hình thiết kế giáo án, tổ chức giờ dạy trên lớp và kết quả giờ dạy thực nghiệm.
3.3.6.1. Đánh giá mô hình thiết kế
Chúng tôi dựa vào các căn cứ sau để định chuẩn mô hình đánh giá thiết kế thực nghiệm:
- Thiết kế thực nghiệm có kết cấu chặt chẽ và logic, linh động và uyển chuyển trong những tình huống học tập đƣợc đặt ra từ nội dung của tác phẩm phù hợp với trình độ tiếp nhận và đặc điểm của học sinh.
- Thiết kế thực nghiệm các hoạt động học tập của học sinh yêu cầu phải đƣợc rõ ràng, cụ thể, có dự tính cho các tình huống, các phản hồi có khả năng nảy sinh trong quá trình tiếp nhận của học sinh.
- Thiết kế thực nghiệm là một phƣơng án đƣợc yêu cầu phải có định hƣớng chung cho hoạt động học tập của lớp học trong một chủ đề nhất định, nhƣng đồng thời cũng mở ra nhiều chiều hƣớng tiếp nhận trong khuôn khổ cho phép, nhằm phát huy sáng tạo của ngƣời học.
3.3.6.2. Đánh giá giờ lên lớp
Tiêu chí đánh giá tiến trình tổ chức giờ học thực nghiệm trên lớp đƣợc xây dựng dựa trên tƣ tƣởng, phƣơng hƣớng dạy học tích cực hoá hoạt động của học sinh, coi học sinh là chủ thể sáng tạo trong quá trình dạy học tác phẩm. Trên cơ sở đó, có thể đánh giá giờ lên lớp thực nghiệm theo các tiêu chuẩn sau:
- Tiến trình giờ dạy thực nghiệm chú trọng trực tiếp vào hoạt động của bản thân chủ thể học sinh, học sinh tham gia tìm kiếm thông tin, tự khám phá bài học để nhận thức giá trị và ý nghĩa hình tƣợng trong tác phẩm.
- Giờ trên lớp thực nghiệm tạo điều kiện thuận lợi để học sinh trao đổi tự bộc lộ nhận thức và cảm xúc trƣớc tình huống, vấn đề đặt ra từ tác phẩm một cách chủ quan của học sinh mà vẫn đảm bảo trật tự, logic của giờ học và yêu cầu định hƣớng sƣ phạm của giáo viên, tránh lối diễn giảng, truyền thụ một chiều hoặc ―thả‖ cho học sinh tự biên tự diễn.
- Trong tiến trình tổ chức giờ học thực nghiệm, sự dẫn dắt định hƣớng điều chỉnh của giáo viên giúp học sinh tự mình tiếp cận, chiếm lĩnh nội dung bài học.
3.3.6.3. Đánh giá kết quả giờ học thực nghiệm
Xác định tiêu chuẩn đánh giá cho một giờ dạy học Ngữ văn là một việc làm cần thiết, tuy nhiên để thực hiện điều này thì lại vô cùng phức tạp. Để có thể đánh giá một cách khách quan và chính xác, hiệu quả một giờ dạy học văn cần phải đảm bảo sự đánh giá trên cả hai phƣơng diện: định lƣợng và định tính.
- Về định tính: Dựa vào biên bản giờ thực nghiệm và ý kiến của giáo viên dạy, chúng tôi nhận xét, đánh giá chất lƣợng giờ học theo các tiêu chí:
+ Không khí lớp học
+ Thái độ, hứng thú tiếp nhận và tham gia hoạt động học tập của học sinh. + Mức độ tiếp thu, nhận thức về nội dung và nghệ thuật, kỹ năng đọc - hiểu tác phẩm.
- Về định lượng: Căn cứ vào kết quả :
+ Kết quả của bài trình bày của học sinh (bài chuẩn bị của nhóm) nhằm giúp chúng tôi nắm đƣợc mức độ tự học, tự đọc - hiểu và tinh thần chuẩn bị
của học sinh đối với bài học để biết nên bổ sung, điều chỉnh những gì về cả phƣơng pháp dạy học lẫn nội dung kiến thức.
+ Kiểm tra sau khi học tác phẩm với hình thức trắc nghiệm khách quan và bài tự luận cá nhân. Bài tập trắc nghiệm học sinh thực hiện tại lớp ngay trong giờ học để giúp nắm đƣợc học sinh có nắm đƣợc những nội dung cơ bản của bài học không. Bài tập tự luận đòi hỏi học sinh phải liên hệ, vận dụng những hiểu biết về kiến thức văn học cùng với kỹ năng làm bài văn nghị luận văn học để thực hiện.
3.3.6.4. Kết quả thực nghiệm
Chúng tôi tập hợp các bảng thống kê kết quả đánh giá của giáo viên ở các trƣờng thực nghiệm và tiến hành tổng kết lại thành hệ thống bảng điểm, có phân loại theo điểm số:
Điểm từ 0 đến dƣới 5: yếu Điểm 5, 6: trung bình Điểm 7, 8: khá Điểm 9, 10: giỏi Bảng 3.2: Tổng kết bảng điểm (268 học sinh) Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 0 0 0 0 4 12 68 92 42 30 20 ĐC 0 0 0 10 24 48 76 66 22 10 12
Bảng 3.3: Phân loại kết quả
Xếp loại điểm Yếu Trung bình Khá Giỏi
KQTN Số bài 268 4 80 134 50
% 1,49 29,85 50 18,66
KQĐC Số bài 268 34 124 88 22
Qua bảng điểm trên, có thể thấy rõ kết quả kiểm tra của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Cụ thể nhƣ sau:
- Điểm yếu của học sinh lớp thực nghiệm thấp hơn của lớp đối chứng là: 12,7 %– 1,49% = 11,21%
Tƣơng ứng với số bài điểm yếu thấp hơn là 30 bài.
- Điểm trung bình của học sinh lớp thực nghiệm thấp hơn của lớp đối chứng: 46,26% – 29,85% = 16,41%
Tƣơng ứng với số bài điểm trung bình thấp hơn là 44 bài
- Điểm khá của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là: 50% – 32,84% = 17,16%
Tƣơng ứng với số bài điểm khá cao hơn là 46 bài.
- Điểm giỏi của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn của lớp đối chứng là: 18,66% – 8,2% = 10,46%
Tƣơng ứng với số bài điểm giỏi cao hơn là 30 bài.
Cũng từ thống kê bảng điểm trên của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở trên, chúng tôi tiến hành xử lý số liệu để tính điểm số trung bình của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Kết quả nhƣ sau:
Bảng 3.4: Tổng hợp đánh giá kết quả
Kết quả Trung bình cộng Phƣơng sai Độ lệch chuẩn
Kết quả TN 7,21 7,8 2,79
Kết quả ĐC 6,23 14,2 3,77
Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả trên có thể thấy:
- Trung bình cộng kết quả của học sinh lớp thực nghiệm và trung bình cộng kết quả của học sinh lớp đối chứng có sự chênh lệch: trung bình cộng kết quả của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn trung bình cộng của kết quả đối chứng.
- Độ lệch chuẩn của kết quả thực nghiệm nhỏ hơn độ lệch chuẩn của kết quả đối chứng.
Bên cạnh đó, chúng tôi tổng hợp ý kiến đánh giá của giáo viên tham gia thực nghiệm và đối chứng, giáo viên tham gia dự giờ thực nghiệm sau giờ dạy nhƣ sau:
- Về nội dung tri thức bài giảng: 80% giáo viên đánh giá tốt, 20% giáo viên đánh giá khá.
- Về phƣơng pháp và phƣơng tiện: 92% giáo viên đánh giá tốt, 18% đánh giá khá.
- Về cấu trúc giờ học: 72,5% giáo viên đánh giá cấu trúc giờ học tốt, 27,5% đánh giá khá.
- Về khả năng tổ chức bao quát lớp: 86% giáo viên đánh giá tốt, 14% đánh giá khá
- Về thái độ học tập của học sinh: 79% giáo viên đánh giá tốt, 15% giáo viên đánh giá khá và 6% đánh giá trung bình.
Với đánh giá của các thầy cô giáo nhƣ trên cho thấy giờ học thực nghiệm đã bƣớc đầu đƣợc chấp nhận và đƣợc đánh giá cao, có sức thuyết phục với đội ngũ các thầy cô giáo đã từng có kinh nghiệm giảng dạy và tâm huyết với nghề.
Về phía học sinh, chúng tôi có tiến hành phỏng vấn lấy ý kiến ở các lớp dạy thực nghiệm bằng dạy học dự án thì thu đƣợc kết quả: Hầu hết tất cả các học sinh ở những lớp thực nghiệm đều cho rằng học tập theo dự án các em thấy tốn nhiều thời gian để tự học và tự làm nhiều, ko đƣợc thầy cô cho sẵn; việc làm việc nhóm và tổ chức học tập trên lớp giúp các em tự do phát biểu và nói lên những gì mình hiểu biết, hỏi những gì chƣa biết. Học sinh đều cho rằng học theo dự án giờ học sôi nổi và hào hứng hơn, đƣợc hoạt động tự do nhiều hơn, không bị quá gò bó.
Nhƣ vậy, từ những kết quả phân tích ở trên có thể đánh giá rằng những thực nghiệm cho thấy việc tổ chức dạy học dự án cho văn học nƣớc ngoài mà luận văn đề xuất có tính khả thi.
Mặt khác, cũng cần thấy rằng, việc đánh giá kết quả của một giờ dạy học văn cũng nhƣ việc thẩm định hiệu quả thực tiễn mà những phƣơng pháp sƣ phạm đang đƣợc thử nghiệm đem lại hoàn toàn không phải đơn giản và nhanh chóng, dễ nhận biết hoặc đƣợc cụ thể qua những số liệu mang tính định lƣợng. Điều cơ bản và quan trọng là cần phải có cách nhìn nhận và đánh giá dựa trên tổng thể các phƣơng diện và những tri thức có tính phƣơng pháp luận của lý luận dạy học hiện đại, cũng nhƣ quan niệm mới về vai trò của ngƣời học trong quá trình giáo dục đào tạo. Đứng trên tinh thần nhƣ vậy, qua quá trình tiến hành thực nghiệm và rút kinh nghiệm với các thầy cô cùng tham gia thực nghiệm, chúng tôi có những kết luận nhƣ sau:
- Giờ dạy học thực nghiệm phát huy đƣợc vai trò chủ động, tích cực của học sinh. Trong giờ học mỗi học sinh đều trở thành một chủ thể nhận thức, chủ thể hoạt động và tự mình chiếm lĩnh bài học. Các giáo viên đều đóng vai trò ngƣời cố vấn và hƣớng dẫn học sinh học tập. Giáo viên ngoài việc đóng vai trò ngƣời tổ chức, dẫn dắt giờ học không rời rạc, còn lồng ghép, tích hợp các kiến thức bổ trợ cho học sinh nhƣ kiến thức lí luận văn học, thi pháp học…liên quan đến bài học mà học sinh chƣa biết, củng cố kỹ năng đọc - hiểu…
- Giờ thực nghiệm tạo đƣợc không khí văn chƣơng cởi mở, dân chủ và sôi nổi trong lớp học. Mỗi cá nhân học sinh đều đƣợc tự do trao đổi và đối thoại về tác phẩm, đƣa ra những ý kiến, những nhận xét và đánh giá của riêng các em. Học sinh mạnh dạn thể hiện mình, thảo luận với nhau về những vấn đề khác nhau, tự do bày tỏ mong muốn và ý kiến với thầy cô giáo để đƣợc giải đáp cụ thể. Giáo viên cũng qua giờ học quan sát, theo dõi và nắm bắt những thể hiện của học sinh mình, những nhận thức cũng nhƣ vƣớng mắc, mâu thuẫn trong việc phân tích, lý giải của học sinh. Đồng thời, giáo viên căn cứ vào đó có những định hƣớng cách thức giải quyết hợp lý để học sinh tự lựa chọn đƣợc cách hiểu đúng, thích hợp, logic.
- Giờ dạy học thực nghiệm, học sinh đƣợc rèn luyện thêm những kỹ năng mềm nhƣ kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, nghiên cứu…
Giờ học thực nghiệm cũng gặp một số vấn đề khó khăn nhƣ: