Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học phần văn bản Nhật dụng (Ngữ văn 12 - Chương trình nâng cao (Trang 129)

8. Hƣớng triển khai nghiên cứu và cấu trúc luận văn

3.5.Kết quả thực nghiệm

3.5.1. Kết quả bài kiểm tra mức độ nhận thức của HS sau bài học: “Phát biểu theo chủ đề và phát biểu tự do” tại 2 lớp thực nghiệm và đối chứng

Đề kiểm tra đƣợc biên soạn theo nguyên tắc đảm bảo kiểm tra đƣợc hết các mục tiêu bậc 1 và bậc 2 của bài học đề ra và tiến hành cho HS thực hiện trong 15 phút ở cả 2 lớp. Chấm điểm theo thang điểm 10 với cách đánh giá: Loại giỏi (đạt từ 9- 10 điểm); Loại khá (7- 8 điểm); Loại trung bình (5-6 điểm); Loại yếu (3- 4 điểm); Loại kém (Từ 3 điểm trở xuống), chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau: Bảng 3.1: Kết quả thực nghiệm Lớp Số HS Kết quả thực nghiệm (%) Loại Giỏi Loại Khá Loại Trung Bình

Loại yếu Loại Kém Lớp thực nghiệm 47 21 HS 44,7% 18 HS 38,3% 8 HS 17% 0 HS 0% 0 HS 0% Lớp đối chứng 47 13 HS 27,65% 11 HS 23,4% 20 HS 42,55% 3 HS 6,4% 0 HS 0%

Qua kết quả của bài kiểm tra nhanh trên có thể nhận thấy, mức độ đạt đƣợc kiến thức của HS ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có sự chênh lệch rất rõ ràng. Ở lớp đối chứng, tỉ lệ HS có bài kiểm tra đạt loại Giỏi và Khá chỉ chiếm 51,05% trong khi đó tỉ lệ này ở lớp thực nghiệm là 83%, chênh lệch tới gần 32%. Ở lớp đối chứng, tỉ lệ HS có bài kiểm tra xếp loại Trung bình chiếm nhiều nhất so với các mục xếp loại khác (tỉ lệ trung bình là 42,55%), trong khi

đó, ở lớp thực nghiệm, tỉ lệ HS có bài kiểm tra đạt loại Giỏi lại cao nhất với 44,7%.

Với kết quả này, chúng tôi có thể khẳng định việc sử dụng các biện pháp tạo hứng thú cho HS trong giờ học phần VBND đã đem lại hiệu quả và có tính khả thi. Với các biện pháp nhƣ: vận dụng PPDH theo nhóm; dạy học nêu vấn đề tích hợp với ứng dụng công nghệ thông tin, giờ dạy học các bài học phần VBND thực sự đã có chất lƣợng cao hơn so với dạy học không áp dụng các biện pháp đã đề xuất.

3.5.2. Kết quả sản phẩm nhóm của HS tại lớp thực nghiệm (sau một tuần)

Nhiệm vụ nhóm sau giờ học của các nhóm đƣợc giao là:

1. Với nhiệm vụ nhóm 2 đã đƣa ra trong giờ học: Là một người hiểu rất

rõ về mối quan hệ giữa hạnh phúc và tiền bạc, em hãy phát biểu ý kiến của mình, các nhóm phải chỉnh sửa, điều chỉnh lại bài phát biểu của nhóm mình và có ứng dụng công nghệ thông tin (máy chiếu, các tài liệu minh họa lấy từ innernet; tranh ảnh, số liệu....) và trình bày lại trong giờ luyện tập.

2. Các nhóm viết và trình bày một bài phát biểu về chủ đề: Cách ăn mặc

và cá tính của bạn trẻ. Bài phát biểu đƣợc trình bày miệng với sự minh họa của các tƣ liệu, tranh ảnh đi cùng, trình bày ý tƣởng trên phần mềm Powpoint.

Với 2 nhiệm vụ trên (chỉ là nhiệm vụ đối với các nhóm tại lớp thực nghiệm),

các nhóm đã hoàn thành đúng thời hạn. Dự giờ tại giờ học Luyện tập về Phát

biểu tự do và phát biểu theo chủ đề, chúng tôi nhận thấy:

- Các bài phát biểu đều đảm bảo các yêu cầu đối với một bài phát biểu nói chung.

- Các sản phẩm nhóm đều tạo ấn tƣợng cho ngƣời nghe, ngƣời xem về chủ đề của bài tập, các nhóm phát biểu đƣa ra đƣợc chính kiến của mình.

- Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, bài phát biểu không những đi sâu, đúng trọng tâm mà còn mở rộng tới nhiều nội dung, tranh ảnh, thông tin và số liệu liên quan.

- Các sản phẩm nhóm đều đƣợc đánh giá từ loại Khá trở lên.

Với kết quả nhƣ vây, một lần nữa khẳng định tính hiệu quả của các biện pháp sƣ phạm đƣợc áp dụng nhằm tạo hứng thú cho HS trong giờ học các bài học về VBND.

3.5.3. Kết quả bài trắc nghiệm về mức độ hứng thú của HS sau khi học bài: “Phát biểu theo chủ đề và phát biểu tự do” tại lớp thực nghiệm

Chỉ với 3 câu hỏi ngắn nhƣng kết quả thu đƣợc cũng là một bằng chứng rất đáng tin cậy để khẳng định tính hiệu quả trong việc tạo hứng thú cho HS trong các giờ học về VBND.

Với câu hỏi thứ nhất, khi hỏi về mức độ hứng thú của HS sau khi học xong giờ học thực nghiệm:

Bảng 3.2: Điều tra về mức độ hứng thú của HS sau giờ học thực nghiệm Mức độ Rất hứng thú Hứng thú vừa phải Không hứng thú Không ý kiến 47 HS lớp thực nghiệm 39 83% 7 14,9% 1 2,1%

83% số HS tỏ ra rất hứng thú với giờ học mà các em đã học chứng tỏ hiệu quả cao của việc áp dụng các biện pháp sƣ phạm trong việc tạo hứng thú cho HS. Việc áp dụng các biện pháp sƣ phạm tạo hứng thú đã khẳng định tính khả thi trong dạy học.

Với câu hỏi thứ 2, khi hỏi về mức độ hứng thú của HS thay đổi thế nào giữa việc học trong giờ học có áp dụng các biện pháp sƣ phạm tạo hứng thú với giờ học đƣợc dạy học theo phƣơng pháp truyền thống, hầu hết HS đều chọn phƣơng án: Hứng thú đã tăng lên (với 43 HS lựa chọn trên tổng số 47 em). Nhƣ vậy, giờ học đã thực sự làm các em cảm thấy thích thú và hơn hết là làm biến chuyển một năng lực quan trọng ở các em, năng lực hứng thú nhận thức.

Và cũng hầu hết số HS đƣợc hỏi đã nhận xét, giờ học Phát biểu theo chủ đề và phát biểu tự do là một giờ học sôi nổi, HS rất hiểu kiến thức. Một điều làm các em thích thú trong giờ học ấy là các em đƣợc tự mình làm việc để tạo ra những sản phẩm học của chính mình, những sản phẩm vừa mang tính văn học nghệ thuật, lại vừa có ý nghĩa rất thiết thực và gần gũi với các em.

Trên đây là một số biện pháp, hình thức, phƣơng pháp nhằm tạo hứng thú cho HS trong dạy học phần VBND mà chúng tôi đã đề ra và tiến hành thực nghiệm. Tuy nhiên, cũng phải khẳng định rằng, không có một biện pháp hay phƣơng pháp nào là vạn năng có thể đáp ứng mọi yêu cầu của dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học phần VBND nói riêng. Mỗi một biện pháp đều có ƣu điểm, nhƣợc điểm riêng, điều quan trọng là chúng ta phải biết lựa chọn và sử dụng kết hợp các biện pháp dạy học khác nhau nhƣ thế nào để có hiệu quả nhất. Điều này còn tùy thuộc vào khả năng nghiệp vụ sƣ phạm và chuyên môn của mỗi giáo viên.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Việc lựa chọn các biện pháp sƣ phạm phù hợp với bản chất môn học, bài học nhằm gây hứng thú cho HS, nâng cao hiệu quả dạy học là một việc làm không hề đơn giản. Nó đòi hỏi công việc nghiên cứu phải đảm bảo đầy đủ cơ sở lí luận và thực tiễn, từ đó đƣa ra đƣợc những giả thuyết và phải kiểm nghiệm tính hiệu quả của những giả thuyết ấy trong thực tiễn dạy học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc nâng cao chất lƣợng dạy học Ngữ văn nói chung và dạy học Ngữ văn phần VBND nói riêng ở các trƣờng THPT đang trở thành nhiệm vụ cấp bách của nhà trƣờng và của GV bộ môn Ngữ văn. Một trăn trở đặt ra cần đƣợc giải quyết đúng mực là phải có những biện pháp sƣ phạm phù hợp, khả thi, hiệu quả để gây hứng thú cho HS trong các giờ học nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng. Xuất phát từ điều này, luận văn

đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài: Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho

HS trong dạy học phần VBND (Chương trình Ngữ văn 12 nâng cao) với việc đƣa ra và giải quyết các vấn đề sau:

- Nghiên cứu lí thuyết về hứng thú học tập nói chung và hứng thú học môn Ngữ văn của HS nói riêng với những nội dung về bản chất khái niệm, về đặc trƣng, các điều kiện tạo hứng thú.

- Nghiên cứu những đặc trƣng của các bài học về VBND, các VBND, những nguyên tắc cần tuân thủ trong việc tạo hứng thú cho HS trong giờ học các bài học về VBND.

- Nghiên cứu và đánh giá thực trạng dạy học các bài học về VBND trong chƣơng trình Ngữ văn 12 nâng cao.

- Đề xuất 3 biện pháp sƣ phạm nhằm tạo hứng thú cho HS trong giờ học các bài học về VBND gồm: Vận dụng PPDH theo nhóm, dạy học nêu vấn đề; ứng dụng công nghệ thông tin.

- Thực nghiệm và khẳng định tính hiệu quả của các biện pháp sƣ phạm đã đề xuất.

Trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết và dựa trên kết quả thực nghiệm, chúng tôi xin nêu ra một số kết luận sau:

Thứ nhất: Khẳng định vai trò và ý nghĩa của việc tạo hứng thú học tập Ngữ văn nói chung và dạy học phần VBND nói riêng cho học sinh THPT. Tạo hứng thú học tập sẽ thúc đẩy năng lực hứng thú nhận thức phát triển. Nó giúp học sinh say mê học tập, sáng tạo và chủ động chiếm lĩnh và làm chủ hoàn toàn kiến thức nhật dụng, từ đó có thể liên hệ tới bản thân, biến những kiến thức nhật dụng ấy thành kiến thức của chính mình, thành trải nghiệm riêng để hình thành các kĩ năng xã hội, kĩ năng sống. Việc tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học phần VBND càng thúc đẩy hơn nữa việc hoàn thành mục tiêu đƣa môn Ngữ văn trở thành chiếc cầu nối thế giới nghệ thuật và cuộc sống.

Thứ hai: Với thực trạng dạy và học Ngữ văn nói chung và dạy học phần VBND nói riêng nhƣ hiện nay thì việc nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp sƣ phạm nhằm tăng cƣờng hứng thú cho HS trong quá trình học tập là một việc làm cần thiết. Với các biện pháp sƣ phạm phù hợp, tƣơng thích với đặc trƣng cũng nhƣ nguyên tắc dạy học các bài học về VBND, thực trạng dạy học phần VBND xét từ góc độ tạo hứng thú sẽ đƣợc cải thiện theo chiều hƣớng tích cực góp phần nâng cao hiệu quả, chất lƣợng dạy học nói chung.

Thứ ba: Để HS thực sự hứng thú với môn học đòi hỏi GV phải sử dụng các biện pháp sƣ phạm sao cho phát huy đƣợc tối đa năng lực nhận thức của HS trong việc lĩnh hội và tiếp thu kiến thức, đặc biệt là phải tạo cơ hội cho HS phát huy hoạt động cá nhân, tự trải nghiệm và chiếm lĩnh kiến thức nhật dụng, biến chúng trở thành kinh nghiệm, kĩ năng sống. Với các biện pháp sƣ phạm đã đƣợc đề xuất trong luận văn, nếu GV biết sử dụng một cách hợp lí, nhuần nhuyễn, có kết hợp, phối hợp hài hòa, tƣơng thích với từng nội dung dạy học, từng chủ đề kiến thức nhật dụng thì sẽ đem lại những tác dụng đáng kể trong việc tạo dựng ở HS một niềm say mê hứng thú không đơn giản chỉ là sự hứng thú tức thời mà là sự hứng thú bền bỉ, lâu dài. Tuy nhiên, không có biện pháp nào là vạn năng trong dạy học. Để các biện pháp sƣ phạm đã đề xuất phát huy đƣợc tối đa những ƣu thế của chúng thì ngƣời GV phải thực sự linh hoạt, mềm dẻo trong việc phối kết hợp các biện pháp PPDH, phải xem xét tới mọi điều kiện của nội dung dạy học, tâm lí chủ thể HS, các phƣơng tiện dạy học, các hình thức kiểm tra đánh giá...Đặc biệt GV phải là ngƣời luôn chủ động trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, luôn luôn là ngƣời làm chủ nội dung và PPDH.

2. KHUYẾN NGHỊ

Trên cơ sở nghiên cứu đề tài, chúng tôi có một số khuyến nghị sau:

Thứ nhất: Để có thể gây hứng thú học tập nói chung và hứng thú học tập môn Ngữ văn nói riêng, việc dạy học phải đƣợc đảm bảo đầy đủ về cơ sở vật chất, các phƣơng tiện dạy học hiện đại. Đặc biệt, để có thể ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ học, hay để việc vận dụng các PPDH hiện đại: dạy học theo nhóm, đàm thoại nêu vấn đề.. thì yêu cầu về phòng học bộ môn, phòng học đƣợc trang bị đầy đủ các phƣơng tiện kĩ thuật là một điều rất cần thiết. Từ đó, chúng tôi đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công ty thiết bị sách

và trƣờng học, đề nghị các cấp lãnh đạo cần cung cấp thêm máy tính, máy chiếu, đồ dùng trực quan và tài liệu tham khảo cho nhà trƣờng THPT để đảm bảo cho việc dạy học của GV và HS có điều kiện thuận lợi nhất, nâng cao chất lƣợng dạy học.

Thứ hai: Để gây hứng thú học tập cho HS trong học môn Ngữ văn nói chung và học phần VBND nói riêng, một điều quan trọng và rất cần thiết là nên cho các em đi tham quan và tiến hành nhiều hoạt động ngoại khóa theo chủ đề các kiến thức nhật dụng mà các em đƣợc học. Chỉ có nhƣ thế, văn học mới trở thành chiếc cầu nối thực sự ý nghĩa giữa nghệ thuật và cuộc sống. Thông qua việc đi tham quan, tiến hành các hoạt động ngoại khóa, các kiến thức nhật dụng mà các em học tập đƣợc sẽ trở thành những hiểu biết, những kĩ năng xã hội.

Thứ ba: Để gây hứng thú học tập cho HS, tạo cho các em một niềm ham thích thực sự với môn Ngữ văn, đề nghị đội ngũ GV luôn phải chú ý sử dụng hợp lí, kết hợp đa dạng, hài hòa, tƣơng thích các phƣơng pháp, biện pháp dạy học với từng bài học, từng nội dung, chủ đề dạy học, phù hợp với tâm lí, trình độ HS.

Trên đây là những khuyến nghị và cũng là những mong mỏi của hầu hết GV THPT. Hy vọng chúng sẽ sớm đƣợc thực hiện để GV và các em HS có một môi trƣờng học tập tốt nhất.

CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1

Phiếu điều tra về hứng thú của HS trong giờ học VBND và các bài học về VBND

Các em học sinh thân mến!

Để góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học chƣơng trình Ngữ văn 12 nói chung và nâng cao hiệu quả dạy học phần VBND trong chƣơng trình Ngữ văn 12 nâng cao, tôi xin ý kiến của các em về thực trạng dạy học phần VBND, hứng thú của các em trong khi học các bài học này cũng nhƣ những ý kiến đóng góp của các em về các biện pháp phù hợp nhất có thể tạo hứng thú cho các em trong khi học những văn bản, bài học này.

Với các thông tin thu đƣợc, chúng tôi hoàn toàn sử dụng với mục đích nghiên cứu.

1) Em có hứng thú học các VBND, các bài học về VBND không? (Hãy chọn 1 ô duy nhất phù hợp với ý kiến của em và đánh dấu X)

Mức độ Lí do Rất hứng thú Hứng thú vừa phải Không Hứng thú Không có ý kiến Bài học về VBND rất thiết thực, gần gũi

Trong giờ học đƣợc liên hệ tới bản thân và liên hệ tới thực tế nhiều Có nhiều tƣ liệu phong phú Đƣợc tự trình bày với máy vi tính Giờ học thƣờng đƣợc tổ chức với nhiều PPDH khác nhau

2)Trong số các bài học sau đây, bài học nào là bài học về VBND?

a) Luyện tập về luật thơ

b) Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c) Ai đã đặt tên cho dòng sông

d) Tự do

3)Khi dạy học các VBND, các bài học về VBND, GV sử dụng các phương pháp nào sau đây là chủ yếu?

a) PPDH theo nhóm

b) Phƣơng pháp thuyết trình

c) Phƣơng pháp vấn đáp

d) Đáp án khác:………

4)Theo em để học tốt phần VBND, các bài học về VBND, em thường sử dụng biện pháp nào dưới đây?

a) Chỉ cần học nghiên cứu văn bản và bài tập trong sách giáo khoa kết hợp

nghe giảng trên lớp

b) Học sách giáo khoa, tham gia hoạt động trên lớp và sƣu tầm các tài liệu

liên quan ngoài văn bản, bài học.

c) Tự học, tự đọc tài liệu nghiên cứu mà không cần tham gia hoạt động học trên lớp

d) Ý kiến của em:………

5)PPDH theo nhóm được thầy cô áp dụng khi dạy những bài học nào sau

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học phần văn bản Nhật dụng (Ngữ văn 12 - Chương trình nâng cao (Trang 129)