Biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các bài học về

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học phần văn bản Nhật dụng (Ngữ văn 12 - Chương trình nâng cao (Trang 109)

8. Hƣớng triển khai nghiên cứu và cấu trúc luận văn

2.4.2.Biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các bài học về

về VBND

2.4.2.1. Xây dựng thư viện tư liệu về các chủ đề nhật dụng

Đối với môn Ngữ văn nói chung và phần VBND nói riêng, việc tích lũy tài liệu dạy học là rất cần thiết. Nếu trƣớc đây không có công nghệ thông tin, ngƣời GV có thể tích lũy kiến thức bằng cách đọc nhiều, ghi chép chọn lọc. Với công nghệ thông tin, GV có thể xây dựng cho riêng mình một thƣ viên tƣ liệu về các kiến thức bộ môn Ngữ văn trong đó có một phần kiến thức nhật dụng. Việc khai thác tƣ liệu có thể lấy từ các nguồn:

+ Khai thác thông tin, tranh, ảnh, tƣ liệu bài giảng về các VBND, các kiến thức nhật dụng từ mạng Internet.

+ Khai thác tranh ảnh từ sách, tài liệu, báo chí, tạp chí qua mạng.

Trong quá trình tham khảo sách, báo, tài liệu gặp những tranh, ảnh đặc biệt cần thiết, có thể dùng máy Scan quét ảnh và lƣu vào USB, cuối cùng cập nhật vào kho tƣ liệu của mình để phục vụ cho quá trình giảng dạy.

+ Khai thác từ băng hình, phim video, các phần mềm, tranh ảnh, bản đồ, hình vẽ... thông qua chức năng cung cấp thông tin của máy tính.

Ví dụ, với bài học Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại (Nguyễn Khắc Viện), GV có thể truy cập Internet, tìm kiếm tài liệu về tác giả, về văn bản, download, cut các video phim ảnh, âm thanh có liên quan; dùng công cụ tìm kiếm google tìm kiếm tranh ảnh minh họa, các bài báo về vấn đề: tu dƣỡng

học tập trong thời đại hội nhập…vv. Bằng cách tìm kiếm tƣ kiệu và xây dựng tƣ liệu nhƣ thế, GV sẽ có một tài liệu dạy học phong phú, đặc biệt là luôn luôn cập nhật những thông tin, kiến thức nhật dụng mới nhất đáp ứng yêu cầu kết nối văn học và cuộc sống.

2.4.2.2. Xây dựng bài giảng điện tử trong dạy học các VBND

Xem xét những nguyên tắc trong việc tạo hứng thú cho HS khi dạy học các VBND, các bài học về VBND, xem xét những ƣu điểm cũng nhƣ đánh giá những nhƣợc điểm của việc vận dụng công nghệ thông tin trong giờ dạy học các VBND, các bài học về VBND, xin đƣa ra một quy trình khái quát cho việc áp dụng công nghệ thông tin trong 1 giờ dạy học các bài học về VBND nhƣ sau:

Bƣớc 1: Lập kế hoạch ứng dụng công nghệ (Nằm trong việc lập kế hoạch dạy học các bài học về VBND)

- Xác định mục tiêu dạy học các bài học về VBND và mục tiêu

của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các bài học này: + Công nghệ thông tin chủ yếu đƣợc đƣa vào nhƣ một phƣơng tiện hỗ trợ trình chiếu bài giảng - các nội dung kiến thức nhật dụng: Các vấn đề về tác giả, văn bản, các chủ đề nhật dụng liên quan trong dạy học các bài đọc hiểu các VBND: Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại (Nguyễn

Khắc Viện); Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hƣợu); Thông điệp

nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 1-12-2003 (Cô phi a nan); Tư duy hệ thống – nguồn sức sống mới của đổi mới tư duy (Phan Đình Diệu).

+ Công nghệ thông tin nhƣ là công cụ hỗ trợ tạo ngữ liệu, tình huống giao tiếp, các bài tập nhật dụng trong giờ dạy học Làm văn với các

đề trong cuộc sống. Các bài tập tình huống đƣợc cụ thể hóa qua các video, các file âm thanh, hình ảnh, hay đơn giản chỉ là các tình huống đƣợc tạo thành văn bản trên các slide powerpoint.

+ Công nghệ thông tin chủ yếu đƣợc đƣa vào nhƣ là công cụ hỗ trợ tạo các bài tập luyện tập, các bài tập thảo luận với các nhiệm vụ nhóm trong quá trình học.

- Xác định nội dung nhật dụng trọng tâm, quan trọng của bài học. Với các bài học về VBND, các kiến thức văn học là quan trọng, song các kiến thức nhật dụng kết nối, mở rộng với cuộc sống cũng là nội dung trọng tâm. Để xác định các nội dung đem vào ứng dụng công nghệ thông tin, GV phải suy nghĩ, tính toán tới nhu cầu của HS và mục tiêu của bài học.

- Lựa chọn phƣơng pháp và cách thức tích hợp công nghệ thông

tin phù hợp trong giờ dạy học (Các phần mềm, cách thiết kế ,cách đƣa vào bài học, thời lƣợng..).

- Thiết kế, chuẩn bị các hoạt động có sử dụng công nghệ thông

tin trong hoạt động dạy học (nằm trong việc chuẩn bị giáo án). Ở hoạt động này, GV phải:

+ Hình dung việc thể hiện các nội dung dạy học cụ thể trên màn hình vi tính, cách thể hiện các thông tin, thể hiện các hiệu ứng phản hồi trong từng pha dạy học; thứ tự của các pha dạy học.

+ Mô tả toàn bộ các pha dạy học theo trật tự tuyến tính. Thiết kế các slide trình chiếu theo các pha dạy học đã hình dung. Với các chủ đề kiến thức nhật dụng, phải lƣu ý tới tính gần gũi, cập nhật, thiết thực của nội dung đƣợc trình chiếu trên các slide.

- Chạy thử, sửa chữa điều chỉnh…

Bƣớc 2: Sử dụng các phần mềm, các ứng dụng công nghệ đã chuẩn bị một cách hợp lí trong giờ học

Trong quá trình sử dụng luôn lƣu ý tới sự tƣơng hợp giữa kiến thức, thời lƣợng và các hoạt động công nghệ.

Việc sử dụng công nghệ thông tin trong giờ học các VBND cần lƣu ý các điểm sau:

- Tích hợp công nghệ thông tin trong các PPDH tạo hứng thú cho HS

nhƣ: Phƣơng pháp nhóm, dạy học nêu vấn đề…

- Các sản phẩm bài tập của HS, các bài trình bày của HS nên trình bày

bằng ứng dụng công nghệ thông tin.

- Các vấn đề nhật dụng trong một bài học có thể bị chia nhỏ ra làm nhiều mảng khác nhau, nhƣng không phải tất cả các nội dung ấy đều đƣợc trình bày với các phần mền trình chiếu. GV phải biết lựa chọn thật kĩ lƣỡng trƣớc khi ứng dụng công nghệ thông tin.

- Ứng dụng công nghệ thông tin khi thực sự cần thiết, không lạm dụng.

Luôn chú ý về vấn dề thời gian, tính hiệu quả.

Bƣớc 3: Kiểm tra tính hiệu quả của các hoạt động công nghệ, chuyển giao các hoạt động công nghệ cho HS (qua hệ thống bài tập về nhà, các nhiệm vụ nhóm…, các sản phẩm vận dụng sau giờ học).

Ở bƣớc này, GV có thể yêu cầu HS thực hiện một bài tập với chủ đề nhật dụng đã học thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin. Cũng có thể yêu cầu HS tìm kiếm thông tin về các chủ đề nhật dụng có liên quan trên mạng..vv.

2.4.2.3. Hướng dẫn HS ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình chuẩn bị và luyện tập với các kiến thức nhật dụng

Tận dụng khả năng ứng dụng công nghệ thông tin rất nhanh nhạy, thông thạo và sáng tạo của HS hiện nay, GV có thể hƣớng dẫn các em khai thác tƣ liệu, kiến thức về các chủ đề nhật dụng bằng cách tận dụng thế mạnh của internet, của các phần mềm trình chiếu tạo sản phẩm học.

GV có thể cung cấp cho HS địa chỉ một số trang web và yêu cầu các em tìm kiếm thông tin ở mạng internet để phục vụ công việc học tập theo từng chủ đề nhật dụng: Vấn đề văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập; Vấn đề tu dƣỡng đạo đức, học tập để trở thành một kẻ sĩ hiện đại; vấn đề môi trƣờng; vấn đề hạnh phúc và tiền bạc; vấn đề căn bệnh thế kỉ và thông điệp của Cô phi an nan..vv.

Từ các tài liệu mà các em sƣu tầm đƣợc, GV cũng có thể hƣớng dẫn HS tạo các sản phẩm thuyết trình, phát biểu về một chủ đề, một nhiệm vụ nhóm, một bài thảo luận trên máy chiếu và trình bày trƣớc lớp bằng phần mền Powerpiont hay Violet.

Kết hợp việc ứng dụng công nghệ thông tin với phƣơng pháp học nhóm sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc tạo hứng thú đối với HS. Trong các bƣớc của quy trình dạy học theo nhóm, với các hoạt động dành riêng cho HS và GV, có thể tích hợp với việc sử dụng công nghệ thông tin một cách hợp lí.

Chẳng hạn, với bƣớc 1 của quy trình phƣơng pháp nhóm: Định hướng

chuẩn bị, khơi gợi hứng thú, với hoạt động của HS là thu thập và xử lí các thông tin nhật dụng, các VBND có liên quan đến nội dung nhật dụng đang học theo khả năng, hứng thú, các em hoàn toàn có thể tận dụng tối đa ƣu thế của internet trong việc tìm kiếm và xử lí tài liệu. Hoặc ở bƣớc 3, với yêu cầu

đƣa ra cho HS là: Trên cơ sở các nền tảng kiến thức về nội dung, chủ đề nhật dụng đã có, theo định hướng của GV, các nhóm tiếp tục hoàn thiện sản phẩm nhóm. Phát huy tính sáng tạo, hứng thú của cá nhân làm sản phẩm nhóm trở nên độc đáo hơn, các em có thể tạo ra các sản phẩm học tập của mình thành các bài trình chiếu trên phần mềm Powerpoint; thành các thƣ viện dự liệu trên máy tính mà GV và các nhóm khác có thể tham khảo bất cứ khi nào…vv. Với công nghệ thông tin, tất cả các sản phẩm của nhóm sau giờ học sẽ thực sự khiến chính bản thân họ hứng thú, hơn nữa, với các sản phẩm ấy, các kiến thức nhật dụng đã đƣợc nghiên cứu, đánh giá rất kĩ càng trƣớc khi đi vào nhận thức sâu sắc của HS.

Trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết về hứng thú học tập nói chung và hứng thú học tập môn Ngữ văn nói riêng; nghiên cứu về những đặc trƣng cơ bản cũng nhƣ nguyên tắc tạo hứng thú cho HS trong khi dạy học các VBND, các bài học về VBND, chúng tôi đã lựa chọn và đƣa ra những biện pháp có ý nghĩa nhất, có khả năng tạo hứng thú cho HS trong khi dạy học các VBND, các bài học về VBND, đem lại hiệu quả dạy học cao, đó là: Vận dụng PPDH theo nhóm; dạy học nêu vấn đề; áp dụng công nghệ thông tin. Với mỗi biện pháp, chúng tôi đã nghiên cứu và đƣa ra quy trình áp dụng cụ thể. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những nghiên cứu về mặt lí thuyết, để kiểm nghiệm tính đúng đắn, hiệu quả của các biện pháp đã đƣa ra, cần phải có kết quả thực nghiệm sƣ phạm.

Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.1. Mục đích thực nghiệm

Tiến hành thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp sƣ phạm nhằm tạo hứng thú học tập cho HS trong dạy học phần VBND (Ngữ văn 12- Chƣơng trình nâng cao) mà chúng tôi đã đề xuất trong đề tài, bao gồm:

+ Tạo hứng thú cho HS trong dạy học phần VBND thông qua việc áp dụng PPDH theo nhóm.

+ Tạo hứng thú cho HS trong dạy học phần VBND thông qua việc vận dụng hệ PPDH nêu vấn đề.

+ Tạo hứng thú cho HS trong dạy học phần VBND thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình học tập.

Kết quả thu đƣợc từ thực nghiệm sƣ phạm sẽ là cơ sở để kết luận về tính khoa học, tính đúng đắn của các nguyên tắc trong khi tạo hứng thú trong dạy học phần VBND, là minh chứng để khẳng định tính khả thi, hiệu quả của những biện pháp sƣ phạm mà đề tài đã đề xuất. Trong quá trình thực nghiệm, điều mà chúng tôi đặc biệt lƣu ý là các biện pháp sƣ phạm đã đƣa ra có ảnh hƣởng, tác động nhƣ thế nào tới tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS và đặc biệt là có tạo đƣợc hứng thú cho các em hay không.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học phần văn bản Nhật dụng (Ngữ văn 12 - Chương trình nâng cao (Trang 109)