8. Hƣớng triển khai nghiên cứu và cấu trúc luận văn
2.3.2. Các nội dung của dạy học nêu vấn đề trong dạy học các bài học về
VBND
Ứng dụng dạy học nêu vấn đề vào dạy học các VBND, các bài học về VBND, theo chúng tôi có thể có các nội dung sau: Trình bày nêu vấn đề; đàm thoại nêu vấn đề (thông qua trao đổi các câu hỏi, bài tập, tình huống các vấn đề).
2.3.2.1. Trình bày nêu vấn đề trong dạy học các bài học về VBND
Trình bày nêu vấn đề khác với dạng trình bày thông báo, tái hiện. Nếu trình bày thông báo tái hiện yêu cầu HS chỉ nhớ, nhắc lại những kiến thức của thầy truyền đạt. GV làm tất cả mọi việc mà không chú ý tới đặt câu hỏi để phát huy tính tích cực nhận thức của HS, không kích thích sự say mê, hứng thú của HS. HS chỉ ghi chép những điều GV giảng, những kết luận có sẵn của thầy mà không cần phải suy nghĩ trả lời các câu hỏi tại sao hay nhƣ thế nào. Trong khi đó, với cách trình bày nêu vấn đề, tình hình hoàn toàn khác. GV phải trình bày các tri thức theo con đƣờng suy nghĩ, tìm tòi ở các nhà khoa học trong quá trình khám phá tìm ra các chân lí khách quan, do đó HS đƣợc làm quen với phƣơng pháp tƣ duy khoa học, khả năng phát hiện mâu thuẫn nhận thức, hình thành vấn đề và đề xuất giả thuyết giải quyềt vấn đề thông qua phƣơng pháp diễn giải nêu vấn đề. Với lối tƣ duy ấy, HS thực sự cảm thấy mình đƣợc hoạt động, mình đóng vai trò là ngƣời kiếm tìm chân lí thực sự từ đó cảm thấy hứng thú và yêu thích việc học.
Với môn Ngữ văn nói chung, các kiến thức nhật dụng hoặc các vấn đề liên quan tới các kiến thức nhật dụng nói riêng, việc trình bày các kiến thức dƣới dạng trình thông báo, tái hiện sẽ khiến HS cảm thấy nhàm chán, kiến thức ấy không thể ở lại trong trí nhớ dài hạn của các em và tệ hơn nữa, các em không có cơ hội để tự mình trải nghiệm các kiến thức ấy. Các em không đƣợc
đặt mình trong môi trƣờng với kiến thức ấy, vậy là mục đích dạy học của phần kiến thức nhật dụng: trở thành chiếc cầu nối giữa HS và cuộc sống không thực hiện đƣợc.
Ví dụ, khi dạy học bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hƣợu),
nếu trình bày theo kiểu thông báo kiến thức, GV sẽ lần lƣợt giảng cho HS các nội dung kiến thức:
+ Về tác giả, tác phẩm
+Về những nét đặc thù của văn hóa Việt Nam
+ Về những yêu cầu cần có của nền văn hóa nƣớc nhà trong xu thế hội nhập với thế giới
+ Về cách trình bày sắc sảo, sáng rõ và có căn cứ về những vấn đề lớn của văn hóa
Với cách trình bày này, GV vừa là ngƣời dẫn dắt, trình bày kiến thức, vừa tự mình phân tích cho HS nghe hiểu về nội dung nhật dụng cũng nhƣ về nghệ thuật của văn bản. Nhƣ vậy, với cách trình bày này, GV đã tự mình làm hết mọi việc từ việc phân tích, đánh giá tổng hợp các vấn đề về văn hóa Việt Nam trong thời kì hội nhập và hầu nhƣ không chú ý đặt câu hỏi hay tổ chức các hoạt động để phát huy tính tích cực nhận thức, các em không cảm thấy hứng thú say mê với kiến thức của bài bởi lẽ, học về một vấn đề nhật dụng, gần gũi với thực tiễn: Văn hóa Việt Nam trong thời kì hội nhập mà các em không đƣợc tự mình liên hệ, không đƣợc tự mình phân tích và đánh giá về vấn đề đó.
về đặc điểm chung của văn hóa Việt Nam, đặt ra những câu hỏi có vấn đề nhằm kích thích HS hứng thú, say mê tự mình chiếm lĩnh và khám phá kiến thức. Trình bày nêu vấn đề có thể thấy ngay ở cách nêu vấn đề. Để dẫn dắt vấn đề: Văn hóa Việt Nam trong thời kì hội nhập. GV có thể nêu: Trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra trên rất nhiều lĩnh vực của đời sống hiện nay, bản sắc dân tộc trở thành một vấn đề lớn thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Không hiểu thấu đáo các giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc sẽ dấn đến nguy cơ đánh mất các giá trị truyền thống quý báu. Hôm nay, các em sẽ cùng tìm hiểu về bản sắc văn hóa Việt Nam qua bài học: Nhìn về vốn văn hóa dân tộc.
Hoặc GV cũng có thể đọc nhan đề bài văn: Nhìn về vốn văn hóa dân
tộc, và đặt câu hỏi: Tại sao lại phải nhìn về vốn văn hóa của dân tộc trong xu thế hiện đại hóa, hội nhập với thế giới hiện nay?
Ở những nội dung cần trình bày, GV chỉ nên đƣa ra những kiến thức cơ bản nhất, những kiến thức nằm trong một hệ thống nhằm dẫn HS tới đích cuối cùng là nắm bắt đƣợc vấn đề nhật dụng.
Chẳng hạn, cũng với bài học trên, để dẫn dắt HS tới nghệ thuật lập luận
sắc sảo, rõ ràng của bài văn, GV có thể trình bày: Đi từ những nhận xét khái
quát về văn hóa dân tộc, từ tâm lí người dân Việt Nam tới nét văn hóa đặc sắc, tới khuynh hướng văn hóa....tác giả đã cho chúng ta thấy một thái độ, một cách nhìn văn hóa dân tộc từ hiện đại. Cách lập luận như thế có thể gợi mở cho ta một phương pháp tìm hiểu về nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam: tư duy hệ thống, đi từ con người, cuộc sống tới tâm linh, văn hóa.
Trình bày nêu vấn đề tỏ ra rất phù hợp với các vấn đề cần diễn giảng ở các bài đọc hiểu nói chung và các bài đọc hiểu VBND nói riêng. Cách GV
trình bày theo lối gợi mở dần vấn đề giúp HS nắm bắt một cách chắc chắn, nhập tâm sẽ khiến các kiến thức nhật dụng ở lại trong trí nhớ và hành động của các em. Hơn nữa, việc trình bày nêu vấn đế sẽ khiến các vấn đề nhật dụng khô khan trở nên có sức hút với HS, kích thích các em say mê học tập, tìm tòi, nhận thức.
2.3.2.2. Đàm thoại nêu vấn đề trong dạy học các bài học về VBND
Phƣơng pháp đàm thoại nêu vấn đề còn gọi là phƣơng pháp hỏi đáp nêu vấn đề. Đây là phƣơng pháp bao gồm một hệ thống câu hỏi tổ chức HS độc lập phát hiện và giải quyết vấn đề mới trong nhận thức.
Trong dạy học Ngữ văn nói chung và dạy học các bài học về VBND, các VBND nói riêng, không thể không sử dụng phƣơng pháp đàm thoại. Tuy nhiên, đàm thoại nêu vấn đề và đàm thoại lại là 2 vấn đề khác nhau. Nếu chỉ dùng đàm thoại tái hiện – thông báo thì hiệu quả tạo hứng thú cho HS không thực sự cao. Với các vấn đề nhật dụng, đàm thoại nêu vấn đề sẽ khiến chúng đƣợc đào sâu, tìm hiểu kĩ, đƣợc lật đi, lật lại ở các mặt, các khía cạnh khác nhau.
Trong đàm thoại nêu vấn đề, nội dung mà GV cần phải quan tâm nhiều nhất là hệ thống các câu hỏi. Hệ thống này bao gồm câu hỏi tái hiện và câu hỏi có vấn đề, trong đó câu hỏi có vấn đề là thành tố chính. Các câu hỏi tái hiện giúp cho HS tìm ra các tri thức là cơ sở khoa học của vấn đề mới, là điểm tựa cho hoạt động giải quyết vấn đề.
Trong dạy học các bài học về VBND, VBND, hệ thống các câu hỏi tái hiện là những câu hỏi làm nổi bật các kiến thức cơ sở nhật dụng: Các số liệu, các thông tin đƣợc nêu trong bài học, các thông tin tìm kiếm ngoài văn bản
giới phòng chống AIDS, câu hỏi: Ngày thế giới phòng chống AIDS là ngày nào?; Thực trạng của căn bệnh AIDS trên thế giớ hiện nay diễn ra như thế nào? Đƣợc xem là những câu hỏi mang tính chất tái hiện. Đặt câu hỏi tái hiện trong đàm thoại nêu vấn đề cần phải có sự chọn lọc các sự kiện, các thông tin đƣợc hỏi. Chúng phải là các thông tin nhật dụng cơ sở tạo nên cái nhìn đầy đủ nhất, chính xác nhất cho HS về vấn đề nhật dụng mà học đang đƣợc tiếp cận.
Bên cạnh câu hỏi mang tính chất tái hiện, thông báo, trong đàm thoại nêu vấn đề cần phải có các câu hỏi nêu vấn đề. Đây là thành tố chính, là phƣơng tiện để thực hiện đàm thoại nêu vấn đề. Câu hỏi có vấn đề là câu hỏi mà ở đó yêu cầu đối với câu trả lời của HS là phải chứa đựng nội dung mới trong vấn đề. Câu hỏi ấy phải có tác dụng định hƣớng cho HS phát hiện mâu thuẫn khách quan chuyển thành mâu thuẫn logic của chủ thể và đề xuất phƣơng án giải quyết vấn đề đó. Các vấn đề nhật dụng cần đến sự phát biểu ý kiến cá nhân, các vấn đề cần tới sự đánh giá của bản thân ngƣời học, chẳng hạn: Mối quan hệ giữa văn hóa dân tộc và những điều kiện hội nhập; Con đường nào để trở thành một kẻ sĩ trong thời đại ngày nay; Vấn đề môi trường và ý thức cá nhân; Ý thức cá nhân trước hiểm họa thế giới: AIDS...đều có thế trở thành chủ đề cho các câu hỏi có vấn đề trong đàm thoại nêu vấn đề khi dạy học các VBND, bài học về VBND. Tuy là thành tố chính, nhƣng trong dạy học đàm thoại, các câu hỏi tái hiện thông báo và các câu hỏi có vấn đề phái đƣợc đan cài một cách hợp lí, hài hòa, cái này là cơ sở kiến thức của cái kia. Các câu hỏi tái hiện – thông báo sẽ có tác dụng tích cực hỗ trợ HS suy nghĩ độc lập, giải quyết các vấn đề nhật dụng trong câu hỏi có vấn đề.
Trình tự tổ chức đàm thoại nêu vấn đề cho HS trong dạy học các VBND, bài học về VBND có thể nhƣ sau:
Xác định các nội dung nhật dụng mang tính chất tái hiện, thông báo; các nội dung nhật dụng mang “vấn đề” cần giải quyết trong mỗi bài học.
Căn cứ vào các nội dung nhật dụng đã xác định, xây dựng hệ thống các câu hỏi bao gồm: câu hỏi mang tính chất tái hiện- thông báo; câu hỏi nêu lên vấn đề nhật dụng cần HS duy nghĩ giải quyết. Các câu hỏi đƣợc sắp xếp theo một trình tự logic chặt chẽ, thể hiện cấu trúc dạy học nêu vấn đề.
Tổ chức đàm thoại với hệ thống các câu hỏi đã xây dựng nhằm phát huy hoạt động tích cực, độc lập của HS.
Khái quát lại vấn đề rút ra được qua đàm thoại. Các vấn đề nhật dụng đƣợc rút ra không chỉ là những kiến thức lí thuyết đơn thuần, hơn hết nó phải đƣợc rút ra từ chính sƣ tự trải nghiệm, sự tƣ duy nghiêm túc, thái độ học tập đầy hứng thú của HS.
Cách tổ chức đàm thoại có thể là:
- GV nêu ra từng câu hỏi theo hệ thống, yêu cầu HS suy nghĩa giải quyết. - GV nêu ra hệ thống tất cả các câu hỏi và yêu cầu tập thể HS suy nghĩ, tìm tòi giải quyết (phù hợp với làm việc theo nhóm).
Tổ chức đàm thoại theo cách nào thì các vấn đề nhật dụng cần đƣợc tìm ra cũng cần phải đƣợc sắp xếp theo một trình tự logic, một hệ thống móc nối kiến thức chặt chẽ, bằng cách đó HS sẽ học đƣợc cách giải quyết vấn đề theo tƣ duy hệ thống, kích thích sự tìm tòi và phát triển hứng thú của HS. Tổ chức đàm thoại sẽ phù hợp hơn với việc dạy học Ngữ văn nếu biết kết hợp với trình bày nêu vấn đề, quan sát tranh ảnh, sử dụng sự hỗ trợ của các phƣơng tiện nghe nhìn.
Có thế nêu ra đây ví dụ về cách tổ chức đàm thoại nêu vấn đề trong khi
dạy học bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hƣợu). Để tổ chức đàm
thoại trong khi dạy học bài đọc hiểu VBND này, các bƣớc mà GV phải chuẩn bị là:
Xác định các nội dung nhật dụng, bao gồm:
- Các nội dung mang tính chất tái hiện, thông báo về chủ đề các đặc điểm của văn hóa Việt Nam.
+ So với các nền văn hóa trên thế giới, văn hóa nƣớc ta không đồ sộ, không phải là nền văn hóa lớn.
+ Quan niệm về tôn giáo, tín ngƣỡng trong văn hóa ngƣời Việt. + Quan niệm về cái đẹp, sự hài hòa trong văn hóa Việt Nam.
Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam: thiết thực, linh hoạt, dung hòa. - Các nội dung nhật dụng mang “vấn đề” cần giải quyết về văn hóa Việt Nam trong thời kì hội nhập.
+ Việc gìn giữ, phát huy nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam trong sự xâm nhập của các nền văn hóa khác trong bối cảnh hội nhập.
+Phƣơng pháp tìm hiểu nét đặc sắc văn hóa Việt Nam và mối quan hệ với phƣơng pháp tƣ duy của giới trẻ hiện nay.
+ Vị trí, nhiệm vụ của bản thân mỗi ngƣời dân Việt Nam trong nền văn hóa dân tộc.
Căn cứ vào các nội dung trên, xây dựng hệ thống câu hỏi. Bao gồm các câu hỏi tái hiện-thông báo và các câu hỏi nêu vấn đề. Hệ thống câu hỏi mẫu mà chúng tôi đƣa ra:
1. Trong cách nhìn của tác giả về văn hóa Việt Nam, văn hóa Việt Nam
có những nét đặc sắc nào?
2. Nhận định về văn hóa Việt Nam, tác giả Trần Đình Hƣợu viết: Tất cả
đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải. Em hãy nêu và phân tích một vài ví dụ qua văn học và trong cuộc sống để chứng minh điều đó.
3. Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam theo tác giả là gì? Điều đó đƣợc
thể hiện qua các biện pháp nghệ thuật, cách lập luận thế nào?
4. Thực trạng của việc giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam hiện nay có điều
gì gợi cho em phải suy nghĩ?
5. Em có suy nghĩ thế nào về việc phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập?
6. Theo em, hệ thống lập luận của tác giả đã gợi mở đƣợc điều gì về về phƣơng pháp tìm hiểu nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam? Phƣơng pháp nghiên cứu văn hóa Việt Nam nhƣ thế có gợi cho em suy nghĩ gì về phƣơng pháp tƣ duy trong học tập của chúng ta hiện nay?
7. Với bản thân em, việc tìm hiểu nét đặc sắc về văn hóa Việt Nam có ý
nghĩa thế nào?
Khái quát vấn đề rút ra được qua đàm thoại. Các vấn đề rút ra đƣợc chính là các chủ đề kiến thức nhật dụng mà GV đã nêu ra ở bƣớc 1 nhƣng quan trọng hơn, các kiến thức ấy phải là những kiến thức có định hƣớng cho HS.