Phân tích nội dung của hệ thống các bài học về VBND trong Ngữ văn

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học phần văn bản Nhật dụng (Ngữ văn 12 - Chương trình nâng cao (Trang 44)

8. Hƣớng triển khai nghiên cứu và cấu trúc luận văn

1.3.1. Phân tích nội dung của hệ thống các bài học về VBND trong Ngữ văn

văn 12 nâng cao

1.3.1.1. Vị trí, mục tiêu của các bài học về VBND trong chương trình Ngữ Văn 12 nâng cao

Trong chƣơng trình Ngữ văn 12 nói chung, chƣơng trình Ngữ văn nâng cao 12 nói riêng, hệ thống các bài học về VBND, các VBND không nắm giữ vị trí chủ chốt (vì mục đích của môn Ngữ văn vẫn là hƣớng đến các văn bản văn học) nhƣng lại có một vai trò hết sức quan trọng: là chiếc cầu nối giữa thế giới văn học và cuộc sống thực tại. Các VBND sẽ có vai trò mở rộng và định hƣớng kiến thức về cuộc sống, phƣơng pháp cho HS trên cơ sở “đọc hiểu” một văn bản. Tức là các VBND trở thành phƣơng tiện kết nối các kĩ năng và tƣ duy thuộc văn học với kiến thức cập nhật trong cuộc sống hiện tại.

Là sự tiếp nối hệ thống các VBND từ các lớp học dƣới cấp THCS, tới lớp 10, 11 nâng cao, hệ thống các bài học về VBND đƣợc đƣa vào chƣơng trình Ngữ văn 12 nâng cao nhằm tiếp tục cung cấp và mở rộng hiểu biết về những vấn đề gần gũi, bức thiết đang diễn ra trong đời sống xã hội hiện đại, từ đó tăng cƣờng ý thức công dân đối với cuộc đời mỗi HS, góp phần hoàn thành định hƣớng mục tiêu chung của các bài học về VBND.

Nằm trong hệ thống định hƣớng mục tiêu của các bài học về VBND xuyên suốt các cấp, nằm trong định hƣớng mục tiêu chung của bộ môn Ngữ văn nói chung, các bài học về VBND đƣợc đƣa vào chƣơng trình Ngữ văn 12 nâng cao với các mục tiêu riêng biệt sau:

- Cung cấp cho HS những hiểu biết về văn hóa, xã hội, lịch sử, đời sống của con ngƣời Việt Nam và những thông tin về các vấn đề đang diễn ra trên thế giới.

- Bồi dƣỡng thêm năng lực sử dụng tiếng Việt, tiếp nhận một VBND với các vấn đề xã hội, cảm thụ thẩm mỹ, phƣơng pháp học tập, tƣ duy đặc biệt là phƣơng pháp tự học, năng lực ứng dụng những điều đã học vào cuộc sống. - Hình thành, nâng cao tình yêu văn học, tinh thần dân chủ, nhân văn, tinh thần hữu nghị hợp tác, ý thức cộng đồng, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc.

Trong cuốn “Chương trình giáo dục phổ thông”, các mục tiêu của các

bài học về VBND đƣợc cụ thể hóa thành các chuẩn kiến thức, kỹ năng nhƣ sau:

- Hiểu nội dung một số bài viết về những vấn đề cấp thiết đặt ra trong cuộc sống : như đổi mới tư duy, ứng dụng công nghệ thông tin…

- Biết cách đọc – hiểu các VBND.

[4, tr.129].

Với tƣ cách là các văn bản kết thúc hệ thống các VBND đƣợc đƣa vào chƣơng trình Ngữ văn THCS, THPT, các VBND trong chƣơng trình Ngữ văn 12 giữ vai trò là ngƣời hoàn thiện một hệ thống nội dung nhật cần thiết cung cấp cho HS. Để làm tốt vai trò ấy, trong quá trình dạy học các bài học về VBND, ngƣời GV và HS phải luôn bám sát các mục tiêu dạy học.

1.3.1.2. Hệ thống các bài học về VBND trong chương trình Ngữ văn 12 nâng cao

Hệ thống các bài học về VBND, các VBND đƣợc đƣa vào chƣơng trình Ngữ văn của các cấp học và đƣợc phân phối rải rác, khá đồng đều trong suốt chiều dọc của chƣơng trình Ngữ văn THPT.

Là sự tiếp nối hệ thống các VBND, các bài học về VBND từ chƣơng trình Ngữ văn lớp 6, 7, 8, 9, 10,11… Các bài học về VBND, VBND đƣợc đƣa vào chƣơng trình Ngữ văn 12 nâng cao nhằm tiếp tục cung cấp và mở rộng hiểu biết về những vấn đề gần gũi, bức thiết đang diễn ra trong đời sống xã hội hiện đại. Với HS lớp 12, đó là những chủ đề gần gũi mà mỗi HS khi sắp rời ghế nhà trƣờng, bƣớc vào cuộc sống mới, làm chủ đất nƣớc cần phải có nhƣ một nền tảng vững chắc về văn hóa, tƣ duy, hội nhập cho cuộc sống tƣơng lai, từ đó tăng cƣờng ý thức công dân đối với cộng đồng trong mỗi HS góp phần hoàn thành định hƣớng mục tiêu chung của các bài học về VBND, VBND.

Với các chủ đề hƣớng đến văn hóa Việt Nam, công cuộc đổi mới tƣ duy trên đƣờng hội nhập, hƣớng đến những kiến thức trang bị cho HS, hệ thống các bài học về VBND, VBND trong chƣơng trình Ngữ văn 12 nâng cao bao gồm các bài học, các văn bản sau đây:

Bảng 1.1: Khảo sát các bài học về VBND, các VBND trong chương trình Ngữ văn 12 Nâng cao

STT Văn Bản Bài học Đề Tài

1 Đoạn trích trong tác

phẩm Thế giới phẳng

Bài viết nghị luận xã hội (ở nhà) Các kĩ năng cần có trong cuộc sống hiện đại 2 Con đường trở thành kẻ hiện đại (Nguyễn Khắc Viện)

Đọc hiểu văn bản: “Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại”  Con đƣờng tu dƣỡng của một trí thức chân chính trong thời đại hiện nay 3 Môi trường và phát triển (www.nguoidaibieu.c om) Luyện tập vận dụng kết hợp các phƣơng thức biểu đạt trong văn nghị luận

Môi trƣờng và vấn đề phát triển 4 Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hƣợu) Đọc hiểu văn bản: Nhìn về

vốn văn hóa dân tộc

Văn hóa Việt Nam trong thời đại hội nhập Nghị luận về một hiện

tƣợng đời sống 

Các vấn đề bức thiết trong đời sống hiện (thi cử, ô nhiễm, dân số..)

5 Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 1-12- 2003 (Cô phi a nan)

Đọc hiểu văn bản: Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 1-12- 2003

Cuộc đấu tranh chống đại dịch HIV AIDS hiện nay trên thế giới

6 Tư duy hệ thống – nguồn sức sống mới của đổi mới tư duy

(Phan Đình Diệu)

Đọc hiểu văn bản: Tư duy

hệ thống – nguồn sức sống mới của đổi mới tư duy

Vấn đề đổi mới tƣ duy trong xã hội hiện đại

7 Hạnh phúc và tiền bạc (ThƣơngVũ, tuoitreonline. 13 -5 – 2007) Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác nghị luận Mối quan hệ giữa hạnh phúc và vấn đề tiền bạc trong cuộc sống hiện đại Phát biểu theo chủ đề và phát biểu tự do  Kĩ năng phát biểu theo chủ đề và tự do Luyện tập về phát biểu theo chủ đề và phát biểu tự do 

(Trịnh Văn – báo Nhân dân, 2003)

nƣớc và các nguy cơ với thế giới

9 Lợi thế người đi sau

(Nguyễn Mạnh – Báo quân đội nhân dân – 2007)

Thân Bài Cơ hội và thách

thức của Việt

Nam trên

đƣờng hội nhập Xây dựng đề cƣơng diễn

thuyết  Diễn thuyết một vấn đề trong cuộc sống hiện đại Văn bản tổng kết  Tổng kết một vấn đề trong cuộc sống Chú thích: Chữ in nghiêng: Tên các VBND  Đánh dấu các bài học về VBND

Quan sát bảng trên, nhận thấy có tất cả 9 VBND và 9 bài học về VBND. Trong đó:

- Có 4 VBND đƣợc sử dụng làm văn bản đọc hiểu trong các bài học

đọc hiểu đó là: Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại, Nhìn về vốn văn hóa dân

tộc, Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 1-12-2003, Tư duy hệ thống – nguồn sức sống mới của đổi mới tư duy.

- 5 VBND đƣợc sử dụng làm ngữ liệu dạy học trong các bài học Làm văn và tiếng Việt. Đó là các VBND: Đoạn trích trong tác phẩm Thế giới phẳng; Môi trường và phát triển(www.nguoidaibieu.com), Hạnh phúc và tiền

bạc (ThƣơngVũ, tuoitreonline. 13 -5 – 2007), Khan hiếm nước ngọt (Trịnh

Văn – báo Nhân dân, 2003), Lợi thế người đi sau (Nguyễn Mạnh – Báo quân

đội nhân dân – 2007).

- 9 bài học về VBND bao gồm:

- 4 bài đọc hiểu văn bản: Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại, Nhìn về

vốn văn hóa dân tộc, Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 1-12- 2003, Tư duy hệ thống – nguồn sức sống mới của đổi mới tư duy.

- 5 bài làm văn, thực hành viết các VBND: Nghị luận về một hiện tượng đời sống; Phát biểu theo chủ đề và phát biểu tự do; Luyện tập về phát biểu theo chủ đề và phát biểu tự do; Xây dựng đề cương diễn thuyết; Văn bản tổng kết. Các bài học Làm văn này hầu hết là những bài học mang tính chất rèn luyện kĩ năng, tạo lập văn bản thƣờng gặp trong cuộc sống hằng ngày (Cả văn bản nói và văn bản viết).

Sự xuất hiện của 9 VBND và 9 bài học về VBND trong chƣơng trình Ngữ văn 12 nâng cao là minh chứng cho thấy sự đổi mới SGK theo hƣớng tích hợp, gắn kết với đời sống. Sự xuất hiện của các văn bản và các bài học này đã làm cho giáo khoa bớt tính hàn lâm, kinh viện về kiến thức nhƣng đồng thời tạo ra một thách thức mới cho cả ngƣời học và ngƣời dạy là làm thế nào để HS thực sự hứng thú, thực sự muốn khám phá khối lƣợng kiến thức này khiến nó thực sự trở thành cầu nối HS với các vấn đề của cuộc sống.

1.3.2. Thực trạng việc tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học các bài học về VBND

Qua khảo sát một số giáo án của các GV tại các trƣờng THPT, trực tiếp tham gia dự giờ một số tiết dạy học các bài học về VBND, qua điều tra phỏng vấn 5 GV, qua kết quả tổng hợp trên phiếu điều tra phát cho HS của 3 lớp 12 tại 3 trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Nam Định (THPT Hoàng Văn Thụ - Vụ

Bản, THPT Nguyễn Bính – Vụ Bản, THPT Nguyễn Đức Thuận – Vụ Bản), có thể kết luận rằng: Thực tiễn dạy học các bài học về VBND hiện nay đã và đang bộc lộ những bất cập trong kiến thức và cả trong phƣơng pháp, đặc biệt chƣa thực sự tạo đƣợc hứng thú cho HS.

1.3.2.1. Đối với giáo viên

Vấn đề gây hứng thú đối với HS trong các giờ dạy học Ngữ văn đã đƣợc các nhà lí luận dạy học, các nhà sƣ phạm quan tâm. Họ đều nhận thức đƣợc rằng một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao chất lƣợng dạy học Ngữ văn nói chung và dạy học các kiểu bài khác nhau nói riêng là phải gây đƣợc hứng thú học tập cho HS. Vậy làm thế nào để gây hứng thú học tập cho HS trong giờ dạy các bài học về VBND? Trên thực tế, hầu hết các GV vẫn còn lúng túng, chƣa trả lời đƣợc câu hỏi trên một cách thỏa đáng.

Lí do đầu tiên khiến GV còn lúng túng khi chƣa biết áp dụng những biện pháp tạo hứng thú cho HS trong giờ học các bài học về VBND là vì hiểu biết của họ về VBND, về các bài học về VBND còn chƣa thật kĩ, thật sâu. Hầu hết GV không quan tâm đến việc phải phân biệt các VBND với các tác phẩm văn chƣơng, các bài học về VBND với các bài học văn học thuần túy. Rất nhiều GV không nắm đƣợc số lƣợng chính xác các bài học về VBND trong chƣơng trình Ngữ văn 12 nâng cao. Khi phỏng vấn 5 thầy cô của 3 trƣờng THPT (THPT Hoàng Văn Thụ - Vụ Bản, THPT Nguyễn Bính – Vụ Bản, THPT Nguyễn Đức Thuận – Vụ Bản) về mức độ hiểu biết của các thầy cô về số lƣợng các bài học về VBND trong chƣơng trình Sánh giáo khoa Ngữ văn 12 nâng cao, tôi nhận đƣợc kết quả qua bảng sau:

Bảng1.2: Điều tra về mức độ nhận biết các bài học về VBND của GV

Số lượng GV Các phương án lựa chọn: số lượng các bài học về VBND trong chương trình Ngữ văn 12 nâng cao

3 bài 4 bài 6 bài

5 GV 1 1 3

100% 20% 20% 60%

Các số liệu mà GV đƣa ra đều nhỏ hơn rất nhiều so với số lƣợng các bài học về VBND trong chƣơng trình Ngữ văn 12 nâng cao mà chúng tôi khảo sát đƣợc: 9 bài học về VBND và 9 VBND.Chỉ có 3 GV mơ hồ đoán rằng: có khoảng 6 bài. Điều này chứng tỏ họ chƣa thực sự quan tâm tới các bài học về VBND trong chƣơng trình Ngữ văn 12 nâng cao trong quá trình dạy học.

Sự hiểu biết chƣa thật sâu, thái độ chƣa thực sự quan tâm tới các bài học về VBND của GV đã dẫn đến khuynh hƣớng đồng nhất giữa các bài học về VBND và các bài học về tác phẩm văn chƣơng, các bài học văn học thuần túy trong quá trình dạy học các bài học về VBND.

Sự đồng nhất này thể hiện ngay ở sự mơ hồ, thiếu chính xác khi xác định mục tiêu của các bài học về VBND trƣớc khi lên lớp. Các GV chƣa chú ý đến đích của các VBND, các bài học về VBND là trau dồi tƣ tƣởng, tình cảm, kiến thức về các vấn đề của cuộc sống, xã hội hiện đại cho HS. Họ chƣa đặt vấn đề là đƣa HS hòa nhập với cuộc sống, xã hội hiện đại vào mục tiêu dạy học khi dạy học các bài học về VBND.

Từ chỗ xác định mục tiêu thiếu chính xác nhƣ thế dẫn đến trong tiến trình dạy học, đặc biệt là trong dạy học các bài đọc hiểu mà các văn bản đọc hiểu là VBND, GV ít cho HS liên hệ nội dung của bài học với các vấn đề thời sự của cuộc sống, xã hội, các vấn đề mà cộng đồng đang quan tâm. Nói cách khác nội dung dạy học chƣa đƣợc chế biến, chƣa tạo ra sự hấp dẫn đối với HS. Trên thực tế, nội dung dạy học của bất kì một môn học nào, một bộ phận chƣơng học hay bài học nào đều đã đƣợc quy định trong chƣơng trình dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với các VBND, các bài học về VBND cũng không là ngoại lệ. Với chƣơng trình lớp 12 nâng cao, bộ phận kiến thức này đƣợc phân bố một cách rải rác, hợp lí trong suốt một năm học nhƣ đã tìm hiểu ở trên. Tuy nhiên, để nội dung dạy học trở thành một điều kiện kích thích hứng thú học tập của HS thì ngƣời GV phải biết chế biến tài liệu ban đầu, tạm gọi là tài liệu “thô” thành một “món ăn ngon” đối với HS. Với các VBND thì việc chế biến nội dung dạy học lại càng trở nên quan trọng. Thực tế cho thấy, các giờ học VBND trong nhà trƣờng phổ thông hiện nay có nội dung dạy học hầu nhƣ là nội dung ban đầu có sẵn trong sách giáo khoa, không hoặc rất ít có sự chế biến, sự tìm tòi, mở rộng, liên hệ của ngƣời GV. Nội dung các VBND, các bài học về VBND vốn đã rất khô cứng, không hấp dẫn với HS sẽ càng trở nên nhàm chán hơn khi GV không chú ý tới việc chế biến tài liệu, liên hệ mở rộng tới các kiến thức thực tế. Chính điều này đã làm cho giờ học mất đi tính hứng thú đối với HS.

Chẳng hạn, khi dạy học bài học Tư duy hệ thống – Nguồn sức sống mới

của đổi mới tư duy, GV thƣờng chỉ dừng lại ở việc phân tích khái niệm tƣ duy hệ thống, phân tích các luận điểm mà tác giả đƣa ra chứ không hoặc ít khi cho HS liên hệ với cách tƣ duy của chính HS hiện nay, cách tƣ duy của dân tộc, của nhà nƣớc, do đó việc kết nối HS và cuộc sông, kết nối các em với các vấn đề của cộng đồng chƣa thực sự đƣợc thực hiện.

Khi dạy học bài Nghị luận về một hiện tượng trong đời sống, GV hầu nhƣ chỉ tập trung vào cách thức viết một bài văn nghị luận xã hội mà ít dành thời gian cho HS đƣợc dừng lại suy nghĩ, liên hệ về một hiện tƣợng bức xúc, nổi cộm nào đó trong cộng đồng xã hội hiện nay. Qua một số kết quả điều tra, khảo sát nhƣ trên có thể nhận thấy, khuynh hƣớng đồng nhất VBND với các bài học về tác phẩm văn chƣơng trong quá trình dạy học là một khuynh hƣớng đang phổ biến trong các trƣờng THPT. Đây cũng là một phần nguyên nhân mà các tiết học các bài học về VBND chƣa tạo ra hứng thú cho HS.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học phần văn bản Nhật dụng (Ngữ văn 12 - Chương trình nâng cao (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)