Bản chất của dạy học nêu vấn đề và việc tạo hứng thú cho HS trong dạy

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học phần văn bản Nhật dụng (Ngữ văn 12 - Chương trình nâng cao (Trang 93)

8. Hƣớng triển khai nghiên cứu và cấu trúc luận văn

2.3.1. Bản chất của dạy học nêu vấn đề và việc tạo hứng thú cho HS trong dạy

2.3.1. Bản chất của dạy học nêu vấn đề và việc tạo hứng thú cho HS trong dạy học các bài học về VBND dạy học các bài học về VBND

2.3.1.1. Bản chất của dạy học nêu vấn đề

Dạy học nêu vấn đề nằm trong hệ PPDH tích cực với quan điểm HS là trung tâm của quá trình dạy học. Dạy học nêu vấn đề là nguyên tắc dạy học mang tính chỉ đạo đƣợc vận dụng trong rất nhiều khâu của bài học, giờ học. Nó là kiểu dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực của HS.

Các PPDH nhƣ diễn giảng, đàm thoại, thí nghiệm...theo kiểu nêu vấn đề đều có hiệu quả mang lại sự hứng thú cho HS chuẩn bị tiếp thu kiến thức mới, tăng cƣờng năng lực hoạt động độc lập, sáng tạo của chủ thể nhận thức.

Nói tới bản chất của dạy học nêu vấn đề phải tìm hiểu về tình huống có vấn đề. Theo M.I Macmutôp tình huống có vấn đề là sự trở ngại về trí tuệ cuả con ngƣời, xuất hiện khi ngƣời đó chƣa biết cách giải thích hiện tƣợng, sự kiện của quá trình thực tại. Trong quá trình dạy học, HS trong quá trình nhận thức vốn tri thức chung của nhân loại, có thể vấp phải tình huống mâu thuẫn giữa vốn hiểu biết sẵn có của bản thân với nội dung một khái niệm, qui luật mới nào, khi đó ở chủ thể sẽ xuất hiện một tình huống có vấn đề, đó là vấn đề học tập.

Vấn đề mang tính chủ quan của chủ thể nhận thức, có thể tình huống này với HS này là có vấn đề nhƣng với HS khác thì nó lại chỉ là tình huống thông báo. Với những chủ thể xuất hiện vấn đề trong tình huống nào đó, họ luôn khao khát giải quyết mâu thuẫn giữa vốn tri thức đã có ở bản thân và những tri thức họ chƣa biết tới.

Cấu trúc của dạy học nêu vấn đề có thể bao gồm các thành tố sau:  Nêu vấn đề, bao gồm các bƣớc:

- Xây dựng tình huống có vấn đề:

- Thông báo tình huống : GV đƣa ra tình huống có thể là câu hỏi, các vấn đề nhật dụng xuất hiện trong các VBND đọc hiểu.

- Tái hiện tri thức của HS có liên quan đến vấn đề mới: Ở khâu này, GV có thể gợi cho HS liên hệ tới các vấn đề nhật dụng khác mà HS đã đƣợc học ở các bài trƣớc đó.

GV bằng phƣơng pháp đàm thoại yêu cầu HS trình bày lại những kiến thức đã học để làm cơ sở cho HS phát hiện vấn đề mới và đề xuất giả thuyết giải quyết vấn đề đó.

- Phát biểu vấn đề học tập:

Sau khi HS phát hiện ra đƣợc các mâu thuẫn giữa kiến thức các em có với kiến thức mà các em chƣa biết, các em sẽ phải tƣ duy để phát biểu vân đề ấy thành ngôn ngữ: nó là các câu hỏi, những băn khoăn, thắc mắc. Vấn đề có đƣợc thể hiện một cách rõ ràng hay không phụ thuộc vào năng lực đặt câu hỏi ở các em, ở sự định hƣớng của ngƣời GV.

Giải quyết vấn đề, bao gồm:

- HS phải hình thành một giả thuyết trên cơ sở các kiến thức đã biết. Giả thuyết đƣợc hình thành không mâu thuẫn với các kiến thức đã biết.

- Chứng minh giả thuyết, phân tích làm rõ các luận cứ, luận chứng cho giả thuyết ấy.

Vận dụng: Với các kiến thức nhật dụng, bƣớc vận dung này tỏ ra rất quan trọng và có ý nghĩa, sau khi tìm ra các kiến thức nhật dụng mới, điều quan trọng là HS phải biết ứng dụng nó trong cuộc sống hằng ngày, làm phong phú thêm kinh nghiệm,tình cảm, tƣ tƣởng của mình.

2.3.1.2. Sự phù hợp của PPDH nêu vấn đề trong việc tạo hứng thú cho HS trong dạy học các bài học về VBND

Theo tác giả Kharlamop, Dạy học nêu vấn đề là sự tổ chức quá trình

dạy học bao gồm việc tạo ra tình huống có vấn đề trong giờ học, kích thích ở HS nhu cầu giải quyết những vấn đề nảy sinh, lôi cuốn các em vào hoạt động nhận thức tự lực nhằm nắm vững kiến thức, kỹ năng, kĩ xảo mới, phát triển tính tích cực trí tuệ và hình thành cho các em năng lực tự mình thông hiểu và lĩnh hội thông tin khoa học mới [48, tr.201].

Nhƣ vậy, đối với việc gây hứng thú, lôi cuốn HS vào việc học tập thì dạy học nêu vấn đề có ý nghĩa rất to lớn. Đối với môn Ngữ văn nói chung, với

phần dạy học các VBND, các bài học về VBND, dạy học nêu vấn đề cũng đã trở thành một nguyên tắc dạy học quan trọng trong việc tạo hứng thú cho HS. Đặc trƣng của các VBVD, các bài học về VBND là tính thực tiễn, gắn liền với cuộc sống. Để khám phá những kiến thức thực tế, cập nhật ấy và để chúng ở lại thật lâu trong trí nhớ của các em HS thì dạy học nêu vấn đề là một sự hỗ trợ mang ý nghĩa rất lớn đối với ngƣời GV.

Tác giả N.G.Đai ri cho rằng: Giờ học nêu vấn đề có ý nghĩa đặc biệt

đối với việc hình thành kiến thức trên cơ sở hoạt động tư duy của HS [34, tr.112]. Các nhà giáo dục học ở nƣớc ta cho rằng dạy học nêu vấn đề là một trong những biện pháp để nâng cao tính tích cực, chủ động của trò và nâng cao vai trò chủ đạo của thầy nhằm phát triển khả năng tƣ duy kích thích sự sáng tạo của HS, trên cơ sở đó tạo hứng thú học tập cho các em. Một trong những nguyên tắc của việc tạo hứng thú cho HS trong dạy học các VBND, các bài học về VBND là: đảm bảo tính dân chủ, đảm bảo phát huy sức mạnh trí tuệ và hứng thú tập thể của HS. Với cách dạy học nêu vấn đề, mọi HS đều có cơ hội tiếp cận với vấn đề nhƣ nhau, đều có thời gian suy nghĩ nhƣ nhau về một tình huống nào đó. Hơn nữa, tính dân chủ đƣợc phát huy cao độ trong các giờ học nêu vấn đề, HS là những ngƣời có quyền đƣợc nói lên những suy nghĩ, tình cảm của mình, những ý kiến của mình một cách thỏa đáng nhất về những gì đang diễn ra trƣớc mắt, những gì gần gũi và bức thiết nhất với cuộc sống của các em. Các vấn đề nhật dụng khi đƣợc phát biểu thành những băn khoăn, những câu hỏi sẽ tạo ra một cơ hội, một môi trƣờng để các em thảo luận cùng nhau, qua đó phát huy đƣợc sức mạnh của trí tuệ và hứng thú tập thể.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học phần văn bản Nhật dụng (Ngữ văn 12 - Chương trình nâng cao (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)