8. Hƣớng triển khai nghiên cứu và cấu trúc luận văn
2.1.4. Đảm bảo tính dân chủ
Trong giờ học nào thì tính dân chủ giữa GV và HS, giữa HS với HS cũng luôn là điều cần phải đảm bảo. Đối với giờ dạy học VBND, nội dung bài học đòi hỏi HS phải tự mình đƣa ra ý kiến, phát biểu về một vấn đề nào đó theo quan điểm cá nhân của ngƣời học. Do vậy, đảm bảo tính dân chủ sẽ tạo cho ngƣời học cảm giác thoải mái, đƣợc tôn trọng trong khi học. Giờ đọc hiểu nhờ đó sẽ sôi nổi và hấp dẫn hơn, HS có hứng thú hơn.
Hệ thống các biện pháp tạo hứng thú cho HS phải đảm bảo là kích thích hứng thú tới tất cả mọi thành viên trong nhóm, trong lớp học chứ không chỉ tạo hứng thú cho một bộ phận HS nào đó. Để làm đƣợc điều này, hệ thống các hoạt động, nội dung học tập, kế hoạch bài dạy phải đƣợc thiết kế thật tỉ mỉ, phù hợp với từng đối tƣợng HS.
Để tạo ra tính dân chủ trong giờ học, GV phải là ngƣời nắm rất rõ tâm lí từng HS, tìm hiểu về cá tính của từng em từ đó thiết kế các hoạt động học phù hợp nhất để tạo hứng thú một cách đồng đều nhất đối với lớp học.
2.1.5. Đảm bảo phát huy sức mạnh trí tuệ, tình cảm và hứng thú của tập thể
Nội dung các VBND hầu hết mang tính thực tiễn, cập nhật đề cập tới những vấn đề gần gũi mà bức thiết của cuộc sống. Trong những nội dung ấy có những nội dung mà mỗi cá nhân HS nếu tự mình tìm hiểu sẽ không đem lại hiệu quả cao do tính phức tạp của vấn đề. Cũng tƣơng tự, nếu đƣợc làm việc cùng nhau, tính hiệu quả của nhận thức cao hơn do đó kích thích tình cảm, hứng thú say mê làm việc, tìm tòi. Trong những trƣờng hợp nhƣ thế việc phát huy sức mạnh tập thể là cần thiết. Sức mạnh tập thể ở đây không đơn giản chỉ là sức mạnh của trí tuệ mà còn là sự sáng tạo, say mê, yêu mến, ham muốn của toàn đội. Học sinh sẽ truyền cho nhau hứng thú của bản thân và
qua đó mỗi cá nhân tự nâng cao nhận thức của mình. Trong nhóm của mình, mỗi cá nhân sẽ tồn tại trong một môi trƣờng xã hội, cùng hợp tác với các cá nhân khác tìm ra những tri thúc xã hội cho bản thân mình.
2.2. Sử dụng PPDH theo nhóm trong dạy học các bài học về VBND
Xem xét các điều kiện tạo hứng thú cho HS trong giờ học: môi trƣờng học tập, tâm lí chủ thể, nội dung dạy học, các hoạt động của HS, phƣơng pháp kiểm tra đánh giá, chúng tôi nhận thấy phƣơng pháp học tập theo nhóm là một phƣơng pháp có nhiều khả năng tạo hứng thú cho HS trong giờ học các VBND, các bài học về VBND.
2.2.1. PPDH theo nhóm và việc tạo hứng thú cho HS trong dạy học các bài học về VBND học về VBND
2.2.1.1. Bản chất của PPDH theo nhóm
A/ Khái niệm về PPDH theo nhóm
Dạy học theo nhóm là một trƣờng hợp đặc biệt và phát triển của hệ PPDH phát huy tính tích cực của HS. Dạy học theo nhóm mang đầy đủ tất cả những đặc điểm của hệ phƣơng pháp này nhƣ: hoạt động, có động cơ, tự nguyện của ngƣời học trong bối cảnh GV đƣợc đặt trong tình thế sẵn sàng hỗ trợ.
Phương pháp làm việc theo nhóm được hiểu là phương pháp giải quyết một vấn đề thông qua sự cộng tác, tham gia của các thành viên theo sự phân công cụ thể [10, tr.72].
Một cách định nghĩa khác: Về thực chất, PPDH theo nhóm là một hệ tích hợp của nhiều phƣơng pháp gần gũi nhau nhƣ phƣơng pháp tình huống, phƣơng pháp nêu và giải quyết vấn đề …Trong đó phƣơng pháp thảo luận nhóm đóng vai trò chủ đạo nhằm phát huy cao độ tính tích cực, chủ động,
B/ Đặc trƣng của PPDH theo nhóm
Đặc trƣng đầu tiên của phƣơng pháp học nhóm là sự kết hợp giữa tính tập thể và tính cá nhân.Từng thành viên trong nhóm, dƣới sự chỉ đạo của GV, trao đổi những ý tƣởng, những kiến thức với nhau, giúp đỡ, hợp tác trong lĩnh hội tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Từng thành viên trong nhóm không chỉ có trách nhiệm với việc học của mình mà còn quan tâm tới việc học của các thành viên khác.
Ở PPDH theo nhóm ta nhận thấy sự tác động trực tiếp giữa những
ngƣời học với nhau, sự phối hợp cùng nhau trong hoạt động học. Vai trò lãnh
đạo của GV được thể hiện thông qua sự chỉ dẫn bằng ngôn ngữ diễn ra trước khi tiến hành công tác nhóm nhỏ [20, tr.19].
Một đặc trƣng khác của PPDH theo nhóm là quá trình xã hội hóa diễn ra với mức độ cao. Ở phƣơng pháp này, các quan hệ tƣơng tác của 3 thành tố cơ bản: Giáo viên, học sinh, nội dung dạy học không chỉ dừng lại ở mức độ cá nhân với cá nhân mà đƣợc đẩy lên tầng cao hơn: xã hội – xã hội (nhóm – nhóm). Thông qua các bƣớc làm việc, mỗi HS đều đƣợc đảm bảo làm việc trong môi trƣờng xã hội, không chỉ là môi trƣờng xã hội lớp học mà còn là môi trƣờng xã hội – nhóm. Điều đó có nghĩa là, quá trình xã hội hóa đã đƣợc đẩy lên ở cấp độ cao hơn về chất.
C/ Ý nghĩa của PPDH theo nhóm với việc kích thích hứng thú học tập của HS
Với những đặc trƣng nhƣ đã phân tích, phƣơng pháp nhóm có một vai trò, ý nghĩa rất quan trọng trong việc kích thích hứng thú học tập. Nó nuôi dƣỡng một môi trƣờng học tập có lợi. Tất cả HS trao đổi, giúp đỡ nhau tạo nên môi trƣờng học tập cởi mở. HS tự do trao đổi với nhau những vấn đề
mình chƣa hiểu. Từ đó, tâm lí HS trở nên thoải mái hơn, họ cảm thấy muốn đạt đến kiến thức nào đó.
Học tập theo phƣơng pháp nhóm sẽ tạo ra một bầu không khí cộng đồng, hòa hợp, mà ở đó mỗi HS tìm đƣợc hứng thú thực sự cho mình. Do không gian giao tiếp hẹp, số lượng các thành viên ít nên tần suất tương tác, đặc biệt là tương tác hai chiều giữa các thành viên gia tăng tạo điều kiện cho quá trình xã hội hóa cá nhân diễn ra với nhịp độ cao [39, tr.45].
Làm việc nhóm sẽ giúp HS hình thành và củng cố trách nhiệm đối với tập thể nhờ vậy mà tránh đƣợc tính lƣời biếng, sao nhãng nhiệm vụ, từ đó
thúc đẩy HS hứng thú học tập. Quan hệ trực tiếp trong không gian nhỏ hẹp
đã khơi dậy ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên cũng như kích thích hứng thú, tạo đà cho tư duy sáng tạo của họ được giải phóng và được tự do hoạt động [20, tr.19].
Với tính cơ động, mềm dẻo, nhóm cho phép sự chuyển hóa và đan xen giữa lao động tập thể và lao động cá nhân tùy theo từng nhiệm vụ cụ thể khi giải quyết các nhiệm vụ học tập, nhờ đó huy động đƣợc tối đa trí tuệ của tập thể và của cá nhân. Và nhƣ vậy, bất kể HS nào cũng đƣợc tham gia học tập tạo ra tính dân chủ, thoải mải trong tâm lí, thúc đẩy hứng thú nhận thức của các em.
Với PPDH theo nhóm, HS đƣợc hình thành thói quen tự giác làm việc mà ít cần tới sự kiểm soát; hình thành khả năng tổ chức giao tiếp, thói quen tự đánh giá cho ngƣời học. Qua phƣơng pháp này, ngƣời học có điều kiện để so sánh thƣờng xuyên kết quả của mình với kết quả của ngƣời khác, do đó nhận thức rõ hơn những giá trị chân thực của mình. Đƣợc đánh giá đúng là mình sẽ khiến các em yêu thích môn học hơn.
Có rất nhiều cách tổ chức học nhóm khác nhau, tùy thuộc vào nhiệm vụ nhóm, đặc điểm HS, lớp học….Hai tác giả David W Johuson, Roger T Johon [45].
, đã đƣa ra 4 hình thức chia nhóm với sự cụ thể về hoạt động, đặc trƣng của từng cách. Bốn hình thức tổ chức học nhóm đó là:
- Làm việc theo cặp hai HS (Pairwork).
- Làm việc theo nhóm 4 – 5 HS (Groupwork).
- Ghép nhóm (Jigsaw). - Kim tự tháp (Pyramid).
Các cách chia nhóm này dựa theo số lƣợng HS tham gia, hoạt động đặc trƣng của nhóm. Đây là những hình thức tổ chức nhóm mà những nƣớc có nền giáo dục tiên tiến thƣờng sử dụng. Trong điều kiện học tập của nhà trƣờng Trung học phổ thông Việt Nam hiện nay: Lớp chật, HS đông, bàn ghế khó di chuyển, hơn nữa thời gian cho việc học nhóm không nhiều. Vì vậy ,hình thức học nhóm phù hợp nhất với việc tạo hứng thú cho HS là:
- Làm việc theo nhóm 4 – 5 ngƣời - Làm việc theo cặp hai HS.
Làm việc theo nhóm 4-5 người.
Số lƣợng thành viên trong nhóm phù hợp nhất là 4 tới 5 ngƣời để đảm bảo mỗi thành viên đều đƣợc hoạt động với mức độ vừa đủ, để các thành viên trong nhóm gắn kết với nhau tạo sức mạnh của hứng thú và trí tuệ tập thể, thế nhƣng do điều kiện ở các trƣờng THPT hiện nay, số lƣợng HS trong một lớp đông nên số ngƣời trong một nhóm có thể là 5 tới 7 ngƣời.
Với các nhóm này, các nhiệm vụ mà GV giao cho nên là 2 loại hình nhiệm vụ: Những nhiệm vụ nhƣ nhau giữa các nhóm nếu nhƣ hoạt động giữa
các nhóm là hoạt động so sánh (Tất cả các nhóm cùng giải quyết một vấn đề, sau đó so sánh cách giải quyết giữa các nhóm); Những nhiệm vụ khác nhau giữa các nhóm, nếu hoạt động giữa các nhóm là hoạt động trao đổi (Mỗi nhóm giải quyết những nhiệm vụ khác nhau nhƣng cùng hƣớng vào một chủ đề. Sau đó, các nhóm trao đổi vấn đề và cách giải quyết của nhóm mình với nhóm khác).
Làm việc theo cặp 2 HS
Đây là hình thức học trao đổi với bạn ngồi kề bên để giải quyết tình huống do GV đƣa ra. Tính tích cực trong việc thu nhận kiến thức, tính kích thích hứng thú sẽ thể hiện trong quá trình HS nỗ lực cùng nhau giải quyết tình huống. Điểm nhấn của hình thức này là GV phải tạo ra các lỗ hổng thông tin. Nghĩa là HS A nắm giữ một số thông tin này thì HS B nắm giữ một số thông tin khác. Chỉ bằng cách học hợp tác với nhau, chia sẻ với nhau, tự tạo hứng thú cho nhau thì HS mới nhận đƣợc các thông tin đầy đủ nhất.
Chẳng hạn, khi học nhóm 2 HS trong bài Phát biểu theo chủ đề và phát biểu
tự do, GV yêu cầu HS so sánh 2 văn bản phát biểu theo cùng một chủ đề của 2 tác giả khác nhau để thấy sự khác biệt về phong cách, về cá tính, về ngôn ngữ diễn đạt thì mỗi HS phải nắm giữ một văn bản. Trƣớc tiên, mỗi ngƣời phải tự làm việc riêng rẽ để nghiên cứu văn bản của mình. Sau đó, 2 HS sẽ trao đổi với nhau, so sánh và rút ra các kết luận cần thiết cho bài tập.
2.2.1.2. Sự phù hợp của PPDH theo nhóm với việc tạo hứng thú cho HS trong dạy học các bài học về VBND
Qua việc phân tích các đặc trƣng cơ bản của các VBND, các bài học về VBND, nghiên cứu lí thuyết về hứng thú ở chƣơng 1, việc làm rõ bản chất của PPDH theo nhóm vừa trình bày, có thể kết luận rằng: PPDH theo nhóm là
một PPDH tỏ ra có nhiều khả năng trong việc tạo hứng thú cho HS trong các giờ dạy học các VBND, các bài học về VBND.
Với một hệ thống các nhiệm vụ, các hoạt động trong khi tổ chức dạy học, PPDH theo nhóm sẽ tăng cƣờng hơn nữa nhận thức của HS. Các em sẽ tiếp nhận, tìm hiểu các kiến thức nhật dụng, kiến thức cập nhật cuộc sống không phải bằng kênh nghe, nhìn đơn thuần mà là bằng sự khám phá của chính bản thân các em dƣới sự hƣớng dẫn của các thầy cô giáo. Hoạt động tự khám phá, chiếm lĩnh kiến thức nhật dụng là hoạt động rất phù hợp với đặc trƣng nội dung, mục tiêu của các VBND, các bài học về VBND hơn nữa hoạt động ấy lại tăng cƣờng một nhận thức rất quan trọng ở ngƣời học: đó là hứng thú nhận thức. Đƣợc hoạt động nhóm trong một môi trƣờng xã hội giả định, đƣợc làm việc với các VBND trực tiếp lấy từ thực tiễn cuộc sống, đƣợc tự mình liên hệ tới bản thân…tất cả những điều ấy sẽ tạo ra ở các em một sự thoải mái không chỉ về mặt tâm lí mà cả về mặt nhận thức. Nhiệm vụ nhóm dù khó hay dễ, đơn giản hay phức tạp, nếu đƣợc chia sẻ với các bạn cùng nhóm các em cũng dễ dàng tìm ra hƣớng giải quyết. Hứng thú học tập cũng tự nhiên tới với các em trong khi các em tìm tòi, khám phá các kiến thức mới mẻ bằng chính những hoạt động của mình trong sự cạnh tranh với các nhóm khác.
Bản chất của PPDH theo nhóm là việc GV hƣớng dẫn HS giải quyết nhiệm vụ học tập bằng cách phát huy sức mạnh của trí tuệ tập thể. Bản chất ấy sẽ tạo đƣợc hiệu quả cao khi đem áp dụng vào việc dạy học các kiến thức nhật dụng, vì những kiến thức ấy không tĩnh tại mà có thể luôn vận động, thay đổi, những kiến thức ấy đòi hỏi phải có một sự tổng hợp sâu sắc giữa trí tuệ của các cá nhân. Sức mạnh trí tuệ của một cá nhân HS đƣợc đặt chung trong sức mạnh trí tuệ của tập thể cũng sẽ khiến hứng thú của từng cá nhân hòa vào trong hứng thú của cả tập thể. Và ở đây chúng ta có thể nhận thấy
một sự lan truyền, giao thoa giữa các hứng thú cá nhân. Trong cùng một nhóm, HS này có thể truyền hứng thú của mình sang HS khác khi học cùng tham gia giải quyết một nhiệm vụ nào đó. Các hứng thú cá nhân chỉ là động lực giải quyết các nhiệm vụ cá nhân nhƣng hứng thú tập thể sẽ là động cơ giải quyết các nhiệm vụ phức tạp cần tới sức mạnh của trí tuệ tập thể. Hơn nữa, hứng thú tập thể sẽ tạo ra một môi trƣờng học tập có lợi nhất cho HS: một môi trƣờng có sự thi đua về nhận thức nhƣng là sự thi đua hết sức thoải mái, vô tƣ.
2.2.2. Quy trình vận dụng PPDH theo nhóm trong dạy học các bài học về VBND
2.2.2.1. Quy trình chung
Xuất phát từ các điều kiện tạo hứng thú cho HS, xuất phát từ đặc trƣng nội dung của các kiến thức nhật dụng, quy trình vận dụng PPDH theo nhóm đƣợc xây dựng là một hệ thống các thao tác của GV và HS để đi đến chiếm lĩnh kiến thức, nội dung của các VBND, các bài học về VBND trong sự hứng thú thực sự của HS. Quy trình tuân theo 3 bƣớc sau:
Bƣớc 1: Định hƣớng chuẩn bị, khơi gợi hứng thú.
Bƣớc 2: Tiến hành các hoạt động nhóm, tạo hứng thú nhận thức. Bƣớc 3: Tăng cƣờng hứng thú học nhóm sau giờ học.
Cụ thể các bƣớc nhƣ sau:
Bước 1: Định hướng chuẩn bị, khơi gợi hứng thú
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Định hướng học tập, khơi gợi hứng thú
Các hoạt động cá nhân chuẩn bị cho bài học
- Tìm hiểu đề tài, chủ đề mà VBND,
bài học về VBND hƣớng tới
- Xác định mối quan hệ giữa đề tài và các vấn đề nhật dụng khác mà HS có thể có hứng thú
- Xác định mục đích cần đạt tới khi dạy học chủ đề, đề tài nhật dụng này - Xác định tâm lí và các chiều hƣớng tiếp nhận các chủ đề nhật dụng này có thể xuất hiện ở HS
- Xác định các nguồn hỗ trợ dạy học:
Nguồn hỗ trợ bên ngoài: Các VBND có nội dung tƣơng tự hoặc gần gũi; Các tranh ảnh, số liệu minh họa cho các đề tài nhật dụng; Các phƣơng tiện máy chiếu, video…
Nguồn hỗ trợ bên trong
HS:Các khả năng tiếp thu của HS, có thể hoàn thành, tiếp
- Bƣớc đầu tìm hiểu về nội dung chủ