Nguyên tắc tạo hứng thú cho HS trong dạy học các bài học về VBND

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học phần văn bản Nhật dụng (Ngữ văn 12 - Chương trình nâng cao (Trang 65)

8. Hƣớng triển khai nghiên cứu và cấu trúc luận văn

2.1. Nguyên tắc tạo hứng thú cho HS trong dạy học các bài học về VBND

Trong quá trình dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học các VBND và các bài học về VBND nói riêng có rất nhiều cách thức và PPDH khác nhau nhằm đạt đến mục tiêu. Tuy nhiên, dù GV có sử dụng phƣơng pháp, con đƣờng tiếp cận nào đi nữa thì vẫn phải tuân thủ theo những yêu cầu, nguyên tắc chỉ đạo của việc dạy học nói chung.

Có thể khái quát các nguyên tắc chung thành các nguyên tắc về:

- Về nội dung dạy học: Đảm bảo cung cấp kiến thức cho học sinh, bám sát các mục tiêu dạy học đề ra, đảm bảo tính sinh động, hấp dẫn và định hƣớng cho học sinh tới thực tế cuộc sống.

- Về phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học: Đảm bảo phù hợp với nội dung dạy học, kích thích đƣợc tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS mà không làm mất đi tính nghệ thuật của một giờ học Ngữ văn.

- Về các hình thức kiểm tra đáng giá: Đảm bảo kiểm tra đƣợc tất cả các bậc mục tiêu kiến thức, có tác dụng trở lại đối với nhận thức của học sinh.

Từ những nguyên tắc chung về dạy học các VBND, các bài học về VBND, trên cơ sở các đặc trƣng riêng của các giờ học VBND, chúng tôi xác định một số nguyên tắc của việc tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ dạy học các VBND, các bài học về VBND nhƣ sau:

2.1.1. Đảm bảo tính hình tượng, tính nghệ thuật

Do sức mạnh cảm hóa đặc biệt của văn học mà bộ môn Ngữ văn trong nhà trƣờng có vị trí, nhiệm vụ rất lớn lao. Trƣớc hết, bộ môn Ngữ văn cung

cấp cho các em HS những hiểu biết về thế giới bên ngoài, đặc biệt về xã hội và con ngƣời, ngoài ra bộ môn Ngữ văn còn đem lại cho các em những rung động thẩm mỹ rất “ngƣời”, từ những rung động thẩm mĩ ấy, các em sẽ hình thành những suy nghĩ, khát vọng tốt đẹp hƣớng tới “chân, thiện, mĩ”. Nhƣ vậy, bằng quy luật sáng tạo mang tính đặc thù với tính hình tƣợng và tính nghệ thuật, bộ môn Ngữ văn góp phần rất lớn trong việc bồi dƣỡng tình cảm, nâng dần trình độ hiểu biết, trình độ suy nghĩ – cũng chính là trình độ sống của các em HS. Đến với bộ môn Ngữ văn, HS sẽ đƣợc tiếp cận với những văn bản tác phẩm đƣợc thể hiện bằng nghệ thuật ngôn từ, bằng hình tƣợng. Do đó việc dạy văn học phải chịu sự chi phối của quy luật tiếp nhận và cảm thụ văn chƣơng. Đây cũng là yêu cầu đầu tiên và rất quan trọng đối với nội dung dạy học Ngữ văn nói chung và dạy học các VBND nói riêng trong trƣờng phổ thông: Phải đảm bảo tính hình tƣợng và nghệ thuật.

Phần VBND, các bài học về VBND tuy không hoàn toàn là các văn bản văn học, hay các bài học văn học thuần túy nhƣng khi đƣợc đƣa vào chƣơng trình Ngữ văn trung học phổ thông, chúng vẫn phải đảm bảo tính hình tƣợng, tính nghệ thuật. Chẳng hạn về nghệ thuật, các VBND trong

chƣơng trình Ngữ văn 12 nâng cao nhƣ nhƣ Con đường trở thành kẻ sĩ hiện

đại (Nguyễn Khắc Viện); Tư duy hệ thống – nguồn sức sống mới của đổi mới

tư duy (Phan Đình Diệu); Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hƣợu)….đều là những văn bản chuẩn mực về tính lập luận trong văn nghị luận. Dạy học các văn bản ấy không những chỉ hƣớng đến nội dung nhật dụng mà vẫn phải đảm bảo tính nghệ thuật trong cách lập luận. Các biện pháp tạo hứng thú cho HS không thể tách rời điều này. Các biện pháp ấy phải nằm trong hệ thống các biện pháp dạy học môn Ngữ văn với những đặc thù riêng về tính nghệ thuật và tính hình tƣợng.

Tính hình tƣợng không đơn thuần chỉ nằm ở hệ thống các nhân vật mà nằm trong chính bản thân ngôn ngữ tạo nên một tác phẩm văn học, một văn bản. Khai thác tính hình tƣợng trong hệ thống các VBND, các bài học về VBND là một việc làm tƣơng đối khó vì hình tƣợng trong các VBND, các bài học về VBND không thực sự là một đặc trƣng nổi trội mà nhƣ chúng ta vẫn các VBND thƣờng khô khan và ít nhất vật. Tuy nhiên, nếu có các biện pháp dạy học phù hợp, tạo hứng thú cho HS, chúng ta vẫ có thể khai thác tính này ở hệ thống các từ ngữ mà ngƣời viết sử dụng, hệ thống hình tƣợng tác giả. Bản thân hình tƣợng tác giả là một tiêu biểu mang tính nhật dụng (về việc học tập, về quá trình phấn đấu, về một đặc trƣng nhật dụng đang tìm hiểu…) song hình tƣợng ấy cũng mang tính hình tƣợng văn học. Hệ thống các biện pháp tạo hứng thú cho HS phải đạt tới đích là khai thác đƣợc nội dung bài học theo cả hai hƣớng đó. Chẳng hạn, tìm hiểu con đƣờng trở thành kẻ sĩ hiện

đại trong bài học đọc hiểu VBND Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại của tác

giả Nguyễn Khắc Viện, hệ thống các biện pháp tạo hứng thú cho HS phải hƣớng tới: Tính nhật dụng của hình tƣợng tác giả - Một tiêu biểu của hình ảnh kẻ sĩ hiện đại Việt Nam trong thời kì đổi mới đáng để HS học tập và noi theo; tính hình tƣợng của hình tƣợng tác giả - các hình ảnh, dẫn chứng nào về cuộc đời của tác giả đƣợc đƣa vào văn bản, chúng có ý nghĩa nhƣ thế nào đối với nội dung bài viết.

Để đảm bảo xây dựng đƣợc một hệ thống các biện pháp tạo hứng thú cho HS một cách hiệu quả đòi hỏi ngƣời GV không chỉ nắm vững các PPDH mà phải thƣờng xuyên trau dồi các kiến thức chuyên môn, các kiến thức văn học từ đó có thể xây dựng các biện pháp tạo hứng thú cho HS.

2.1.2. Đảm bảo tính vừa sức, tạo sức

Tính vừa sức đòi hỏi nội dung dạy học và PPDH phải phù hợp với đặc điểm tâm lí và lứa tuổi, trình độ phát triển của HS nhằm giúp các em lĩnh hội

kiến thức một cách thuận lợi, mà chất lƣợng và khối lƣợng kiến thức vẫn đƣợc đảm bảo. Tính vừa sức phải đi cùng với tính tạo sức, tức là nội dung kiến thức nhật dụng vừa phải nhƣng không dễ dãi, không tạo ra sức ỳ ở ngƣời học. Trái lại, kiến thức đảm bảo vừa sức nhƣng kích thích ở học sinh một năng lực đặc biệt: năng lực hứng thú nhận thức. Tạo hứng thú cho HS trong giờ học các VBND, các bài học về VBND đảm bảo tính vừa sức về thực chất là việc giải quyết mâu thuẫn giữa khối lƣợng tri thức với năng lực và trình độ có hạn của HS. Khối lƣợng tri thức trong các VBND, các bài học về VBND không chỉ giới hạn trong văn bản hay bài học ấy mà nó bao hàm cả kiến thức nhật dụng có liên quan mà HS phải sƣu tầm, tìm kiếm ở bên ngoài văn bản, bài học. GV là ngƣời định hƣớng việc tiếp nhận các kiến thức ngoài văn bản, bài học ấy. Một trong những nguyên tắc dạy học các VBND, các bài học về VBND là phải tổ chức cho HS liên hệ tới kiến thức nhật dụng có liên quan và liên hệ tới bản thân nhƣng liên hệ thế nào cho hợp lí, cho vừa sức mà tạo sức cho HS là một kĩ thuật quan trọng mà ngƣời GV phải tự mình tìm lấy.

Tính vừa sức đồng thời tạo sức trong khi tạo hứng thú cho HS trong khi dạy học các VBND, các bài học về VBND đƣợc thể hiện trên các mặt sau:

- Khối lƣợng kiến thức nhật dụng đƣa vào trong bài học vừa đủ, nằm trong vùng hiểu biết gần của ngƣời học. Để xác định thế nào là vừa đủ, GV phải căn cứ vào mục tiêu của bài học, căn cứ vào từng đối tƣợng HS để đƣa ra những nội dung bài học quan trọng, cần thiết, cấp thiết nhất. Chẳng hạn, với bài đọc hiểu: Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, khối lƣợng kiến thức nhật dụng là rất lớn: GV có thể cho HS liên hệ tới việc tìm hiểu về căn bệnh AIDS, có thể liên hệ về thực trạng căn bệnh này ở Việt Nam…nhƣng trong một số lƣợng rất nhiều những kiến thức nhƣ thế, lại đặt hệ thống các biện pháp tạo hứng thú trong hệ thống các PPDH môn Ngữ văn

với những đặc trƣng riêng thì các kiến thức nhật dụng nào là có thể liên hệ tới, kiến thức nào là cần thiết và cấp thiết? GV phải hết sức tránh sự quá tải kiến thức nhật dụng đối với HS, hết sức tránh việc lạm dụng các kiến thức nhật dụng mà khiến một giờ học Ngữ văn xa rời với những đặc trƣng của nó, biến nó trở thành một giờ học về khoa học thƣờng thức.

- Các hoạt động tổ chức cho HS nhằm giúp các em có hứng thú phải đảm bảo phù hợp với tâm lí, trình độ phát triển của lứa tuổi. Trong một giờ học, dẫu biết rằng HS càng đƣợc hoạt động nhiều thì khả năng thu nhận kiến thức của các em càng đƣợc đẩy mạnh, tuy nhiên, nếu tổ chức hoạt động qua nhiều, không phù hợp với HS sẽ khiến tất cả các hoạt động học đều trở nên vô ích.

- Trong nội dung bài học không đƣa ra những nội dung, những vấn đề nhật dụng nằm ngoài vùng hiểu biết ở lứa tuổi các em, không đƣa những kiến thức nhật dụng quá xa với kiến thức nền trong sách giáo khoa.

Việc đảm bảo cung cấp những kiến thức nhật dụng phù hợp, cấp thiết, cần thiết với HS, phù hợp, không xa rời các kiến thức văn học trong bài học nhật dụng sẽ làm cho HS hứng thú học tập, tạo điều kiện cho HS nắm bắt đƣợc cùng một lúc cả nội dung nhật dụng và cả kiến thức văn học nghệ thuật trong cùng một bài học.

2.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn

Tích hợp văn học trong nhà trƣờng với cuộc sống là một trong những mục tiêu hƣớng tới của bộ môn Ngữ văn. Các VBND, các bài học về VBND với những nội dung đề tài về những vấn đề thiết thực, bức thiết hay những vấn đề có ý nghĩa lâu dài trong cuộc sống sẽ giúp HS hòa nhập với xã hội nếu nhƣ các nội dung dạy học đó đƣợc tổ chức dạy học một cách hợp lí nhất. Xuất phát từ điều này, nhận thấy rằng, con đƣờng tạo hứng thú cho HS nhanh

nhất với các vấn đề mang tính thực tiễn là phải bám sát thực tiễn, cập nhật thực tiễn. Tuy nhiên, cập nhật và liên hệ thực tiễn trong một mức độ chừng mực để việc liên hệ ấy không làm mất đi tính nghệ thuật, tính hình tƣợng trong dạy học văn học. Việc tạo hứng thú cho HS đảm bảo tính thực tiễn tức là trong khi dạy học GV nên mở rộng, liên hệ các đề tài thực tiễn trong cuộc sống: con ngƣời trong xã hội hiện đại, môi trƣờng, dân số… Các phƣơng pháp áp dụng trong giờ học đảm bảo HS đƣợc thực hiện các hoạt động học liên hệ với thực tế. Hoàn toàn có thể cho HS liên hệ trực tiếp vấn đề đang học với tình hình địa phƣơng và khi cần, có thể sử dụng một số giờ dành cho chƣơng trình địa phƣơng để tiến hành các hoạt động điều tra, tìm hiểu. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi các VBND, các bài học về VBND là loại bài đọc hiểu về vấn đề dân số, môi trƣờng, những vấn đề thời sự cấp thiết. Thực hiện đƣợc điều này cũng là một cách để thực hiện nguyên tắc tích hợp trong dạy học:Tích hợp kiến thức sách giáo khoa và kiến thức thực tế từ địa phƣơng góp phần vào thành công của các giờ dạy học Ngữ văn.

Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn trong khi tạo hứng thú cho HS còn đƣợc thể hiện ở hoạt động: Kết hợp làm việc văn bản trong sách giáo khoa và các VBND lấy từ thực tiễn cuộc sống. Đặc trƣng của VBND là có tính thực tiễn vì thế các văn bản đƣợc sử dụng làm ngữ liệu hầu hết đều lấy từ thực tiễn cuộc sống: Văn bản quảng cáo, văn bản thuyết minh, các bài báo, tạp chí, bài báo khoa học…Các văn bản mà HS đƣợc hƣớng dẫn để tạo lập cũng là những văn bản thuộc loại ấy. HS sẽ trực tiếp làm việc với những VBND ấy để tìm ra những bài học nhật dụng về kiến thức cũng nhƣ kĩ năng cá nhân. Đây là nguyên tắc quan trọng để phân biệt việc dạy học các VBND và các bài học về VBND với các bài học văn chƣơng thuần túy.

2.1.4. Đảm bảo tính dân chủ

Trong giờ học nào thì tính dân chủ giữa GV và HS, giữa HS với HS cũng luôn là điều cần phải đảm bảo. Đối với giờ dạy học VBND, nội dung bài học đòi hỏi HS phải tự mình đƣa ra ý kiến, phát biểu về một vấn đề nào đó theo quan điểm cá nhân của ngƣời học. Do vậy, đảm bảo tính dân chủ sẽ tạo cho ngƣời học cảm giác thoải mái, đƣợc tôn trọng trong khi học. Giờ đọc hiểu nhờ đó sẽ sôi nổi và hấp dẫn hơn, HS có hứng thú hơn.

Hệ thống các biện pháp tạo hứng thú cho HS phải đảm bảo là kích thích hứng thú tới tất cả mọi thành viên trong nhóm, trong lớp học chứ không chỉ tạo hứng thú cho một bộ phận HS nào đó. Để làm đƣợc điều này, hệ thống các hoạt động, nội dung học tập, kế hoạch bài dạy phải đƣợc thiết kế thật tỉ mỉ, phù hợp với từng đối tƣợng HS.

Để tạo ra tính dân chủ trong giờ học, GV phải là ngƣời nắm rất rõ tâm lí từng HS, tìm hiểu về cá tính của từng em từ đó thiết kế các hoạt động học phù hợp nhất để tạo hứng thú một cách đồng đều nhất đối với lớp học.

2.1.5. Đảm bảo phát huy sức mạnh trí tuệ, tình cảm và hứng thú của tập thể

Nội dung các VBND hầu hết mang tính thực tiễn, cập nhật đề cập tới những vấn đề gần gũi mà bức thiết của cuộc sống. Trong những nội dung ấy có những nội dung mà mỗi cá nhân HS nếu tự mình tìm hiểu sẽ không đem lại hiệu quả cao do tính phức tạp của vấn đề. Cũng tƣơng tự, nếu đƣợc làm việc cùng nhau, tính hiệu quả của nhận thức cao hơn do đó kích thích tình cảm, hứng thú say mê làm việc, tìm tòi. Trong những trƣờng hợp nhƣ thế việc phát huy sức mạnh tập thể là cần thiết. Sức mạnh tập thể ở đây không đơn giản chỉ là sức mạnh của trí tuệ mà còn là sự sáng tạo, say mê, yêu mến, ham muốn của toàn đội. Học sinh sẽ truyền cho nhau hứng thú của bản thân và

qua đó mỗi cá nhân tự nâng cao nhận thức của mình. Trong nhóm của mình, mỗi cá nhân sẽ tồn tại trong một môi trƣờng xã hội, cùng hợp tác với các cá nhân khác tìm ra những tri thúc xã hội cho bản thân mình.

2.2. Sử dụng PPDH theo nhóm trong dạy học các bài học về VBND

Xem xét các điều kiện tạo hứng thú cho HS trong giờ học: môi trƣờng học tập, tâm lí chủ thể, nội dung dạy học, các hoạt động của HS, phƣơng pháp kiểm tra đánh giá, chúng tôi nhận thấy phƣơng pháp học tập theo nhóm là một phƣơng pháp có nhiều khả năng tạo hứng thú cho HS trong giờ học các VBND, các bài học về VBND.

2.2.1. PPDH theo nhóm và việc tạo hứng thú cho HS trong dạy học các bài học về VBND học về VBND

2.2.1.1. Bản chất của PPDH theo nhóm

A/ Khái niệm về PPDH theo nhóm

Dạy học theo nhóm là một trƣờng hợp đặc biệt và phát triển của hệ PPDH phát huy tính tích cực của HS. Dạy học theo nhóm mang đầy đủ tất cả những đặc điểm của hệ phƣơng pháp này nhƣ: hoạt động, có động cơ, tự nguyện của ngƣời học trong bối cảnh GV đƣợc đặt trong tình thế sẵn sàng hỗ trợ.

Phương pháp làm việc theo nhóm được hiểu là phương pháp giải quyết một vấn đề thông qua sự cộng tác, tham gia của các thành viên theo sự phân công cụ thể [10, tr.72].

Một cách định nghĩa khác: Về thực chất, PPDH theo nhóm là một hệ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học phần văn bản Nhật dụng (Ngữ văn 12 - Chương trình nâng cao (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)