Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về huỷ việc kết hôn trá

Một phần của tài liệu Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000- Vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 91)

pháp luật.

Trong xu hƣớng phát triển của xã hội hiện nay, có thể hoàn thiện pháp luật về hủy kết hôn trái pháp luật theo hƣớng chủ yếu sau:

Thứ nhất: Thể chế hóa những quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc trong việc xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trƣờng quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam. Các quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đƣợc thể hiện trong văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng; cụ thể hoá Hiến pháp, trong các Chiến lƣợc của Chính phủ về việc xây dựng gia đình Việt Nam. Bởi một trong những bản chất của pháp luật là tính giai cấp, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Nhà nƣớc ta là Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa, với mục tiêu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền, của dân, do dân và vì dân. Mục tiêu này đƣợc thể hiện ở các quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc trong việc xây dựng pháp luật nói chung và Luật Hôn nhân và gia đình nói riêng. Xuyên suốt mọi quy định của pháp luật đều là sự thể chế hóa quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc. Vì vậy, hoàn thiện pháp luật về hủy việc kết hôn trái pháp luật cũng không nằm ngoài phƣơng hƣớng này.

Thứ hai: Hoàn thiện các quy định của pháp luật về hủy việc kết hôn trái pháp luật trên cơ sở tôn trọng và có cơ chế pháp lý đầy đủ để bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền con ngƣời trong lĩnh vực kết hôn; bình đẳng giới; bảo vệ phụ nữ, trẻ em; quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức khác có liên quan; lợi ích của gia đình, Nhà nƣớc và xã hội. Quyền con ngƣời là mục tiêu mà bất kỳ một quy định pháp luật nào cũng cần hƣớng tới. Trong các quy định về hủy việc kết hôn trái pháp luật cũng phải bảo đảm mục tiêu là bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của con ngƣời, mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân trong gia đình và xã hội.

88

Thứ ba: Hoàn thiện các quy định của pháp luật trên cơ sở kế thừa, phát triển các quy định còn hợp lý; phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống tốt đẹp của gia đình dân tộc Việt Nam; căn cứ trên thực tiễn để giải quyết một cách kịp thời các vấn đề mới phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Việc ban hành các quy định pháp luật mới là xuất phát từ những quan hệ xã hội mới phát sinh mà không có các quy định pháp luật tƣơng ứng điều chỉnh. Vì vậy, các quy định mới ban hành phải bảo đảm giải quyết đƣợc các quan hệ mới đó và các quy định mới muốn có sức sống và đi sâu vào cuộc sống xã hội thì phải tuân thủ theo các quy luật của xã hội. Sự ra đời những quy định pháp luật hôn nhân – gia đình mới là sự phủ định những cái cũ, nhƣng không phải là sự phủ định sạch trơn mà trên cơ sở kế thừa và phát triển những quy định còn hợp lý và bảo đảm duy trì đƣợc giá trị truyền thống của dân tộc.

Thứ tư: Hoàn thiện pháp luật phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với các văn bản pháp luật liên quan. Bảo đảm tính khả thi của các quy định pháp luật trên thực tế và bảo đảm các quyết định của Tòa án đƣợc thi hành. Pháp luật hôn nhân gia đình là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Vì vậy, các quy định của Luật hôn nhân và gia đình cũng phải bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với các ngành luật khác. Có nhƣ vậy, việc điều chỉnh của pháp luật mới đạt hiệu quả và việc áp dụng pháp luật mới thuận lợi và có tính khả thi.

Thứ năm: Bảo đảm sự phù hợp với xu thế hội nhập thế giới, cần có sự tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về hôn nhân và gia đình. Trên cơ sở đó, đảm bảo giá trị truyền thống và những nét đặc thù của pháp luật Việt Nam, đồng thời đảm bảo sự tƣơng thích giữa pháp luật về hôn nhân và gia đình nƣớc ta với thông lệ quốc tế. Dân tộc Việt Nam với bề dày văn hóa, lịch sử, Luật Hôn nhân và gia đình hƣớng tới bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con ngƣời mà còn quan tâm tới việc duy trì và phát huy những giá trị văn

89

hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc trong mỗi con ngƣời, mỗi gia đình Việt Nam. Nhất là trong xu hƣớng hội nhập quốc tế, chúng ta phải tiếp nhận nhiều luồng văn hóa, thông tin ảnh hƣởng trực tiếp tới tƣ tƣởng, lối sống của con ngƣời Việt Nam, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên. Tiếp thu những tiến bộ của văn hóa nhân loại, bảo đảm giá trị truyền thống của pháp luật Việt Nam và sự phù hợp với thông lệ quốc tế là một nhiệm vụ đặt ra cho các nhà lập pháp trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000- Vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)