Kết hôn trái pháp luật do vi phạm sự tự nguyện

Một phần của tài liệu Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000- Vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 55)

Khoản 2 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: “Việc kết hôn do nam, nữ tự quyết định, không bên nào đƣợc ép buộc, lừa dối bên nào; không ai đƣợc cƣỡng ép hoặc cản trở”[19]. Đây cũng là một trong những nguyên tắc

52

của chế độ hôn nhân gia đình Việt Nam đƣợc duy trì từ Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950 của Chủ tịch nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về Sửa đổi một số quy lệ, chế định trong Dân luật, đến Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, năm 1986 và năm 2000. Đây là nguyên tắc đầu tiên, cơ bản thể hiện bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa. Sự tự nguyện là nguyên tắc bất định trong các ngành luật tƣ nói chung và ngành luật hôn nhân - gia đình nói riêng, là nguyên tắc bất định trong các quy định pháp luật về nội dung và các quy định pháp luật về hình thức. Sự tự nguyện là việc thể hiện ý chí của hai bên mong muốn đƣợc gắn bó với nhau, đƣợc chung sống với nhau suốt đời để thoả mãn nhu cầu tình cảm. Nam - nữ tự mình quyết định việc kết hôn mà không bị tác động bởi ý chí của bất cứ ai. Việc hai bên nam nữ đến với nhau phải xuất phát từ tình cảm, từ mong muốn trở thành vợ chồng của nhau và cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc. Sự tự nguyện của hai bên là yếu tố quan trọng bảo đảm cho hôn nhân tồn tại lâu dài và vững bền. Ý chí của hai bên phải thống nhất với sự thể hiện ý chí. Pháp luật hôn nhân và gia đình quy định sự thể hiện ý chí là việc họ cùng có mặt tại cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền để thực hiện việc nộp tờ khai đăng ký kết hôn. Trƣờng hợp đặc biệt có thể vắng mặt trong thủ tục nộp đơn nhƣng ngày tiến hành đăng ký kết hôn và trao giấy chứng nhận kết hôn thì phải có mặt cả hai bên nam nữ. Sự tự nguyện của cả hai bên nam nữ là nhằm bảo đảm cho họ đƣợc tự do thể hiện ý chí và tình cảm khi kết hôn. Để bảo đảm cho việc kết hôn đƣợc hoàn toàn tự nguyện, pháp luật quy định việc kết hôn khi một bên hoặc cả hai bên kết hôn bị ép buộc, lừa dối, cƣỡng ép thì hôn nhân đó là bất hợp pháp.

Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP hƣớng dẫn về vi phạm sự tự nguyện nhƣ sau:

Một bên ép buộc (ví dụ: đe doạ dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần hoặc dùng vật chất ...) nên buộc bên bị ép buộc đồng ý kết hôn;

53

Một bên lừa dối (ví dụ: lừa dối là nếu kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp hoặc nếu kết hôn sẽ bảo lãnh ra nƣớc ngoài; không có khả năng sinh lý nhƣng cố tình giấu; biết mình bị HIV nhƣng cố tình giấu...) nên bên bị lừa dối đã đồng ý kết hôn.

Một bên hoặc cả hai bên nam nữ bị ngƣời khác cƣỡng ép (ví dụ: bố mẹ của ngƣời nữ do nợ của ngƣời nam một khoản tiền nên cƣỡng ép ngƣời nữ phải kết hôn với ngƣời nam để trừ nợ; do bố mẹ của hai bên có hứa hẹn với nhau nên cƣỡng ép con của họ phải kết hôn với nhau ...) buộc ngƣời bị cƣỡng ép kết hôn trái với nguyện vọng của họ[29].

Những quy định trên đã củng cố và bảo vệ cho nguyên tắc tự nguyện kết hôn, hạn chế đƣợc những hành vi vi phạm hôn nhân tự do, tiến bộ, gây ảnh hƣởng xấu đến cuộc sống và quyền lợi của các chủ thể kết hôn, của gia đình và xã hội. Nghị quyết đã liệt kê các hành vi vi phạm sự tự nguyện kết hôn gồm hành vi ép buộc, hành vi lừa dối, hành vi cƣỡng ép, tuy nhiên theo quy định của khoản 2 Điều 9, vi phạm sự tự nguyện còn có hành vi cản trở. Nhƣ vậy, Nghị quyết đã liệt kê thiếu hành vi vi phạm sự tự nguyện kết hôn. Mặt khác, văn bản này không đƣa ra khái niệm ép buộc kết hôn, lừa dối kết hôn, cƣỡng ép kết hôn; không chỉ ra đƣợc sự khác nhau giữa hành vi ép buộc kết hôn với hành vi cƣỡng ép kết hôn. Sự thiếu nhất quán và không cụ thể của văn bản pháp luật đã gây khó khăn cho việc áp dụng và thực hiện pháp luật. Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 4 Luật Hôn nhân và gia đình có đƣa ra khái niệm "kết hôn giả tạo". Có ý kiến cho rằng, nên quy định kết hôn giả tạo là trƣờng hợp kết hôn trái pháp luật do vi phạm sự tự nguyện kết hôn. Tuy nhiên, có thể hiểu việc kết hôn giả tạo có thể vẫn xuất phát từ sự tự nguyện, sự thống nhất của hai bên, cả hai bên đều mong muốn kết hôn nhƣng việc kết hôn không xuất phát từ tình cảm, từ mong muốn chung sống, sinh con đẻ cái và mục đích hôn nhân là xây dựng gia đình hạnh phúc, mà để che giấu mục đích khác, có

54

thể là mục đích hợp pháp hoặc bất hợp pháp. Hiện nay, tình trạng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc, Trung Quốc, Đại Loan diễn ra ngày càng nhiều với động cơ và mục đích khác. Phụ nữ Việt Nam kết hôn là vì tiền, vì muốn xuất cảnh, nhập quốc tịch nƣớc ngoài. Còn đàn ông nƣớc ngoài kết hôn với phụ nữ Việt Nam vì muốn tìm ngƣời để sinh con đẻ cái, muốn tìm ngƣời lao động cho gia đình. Hậu quả là bao nhiêu bi kịch đã xảy ra đối với các cô dâu lấy chồng ngoại quốc. Vì vậy, kết hôn giả tạo là một trong các trƣờng hợp cấm kết hôn và là căn cứ để huỷ việc kết hôn trái pháp luật nhƣng không thể thuộc trƣờng hợp kết hôn vi phạm sự tự nguyện.

Nhƣ vậy, yếu tố tự nguyện là yếu tố quan trọng khởi đầu cho cuộc hôn nhân hợp pháp, là cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của hai bên và đặc biệt là bảo đảm quyền bình đẳng, quyền tự do lựa chọn trong hôn nhân. Quy định trên còn là cơ sở để xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình mới xã hội chủ nghĩa, nhằm xóa bỏ hoàn toàn chế độ hôn nhân cƣỡng ép, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” của chế độ phong kiến, thực dân. Trƣờng hợp kết hôn thiếu sự tự nguyện của một trong hai bên, hoặc kết hôn do bị ép buộc, lừa dối, cƣỡng ép hoặc cản trở hôn nhân tiến bộ sẽ không đƣợc thừa nhận và bị coi là trái pháp luật, đó là căn cứ để Toà án xem xét và quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật đó.

Về đƣờng lối giải quyết hủy việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm sự tự nguyện, Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP hƣớng dẫn:

Đối với những trƣờng hợp kết hôn khi một bên bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cƣỡng ép là vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại điểm 2 Điều 9. Tuy nhiên, tuỳ từng trƣờng hợp mà quyết định nhƣ sau:

- Nếu sau khi bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cƣỡng ép kết hôn mà cuộc sống không có hạnh phúc, không có tình cảm vợ chồng, thì quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật.

55

- Nếu sau khi bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cƣỡng ép kết hôn mà bên bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cƣỡng ép đã biết nhƣng đã thông cảm, tiếp tục chung sống hoà thuận thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung[29].

Trƣờng hợp kết hôn do vi phạm sự tự nguyện pháp luật cũng có quy định hết sức linh hoạt, mềm dẻo. Khi giải quyết Toà án phải xem xét ý chí của "nạn nhân" xem họ có biết việc bị ép buộc, lừa dối, cƣỡng ép chƣa. Nếu đã biết mà họ thông cảm, đồng ý tiếp tục chung sống và chung sống hoà thuận thì không cần thiết phải huỷ vì kết quả của việc kết hôn đã phù hợp với mục đích của hôn nhân và có thể công nhận hôn nhân hợp pháp. Nếu sau khi kết hôn mà cuộc sống không hạnh phúc, không có tình cảm thì việc huỷ kết hôn trái pháp luật là đúng đắn.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc áp dụng điều luật này còn bộc lộ nhiều bất cập. Bởi, theo pháp luật tố tụng dân sự khi đƣơng sự yêu cầu thì họ còn phải có nghĩa vụ xuất trình chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ. Việc chứng minh yếu tố bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cƣỡng ép kết hôn đôi khi là khó khăn đối với đƣơng sự. Vì vậy, khi làm đơn xin ly hôn, trong hai phƣơng án giải quyết ly hôn theo thủ tục chung và phƣơng án hủy việc kết hôn trái pháp luật thì thông thƣờng họ sẽ mong muốn lựa chọn phƣơng án giải quyết ly hôn theo thủ tục chung, vừa đơn giản thuận lợi vừa đạt đƣợc mục đích của họ là chấm dứt cuộc sống vợ chồng. Nhƣ vậy, huỷ việc kết hôn trái pháp luật đối với trƣờng hợp này là không có tính khả thi.

Một phần của tài liệu Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000- Vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 55)