Những quy định về hủy việc kết hôn trái pháp luật trong giai đoạn

Một phần của tài liệu Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000- Vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 26)

đoạn từ năm 1945 đến năm 1975.

Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công đánh dấu sự ra đời của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nƣớc dân chủ độc lập đầu tiên của nƣớc ta. Nhà nƣớc mới non trẻ và đầy những thách thức, đòi hỏi một hệ thống pháp luật mới. Vào thời kỳ này, quan hệ sản xuất phong kiến vẫn còn tồn tại, việc xóa bỏ chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu không phải dễ dàng,

23

nhanh chóng và không thể thực hiện bằng các văn bản pháp luật mang tính mệnh lệnh. Việc thay đổi đòi hỏi phải kiên trì, bởi những tƣ tƣởng, phong tục, tập quán lạc hậu tồn tại từ lâu đã ăn sâu vào trong tiềm thức của nhân dân ta. Vì vậy, sau cách mạng tháng 8/1945 Nhà nƣớc ta chƣa ban hành ngay một đạo luật cụ thể nào để điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình mà tiến hành phong trào “vận động đời sống mới”, nhằm vận động quần chúng nhân dân tự nguyện xóa bỏ những hủ tục phong kiến lạc hậu trong đời sống hôn nhân và gia đình.

Vì vậy, ngày 10/10/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 90/SL cho phép vận dụng những quy định trong pháp luật cũ có chọn lọc quy lệ và chế định trong các bộ dân luật cũ, theo nguyên tắc không trái với lợi ích của Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa và lợi ích của nhân dân lao động.

Năm 1946 bản Hiến pháp đầu tiên của nƣớc Việt Nam ban hành, đánh dấu một bƣớc ngoặt mới trong lịch sử lập pháp của nƣớc ta. Với tính chất là đạo luật nguồn, Hiến pháp năm 1946 là cơ sở pháp lý quan trọng để Nhà nƣớc ta ban hành các văn bản pháp luật khác, trong đó có Luật Hôn nhân và gia đình. Đó cũng là cơ sở pháp lý để đấu tranh xóa bỏ những hủ tục của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình mới dân chủ và tiến bộ. Tình hình phát triển của xã hội về mọi mặt kinh tế, chính trị, quân sự trong quá trình đấu tranh cách mạng chống đế quốc và phong kiến, cùng với sự phát triển của phong trào giải phóng phụ nữ, đòi hỏi phải xóa bỏ một số chế định trong các bộ dân luật cũ về các quan hệ hôn nhân và gia đình đang cản trở bƣớc tiến của xã hội, đồng thời Nhà nƣớc ta cần phải quy định những nguyên tắc mới về hôn nhân và gia đình cho phù hợp với thực tế. Năm 1950 Nhà nƣớc ta đã ban hành hai Sắc lệnh đầu tiên điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, đó là Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950 sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật và Sắc lệnh số 159-SL ngày

24

17/11/1950 quy định về vấn đề ly hôn. Hai Sắc lệnh này đã góp phần vào việc xóa bỏ chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu, thể hiện tính dân chủ và tiến bộ của nền pháp chế mới. Tuy nhiên, cả hai Sắc lệnh này đều không có quy định về hủy việc việc kết hôn trái pháp luật.

Từ năm 1954, sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, đất nƣớc tạm chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác biệt. Miền Bắc đƣợc giải phóng bƣớc vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, đấu tranh thống nhất đất nƣớc.

Ở miền Bắc, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 đƣợc Quốc hội khóa I kỳ họp thứ 11 thông qua vào này 29/12/1959. Đây là đạo luật đầu tiên của Nhà nƣớc ta về hôn nhân và gia đình, khẳng định bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa, là công cụ của Nhà nƣớc ta, phục vụ lợi ích của nhân dân lao động, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân lao động, nhằm thực hiện hai nhiệm vụ chính là xóa bỏ những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu; xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình mới xã hội chủ nghĩa. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định cụ thể những điều kiện kết hôn và trƣờng hợp cấm kết hôn để bảo đảm hôn nhân thực sự an toàn, lành mạnh và tiến bộ. Nhƣ vậy, những trƣờng hợp vi phạm điều kiện kết hôn chính là vi phạm chế độ hôn nhân và gia đình mới xã hội chủ nghĩa cần phải xử lý. Tuy nhiên, trong văn bản pháp luật này không có quy định về hủy việc kết hôn trái pháp luật. Biện pháp xử lý đối với việc kết hôn trái pháp luật đƣợc ghi nhận tại văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959. Tại công văn số 1264 ngày 01/11/1966, Tòa án nhân dân Tối cao đã gửi các Tòa án địa phƣơng dự thảo thông tƣ hƣớng dẫn việc xử lý về dân sự những hôn nhân vi phạm điều kiện kết hôn do luật định. Dự thảo này có tác dụng bƣớc đầu hƣớng dẫn về đƣờng lối và thủ tục xét xử. Qua kinh nghiệm thực tiễn xét xử và đóng góp ý kiến của Tòa án nhân dân địa phƣơng, Tòa án nhân dân Tối cao đã có hƣớng dẫn đầy đủ hơn việc xử lý về dân sự những

25

hôn nhân vi phạm điều kiện kết hôn tại Thông tƣ số 112-NCPL ngày 19/8/1972. Theo hƣớng dẫn này thì đƣờng lối chung là khi xử lý về dân sự đối với những vi phạm điều kiện kết hôn xảy ra sau khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 ban hành cần căn cứ vào tình hình thực tế mà có sự phân biệt khác nhau nhƣ:

Cần xử tiêu hôn những vi phạm điều kiện kết hôn đang tiếp diễn và tính chất nghiêm trọng nhƣ tảo hôn, cƣỡng ép kết hôn, đang có vợ, có chồng mà lấy vợ hoặc chồng khác, lấy ngƣời trong họ hàng mà Luật tuyệt đối cấm kết hôn; ngƣời đang mắc một trong những bệnh tật mà Luật cấm kết hôn.

Với những hôn nhân trƣớc đây vi phạm điều kiện kết hôn nhƣng nay đã chấm dứt hoặc vi phạm không có tính chất nghiêm trọng và có thể sửa chữa dễ dàng nhƣ: kết hôn không đăng ký thì xử lý theo đƣờng lối ly hôn nhằm chiếu cố đến quyền lợi của đƣơng sự nhất là phụ nữ và con cái của họ, cũng nhƣ chiếu cố đến phong tục tập quán của địa phƣơng

Những trƣờng hợp kết hôn do vi phạm điều kiện kết hôn theo luật định thì hôn nhân đó cần phải xử tiêu hôn. “Xử tiêu hôn là quyết định chấm dứt những hôn nhân bất hợp pháp”[16]. Điều đó có nghĩa là hôn nhân vi phạm điều kiện kết hôn là hôn nhân bất hợp pháp cần phải xử tiêu hôn. Đó là biện pháp nhằm đấu tranh chống việc vi phạm pháp luật, đồng thời thể hiện thái độ của Nhà nƣớc không thừa nhận quan hệ vợ chống đối với nam nữ kết hôn không tuân thủ quy định về điều kiện kết hôn. Việc tiêu hôn sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đối với chủ thể kết hôn về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Về nguyên tắc, khi hôn nhân bị Tòa án tiêu hủy thì có hiệu lực cả trong quá khứ và tƣơng lai, tức là giữa họ không phát sinh quan hệ vợ chồng kể từ khi chung sống với nhau. Khi Tòa án hủy hôn nhân, họ phải chấm dứt quan hệ chung sống bất hợp pháp, mọi quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng không phát sinh. Quan hệ cấp dƣỡng giữa hai bên không đƣợc đặt ra. Về quan hệ tài sản, tài sản riêng của ai thuộc về ngƣời đấy, tài sản chung đƣợc chia

26

theo công sức đóng góp, những khoản chi tiêu riêng của ai thì ngƣời đó phải trả. Bởi tính khắt khe đó nên Tòa án nhân dân Tối cao đã hƣớng dẫn cụ thể đối với một số trƣờng hợp, mặc dù có vi phạm điều kiện kết hôn nhƣng không nghiêm trọng thì không tiêu hôn mà chỉ xử theo thủ tục ly hôn nếu các đƣơng sự yêu cầu nhằm bảo đảm quyền lợi của đƣơng sự, nhất là quyền lợi của phụ nữ và trẻ em.

Ở miền Nam, từ năm 1954 đến năm 1975, chế độ Ngụy quyền Sài Gòn ban hành một hệ thống pháp luật riêng. Pháp luật về hôn nhân và gia đình tập trung trong ba văn bản pháp luật là Luật Gia đình ngày 02/1/1959 dƣới chế độ Ngô Đình Diệm, Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964 về giá thú, tử hệ và tài sản cộng đồng và Bộ dân luật ngày 20/12/1972 của chế độ Nguyễn Văn Thiệu. Trong thời kỳ này việc kết hôn của hai bên nam nữ phải tuân theo các quy định về điều kiện kết hôn và cấm kết hôn nếu một trong hai bên vi phạm thì hôn thú sẽ vô hiệu và sẽ bị tiêu hủy. Hôn thú vô hiệu khi vi phạm độ tuổi; sự tự nguyện của các bên kết hôn, không có sự ƣng thuận của cha mẹ, ông bà, ngƣời giám hộ; vi phạm điều cấm kết hôn; vi phạm hình thức kết hôn: Hôn lễ cử hành không công khai hay do một hộ lại vô thẩm quyền, với điều kiện cử hành hôn lễ trái phép có tính cách gian lận. Khi hôn thú vô hiệu thì vợ chồng, cha, mẹ, ông bà, ngƣời giám hộ, công tố viên có quyền yêu cầu tiêu hôn. Hôn thú sẽ không bị tiêu hủy đối với trƣờng hợp ngƣời kết lập hôn thú đã đến tuổi trƣởng thành, hơặc nếu ngƣời đàn bà đã thụ thai hoặc có con hoặc trƣờng hợp hôn thú đã đƣợc thừa nhận một cách công nhiên, hoặc mặc nhiên, hoặc biết việc lập hôn thú mà để yên một năm không khiếu nại. Hậu quả của việc tiêu hủy hôn thú, tại Bộ dân luật năm 1972 quy định: Mặc dù hôn thú bị tiêu hủy, các con, nếu có, vẫn đƣợc coi là con chính thức. Về quan hệ vợ chồng, phát luật vẫn thừa nhận quan hệ vợ chồng từ khi kết hôn đến khi bị tuyên hủy, sự tiêu hủy không có hiệu lực hồi tố đối với vợ chồng. Về quan hệ tài sản, giải quyết nhƣ đối với trƣờng hợp ly hôn, sự thanh toán tài sản sau khi tiêu hôn sẽ

27 làm nhƣ trong trƣờng hợp ly hôn.

Luật Gia đình năm 1959 quy định hôn thú có thể bị vô hiệu trong những trƣờng hợp sau: khi không có sự ƣng thuận của một hoặc hai bên, nếu một bên đã ƣng thuận vì bị nhầm lẫn về ngƣời hoặc về căn cƣớc thì bên bị nhầm lẫn có thể kiện xin tiêu hôn. Tƣơng tự, trƣờng hợp bị cƣỡng bức kết hôn cũng có thể xin tiêu hôn. Nếu ngƣời bị nhầm lẫn hoặc bị cƣỡng bức còn vị thành niên thì cha mẹ của ngƣời đó có quyền khởi tố xin tiêu hôn. Quyền kiện xin tiêu hôn chỉ có giá trị trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày phát hiện sự nhầm lẫn, hoặc hết sự cƣỡng bức. Hôn thú có thể bị kiện xin xử tiêu hôn vì sự bất lực vĩnh viễn đã có trƣớc khi lập hôn thú của một trong hai bên. Quyền kiện tiêu hôn trong trƣờng hợp này chỉ có giá trị trong thời hạn một năm, kể từ khi khám phá ra sự bất lực. Nếu nam chƣa đủ 18 tuổi, nữ chƣa đủ 15 tuổi đã kết hôn mà không đƣợc đặc cách cho miễn tuổi thì cũng bị xử tiêu hôn. Tuy nhiên, đến thời điểm bị phát giác mà hai bên đã đủ tuổi kết hôn, hoặc ngƣời vợ đã thụ thai thì sẽ không bị tiêu hôn. Những ngƣời bị cấm kết hôn mà kết hôn thì hôn thú đó bị vô hiệu. Hôn thú cũng có thể bị tiêu hôn nếu sau khi ly hôn lần trƣớc mà ngƣời vợ đã tái hôn trƣớc mƣời tháng, kể từ ngày bản án có hiệu lực; hoặc khi quả phụ tái giá trƣớc mƣời tháng, kể từ ngày chồng chết. Con sinh trong các cuộc hôn thú bị tuyên là vô hiệu bị coi nhƣ con ngoại hôn. Nếu hôn thú bị vô hiệu do lỗi của một bên có gian ý thì ngƣời có gian ý có thể bị phạt giam từ ba tháng đến một năm và có thể bị phạt tiền từ một ngàn đến 100 ngàn đồng. Bên ngay tình có thể đƣợc tòa án tuyên bên có gian ý bồi thƣờng thiệt hại một khoản tiền.

Nhƣ vậy, hủy việc kết hôn trái pháp luật hay còn gọi là tiêu hôn thời kỳ này có nhiều nét tƣơng đồng với các bộ dân luật thời Pháp thuộc nhƣng có pha trộn những nét phong tục tập quán của ngƣời Việt Nam. Mặc dù pháp luật của chế độ Ngụy quyền Sài Gòn là pháp luật của chính quyền bù nhìn tay sai do Mỹ dựng lên nhƣng không chịu ảnh hƣởng của pháp luật Mỹ, đây là đặc

28 điểm khác biệt so với thời kỳ Pháp thuộc.

1.2.4. Những quy định về hủy việc kết hôn trái pháp luật trong giai đoạn từ năm 1975 đến nay. đoạn từ năm 1975 đến nay.

Với thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nƣớc thống nhất. Năm 1980 Hiến pháp mới đƣợc ban hành thay thế cho Hiến pháp năm 1959. Tình hình kinh tế xã hội có nhiều thay đổi, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 bắt đầu thể hiện những bất cập cần phải sửa đổi cho phù hợp với các quan hệ hôn nhân và gia đình trong tình hình mới. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 ra đời thay thế cho Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 bao gồm 10 chƣơng 57 điều, đƣợc xây dựng và thực hiện trên các nguyên tắc hôn nhân tự nguyện và tiến bộ; hôn nhân một vợ một chồng; vợ chồng bình đẳng; bảo vệ quyền lợi của cha mẹ và con; bảo vệ bà mẹ và trẻ em. Trong đó có các quy định cụ thể về các điều kiện kết hôn, kết hôn trái pháp luật, hình thức xử lý đối với kết hôn trái pháp luật. Các quy định về điều kiện kết hôn về cơ bản vẫn giống nhƣ Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 nhƣ độ tuổi kết hôn, sự tự nguyện .. nhƣng có những sửa đổi phù hợp hơn. Diện cấm kết hôn đƣợc quy định theo hƣớng thu hẹp hơn nhƣng vẫn trên nguyên tắc gìn giữ thuần phong mỹ tục của dân tộc. Có thể khẳng định Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 là văn bản đầu tiên đề cập đến khái niệm “hủy việc kết hôn trái pháp luật”. Tại Điều 9 quy định:

“Việc kết hôn vi phạm một trong các Điều 5, 6, 7 của Luật này là trái pháp luật.

Một hoặc hai bên đã kết hôn trái pháp luật, vợ, chồng hoặc con của ngƣời đang có vợ, có chồng mà kết hôn với ngƣời khác, Viện kiểm sát nhân dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn Việt Nam có quyền

29

yêu cầu Toà án nhân dân huỷ việc kết hôn trái pháp luật.

Tài sản của những ngƣời mà hôn nhân bị huỷ đƣợc giải quyết theo nguyên tắc: tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của ngƣời ấy; tài sản chung đƣợc chia căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi bên; quyền lợi chính đáng của bên bị lừa dối hoặc bị cƣỡng ép kết hôn đƣợc bảo vệ. Quyền lợi của con đƣợc giải quyết nhƣ trong trƣờng hợp cha mẹ ly hôn”[17].

Nhƣ vậy, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã có những quy định chi tiết hơn rất nhiều so với các văn bản trƣớc đây về hủy việc kết hôn trái pháp luật. Trƣờng hợp kết hôn vi phạm một trong các điều 5, điều 6, điều 7 của Luật này là trái pháp luật. Đó là một số những trƣờng hợp nhƣ: kết hôn giữa những ngƣời đang có vợ hoặc có chồng; đang mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức hành vi của mình; đang mắc bệnh hoa liễu; giữa những ngƣời cùng dòng máu về trực hệ; giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha; giữa những ngƣời có họ trong phạm vi ba

Một phần của tài liệu Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000- Vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)