Kết hôn trái pháp luật do vi phạm độ tuổi kết hôn

Một phần của tài liệu Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000- Vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 48)

Khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về độ tuổi kết hôn đối với nam là từ hai mƣơi tuổi trở lên; đối với nữ là từ mƣời tám tuổi trở lên. Ở đây luật chỉ quy định độ tuổi tối thiếu mà không giới hạn độ tuổi tối đa đối với nam và nữ khi kết hôn. Độ tuổi kết hôn này đƣợc Nhà nƣớc ta duy trì ổn định từ khi có đạo luật đầu tiên về hôn nhân – gia đình là Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, đến năm 1989 và cho đến Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.

Việc quy định độ tuổi kết hôn đã đƣợc các nhà lập pháp nghiên cứu trên cơ sở khoa học về tâm sinh lý con ngƣời Việt Nam. Phải đạt đến độ tuổi này con ngƣời mới có sự phát triển đầy đủ về thể chất và trí tuệ. Về thể chất,

45

con ngƣời đạt đến độ tuổi này mới phát triển toàn diện, đủ sức khỏe đảm đƣơng vai trò làm cha mẹ, vợ chồng; đồng thời còn bảo đảm việc sinh con khỏe mạnh, duy trì nòi giống. Sinh con là một quyết định quan trọng đối với cả ngƣời vợ và ngƣời chồng, nó liên quan đến nhiều yếu tố cần đƣợc cân nhắc nhƣ điều kiện sức khỏe, kinh tế gia đình, những kiến thức chăm sóc con cái và gia đình... Trong đó độ tuổi thích hợp để sinh con là một vấn đề vô cùng quan trọng. Nếu sinh con quá sớm hoặc sinh con quá muộn đều gây nhiều tai biến cho cả mẹ và thai nhi. Ngoài ra, ở độ tuổi này các bên đã đƣợc trang bị điều kiện về nghề nghiệp để tự tham gia lao động sản xuất, tạo thu nhập, phát triển kinh tế gia đình bảo đảm cuộc sống cho bản thân và gia đình. Về trí tuệ, ở độ tuổi này con ngƣời mới có sự phát triển đầy đủ để nhận thức đƣợc cuộc sống, bày tỏ đƣợc ý chí của mình trong cuộc sống, trong các giao dịch dân sự và có kinh nghiệm sống, kiến thức trong việc nuôi dạy con cái. Quy định độ tuổi tối thiếu nhƣ vậy là tạo tiền đề cho việc xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no, vững bền.

Về cách tính tuổi, tại Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP và Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình hƣớng dẫn: không bắt buộc nam phải đủ 20 tuổi trở lên, nữ phải đủ 18 tuổi trở lên mới đƣợc kết hôn tức là nam đang ở tuổi 20, nữ đang ở tuổi 18 thì đủ điều kiện về tuổi kết hôn. Chỉ cần nam bƣớc sang tuổi 19 cộng thêm một ngày, nữ bƣớc sang tuổi 17 cộng thêm một ngày thì có thể kết hôn. Việc xác định độ tuổi, cơ quan đăng ký có thể căn cứ vào ngày khai sinh trong Sổ hộ khẩu của hai bên nam nữ để xác định. Để cách tính tuổi đƣợc thống nhất, dễ hiểu khi áp dụng, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định tuổi kết hôn của “nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên” [23].

Quy định về tuổi kết hôn hiện hành về cơ bản đã đóng góp tích cực trong việc xây dựng chế độ hôn nhân lành mạnh, hạnh phúc và bền vững; bảo

46

đảm cho cá nhân có đƣợc sự phát triển cần thiết về thể chất, trí tuệ, kinh nghiệm xã hội, từ đó tạo điều kiện cho việc thực hiện tốt các quyền, nghĩa vụ trong hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, qua thực tiễn thi hành, quy định này cũng đã phát sinh một số vấn đề. Về năng lực chủ thể, quy định về tuổi kết hôn hiện nay chƣa đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với quy định về ngƣời đã thành niên trong các ngành luật khác nhƣ Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.... Theo Điều 19 Bộ luật Dân sự, ngƣời đã thành niên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự là ngƣời từ đủ 18 tuổi trở lên không bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì đƣợc tham gia tất cả các quan hệ dân sự. Trong khi đó, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và kể cả Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng vẫn quy định nam từ 20 tuổi hay từ đủ 20 tuổi trở lên mới có quyền kết hôn nhƣ vậy vô tình đã hạn chế nhiều quyền dân sự đối với họ. Nhiều trƣờng hợp nam công dân kết hôn ở độ tuổi 18, 19 bị coi là trái luật, trong khi về mặt pháp lý họ là ngƣời đã thành niên. Đối với nữ, việc kết hôn của nữ bƣớc sang tuổi 17 cộng một ngày đƣợc coi là hợp pháp, nhƣng họ không đủ tuổi thành niên để tham gia các giao dịch dân sự với tƣ cách là chủ thể của quan hệ và không đủ tƣ cách để tham gia tố tụng với vị trí là ngƣời yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Ngoài ra, quy định về tuổi kết hôn cũng chƣa đồng bộ với các điều ƣớc quốc tế về giới và bình đẳng giới, ví dụ công ƣớc CEDAW về tuổi trẻ em và bình đẳng nam, nữ trong kết hôn. Việc quy định sự khác nhau trong tuổi kết hôn đối với nam và nữ vô tình thể hiện sự bất bình đẳng giới mà đây là vấn đề đang đƣợc xã hội quan tâm.

Hơn nữa, thực tiễn thi hành quy định về tuổi kết hôn còn rất nhiều bất cập giữa quy định của pháp luật và tập quán. Ở các khu vực miền núi, vùng cao, ngƣời dân vẫn kết hôn theo độ tuổi trong tập quán dẫn tới tình trạng tảo hôn vẫn còn tồn tại. Theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia

47

đình năm 2000, tảo hôn là việc nam, nữ lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chƣa đủ tuổi kết hôn. Về mặt pháp lý, tảo hôn phải thỏa mãn hai điều kiện, đó là hai bên nam nữ có đăng ký kết hôn nhƣng vi phạm điều kiện về độ tuổi kết hôn. Tục tảo hôn là thủ tục còn sót lại của thời kỳ phong kiến mang màu sắc của sự lạc hậu, mang sức nặng kìm hãm văn hóa phát triển. Hệ lụy của tình trạng này gây ra nhiều hậu quả lâu dài và rất nghiêm trọng cho cả gia đình, nòi giống, dòng họ và cả xã hội, là trở lực xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ. Tình trạng diễn ra trên phạm vi cả nƣớc, theo số liệu điều tra của Vụ Gia đình - Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em cho thấy 15 tỉnh, thành phố cả nƣớc có trên 1% trẻ em ở độ tuổi 14 – 16 đã có vợ có chồng. Các tỉnh có tỷ lệ trẻ em tảo hôn cao nhƣ Hà Giang 5,72%; Cao Bằng 5,1%; Lào Cai 2,7%; Sơn La 2,6%; Quảng Trị 2,4%; Bạc Liêu 2,1% [33]. Theo Đề án “Ngăn chặn, đẩy lùi nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống giai đoạn 2013 - 2017 và định hƣớng đến năm 2020” của huyện A Lƣới, tỉnh Thừa Thiên thì từ năm 2008 - 2012 trong toàn huyện có 2130 cặp kết hôn thì có 211 cặp tảo hôn, chiếm tỷ lệ 9,9% [31]. Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009 của tỉnh Bắc Kạn cho thấy: Tỷ lệ kết hôn ở nhóm tuổi 15 - 19 trên toàn tỉnh đối với nam chiếm 12,31% và đối với nữ là 30,55%[24]. Theo số liệu thống kê của Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh: Từ năm 2008 - 2010, toàn tỉnh có tổng số là 5.988 ngƣời kết hôn; trong đó tảo hôn 122 ngƣời, chiếm 2,04%. Năm 2009, tỷ lệ tảo hôn so với tổng số kết hôn ở huyện Ba Bể là 1,43%, Pác Nặm là 3,84%[24].

Số liệu năm 2006, Tiến sỹ Ngô Thị Ngọc Anh, Phó Vụ trƣởng Vụ gia đình cho biết: chỉ có 21,6% đối tƣợng kết hôn sớm có đăng ký kết hôn; 75,4% không đăng ký kết hôn. Theo kết quả điều tra có 30,7% đối tƣợng đƣợc hỏi cho biết vợ/chồng của họ kết hôn lần đầu ở độ tuổi dƣới 19; có 0,2% đối tƣợng kết hôn lần đầu khi mới 9 tuổi; 0,3% đối tƣợng kết hôn khi 14 tuổi; 1,0% kết hôn khi 15 tuổi; 3,3% kết hôn khi 16 tuổi; 5,8% kết hôn khi 17

48

tuổi và 15,6% kết hôn khi 18 tuổi [33].

Điều đáng nói là ngay trong nội thành các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh … vẫn còn có hiện tƣợng tảo hôn. Đối tƣợng là các em học sinh do chơi bời không đƣợc sự quan tâm giáo dục của gia đình, do ảnh hƣởng của lối sống đô thị mà phải bỏ học để lấy chồng.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nạn tảo hôn, song chủ yếu vẫn là do ý thức của ngƣời dân chƣa cao, phong tục tập quán lạc hậu của đồng bào dân tộc chƣa đƣợc xóa bỏ, do công tác tuyên truyền, vận động còn chƣa sâu rộng, các quy định, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc chƣa thực sự đi vào cuộc sống của ngƣời dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít ngƣời. Một phần rất quan trọng là do tình trạng lơi lỏng pháp luật, thực thi pháp luật còn chƣa kiên quyết trong quản lý đăng ký kết hôn, chế tài của pháp luật Hôn nhân và gia đình còn chƣa nghiêm khắc, mới chỉ dừng lại ở việc xử phạt hành chính và buộc phải hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Nhƣ vậy, quy định về độ tuổi kết hôn là xuất phát từ cơ sở khoa học và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nƣớc ta. Việc quy định độ tuổi kết hôn đã góp phần xây dựng gia đình Việt Nam hạnh phúc, vững bền. Việc kết hôn vi phạm độ tuổi theo quy định này là vi phạm quy định của pháp luật và là căn cứ để huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Tuy nhiên, từ thực trạng và những bất cập của quy định độ tuổi kết hôn, pháp luật cần có những điều chỉnh cho phù hợp với xã hội hiện nay, bảo đảm cho việc áp dụng pháp luật đƣợc hiệu quả và phòng ngừa tình trạng vi phạm pháp luật.

Trên thực tế các vi phạm về điều kiện độ tuổi vẫn xảy ra. Việc xử lý các vi phạm này yêu cầu cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng. Xuất phát từ bản chất của hôn nhân, việc xử lý các trƣờng hợp vi phạm cũng hết sức mềm dẻo. Dựa vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, pháp luật quy định cụ thể các biện pháp xử lý phù hợp. Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP hƣớng dẫn:

49

Đối với những trƣờng hợp kết hôn khi một bên hoặc cả hai bên chƣa đến tuổi kết hôn là vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại điểm 1 điều 9. Tuy nhiên, tùy từng trƣờng hợp mà quyết định nhƣ sau:

- Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật mà một bên hoặc cả hai bên vẫn chƣa đến tuổi kết hôn thì quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật.

- Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên tuy đã đến tuổi kết hôn, nhƣng cuộc sống của họ trong thời gian đã qua không có hạnh phúc, không có tình cảm vợ chồng thì quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật.

- Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên đã đến tuổi kết hôn, trong thời gian đã qua họ chung sống bình thƣờng, đã có con, có tài sản chung thì không quyết định việc huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn thì Toà án thụ lý để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung [29].

Nhƣ vậy, xử lý trƣờng hợp vi phạm độ tuổi kết hôn Toà án căn cứ từng trƣờng hợp cụ thể để quyết định huỷ hay không. Toà án xem xét và chỉ xử huỷ đối với những trƣờng hợp sau:

Thứ nhất: Tại thời điểm có yêu cầu mà một bên hoặc cả hai bên vẫn chƣa đến tuổi kết hôn, tức là việc vi phạm vẫn đang tiếp diễn thì Toà án quyết định huỷ.

Thứ hai: Tại thời điểm có yêu cầu cả hai bên đã đến tuổi kết hôn, tức là việc vi phạm của họ đã chấm dứt, họ đã thoả mãn đầy đủ các điều kiện kết hôn do pháp luật quy định nhƣng cuộc sống của họ trong thời gian qua không hạnh phúc, không có tình cảm vợ chồng, cuộc sống chung của họ không đạt đƣợc mục đích của hôn nhân thì Toà án quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp

50 luật đó.

Trƣờng hợp kết hôn trái pháp luật do vi phạm độ tuổi nhƣng Toà án không quyết định huỷ. Đó là trƣờng hợp đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên đã đến tuổi kết hôn, trong thời gian đã qua họ chung sống bình thƣờng, đã có con, có tài sản chung thì không quyết định việc huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Tức là tại thời điểm có yêu cầu việc vi phạm đã chấm dứt, cuộc sống chung của họ đạt đƣợc các tiêu chí gia đình hạnh phúc, tình cảm vợ chồng, có con chung, tài sản chung thì Toà án không quyết định huỷ. Trong trƣờng hợp đặc biệt "nếu phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu" [29] của chính các bên đƣơng sự thì Toà án có thể giải quyết ly hôn. Nhƣ vậy, vô hình chung pháp luật đã thừa nhận mối quan hệ này là hôn nhân hợp pháp. Nhƣng Toà án có đƣợc ra quyết định công nhận hôn nhân hợp pháp không thì pháp luật không có hƣớng dẫn khiến cho việc áp dụng của Toà án bế tắc. Ngoài ra, việc giải thích mang tính liệt kê của Nghị quyết dẫn đến việc gây khó khăn trong quá trình giải quyết của Toà, vì đối với trƣờng hợp cuộc sống của họ bình thƣờng nhƣng không có con chung, không có tài sản chung thì Toà án có phải ra quyết định huỷ hay không? Đối với trƣờng hợp này Toà án nên có sự vận dụng linh hoạt để phán quyết bảo đảm đƣợc tinh thần của pháp luật và sự ổn định cuộc sống của ngƣời dân. Điều này đã đƣợc Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 bổ sung bằng quy định tại khoản 2 Điều 11 nhƣ sau: “Trong trƣờng hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trƣờng hợp này, quan hệ hôn nhân đƣợc xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này” [23]. Nhƣ vậy, quy định mới này đã giải đáp đƣợc sự bất cập và bế tắc của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.

51

còn tồn tại hay không có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên, đối với trƣờng hợp yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật của ngƣời đã chết thì Tòa án giải quyết nhƣ thế nào. Để giải quyết vấn đề này cần có cái nhìn khái quát từ nhiều góc độ. Kết hôn trái pháp luật là một sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ bất hợp pháp và đƣợc thừa nhận bằng một đăng ký hợp pháp. Do đó, sự kiện pháp lý này cần phải chấm dứt bằng một quyết định của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền là Tòa án nhân dân. Quyết định hủy kết hôn trái pháp luật không những không công nhận những quan hệ phát sinh mà còn nhằm chấm dứt các quan hệ phát sinh đó, trừ quan hệ huyết thống. Những quan hệ phát sinh đó là quan hệ về nhân thân, về tài sản, chỉ có quan hệ cha, mẹ - con là không ảnh hƣởng. Khi một bên chết thì những quan hệ phát sinh từ sự kiện kết hôn trái (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000- Vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 48)