38
quy định: Cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình trong trƣờng hợp do Luật Hôn nhân và gia đình quy định [20]. Cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em, trƣớc tháng 8/2007 là Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em và từ tháng 8/2007 đến nay các bộ phận của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em đã tách ra và nhập vào các cơ quan khác. Bộ phận dân số thuộc Bộ Y tế quản lý đƣợc đặt là Vụ Dân số; Bộ phận gia đình thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quản lý. Bộ phận trẻ em thuộc Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội quản lý và đƣợc đặt là Cục chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Cho đến nay vẫn chƣa có tổ chức nào thừa kế tƣ cách khởi kiện của Ủy ban chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Vì vậy, việc thực hiện quy định về thẩm quyền yêu cầu của các cơ quan, tổ chức còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến việc thực thi quyền yêu cầu không có hiệu quả. Trên thực tế loại hủy việc việc kết hôn trái pháp luật mà Tòa án thụ lý chủ yếu là do đƣơng sự yêu cầu hoặc trong quá trình các đƣơng sự làm thủ tục xin ly hôn Tòa án mới phát hiện ra. Các cơ quan, tổ chức trên còn thiếu chủ động trong việc thực hiện quyền yêu cầu của mình. Để phù hợp với cơ cấu tổ chức và phù hợp với các văn bản pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có quy định cụ thể quyền yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nƣớc về gia đình và cơ quan quản lý Nhà nƣớc về trẻ em. Bên cạnh đó, song song với việc quy định về quyền cần có quy định về trách nhiệm của các cơ quan này để làm tăng tính hiệu quả trong việc thực hiện vai trò của các cơ quan, tổ chức đó.
Hội Liên hiệp Phụ nữ, với chức năng và thẩm quyền theo quy định của pháp luật đã đóng góp tích cực vào việc bảo vệ quyền, lợi ích của phụ nữ, trẻ em nói riêng và của các thành viên trong gia đình nói chung. Xuất phát từ đặc thù của tổ chức, khi tiếp nhận đơn thƣ khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc kết hôn trái pháp luật Hội Liên hiệp phụ nữ đều có biện pháp tìm hiểu, nắm tình
39
hình vụ việc, kiến nghị và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để thúc đẩy việc xem xét, giải quyết vụ việc. Đồng thời, dựa trên đơn thƣ khiếu nại, tố cáo của phụ nữ, Hội có văn bản kiến nghị các cơ quan chức năng nghiên cứu, xem xét giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ theo thẩm quyền.
Khoản 3 Điều 15 của Luật Hôn nhân và gia đình quy định cho các cơ quan, tổ chức có chức năng bảo vệ phụ nữ và trẻ em có quyền yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật đối với trƣờng hợp vi phạm tại khoản 1 Điều 9 và Điều 10 Luật này. Tuy nhiên, đối với những vi phạm tại khoản 2 Điều 9 nếu các cơ quan, tổ chức trên phát hiện thì có quyền yêu cầu không? Thiết nghĩ Luật Hôn nhân và gia đình nên có sự bổ sung mở rộng phạm vi yêu cầu của các chủ thể để bảo đảm trong mọi trƣờng hợp quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội đƣợc bảo vệ.
2.2.4. Vợ, chồng, cha, mẹ, con của các bên kết hôn.
Trƣờng hợp kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 9 (vi phạm về độ tuổi kết hôn) và Điều 10 (các trƣờng hợp cấm kết hôn) Luật Hôn nhân và gia đình thì vợ, chồng, cha, mẹ, con của ngƣời kết hôn trái pháp luật có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật đó.
Đối với chủ thể là vợ, chồng của các bên kết hôn, trong phạm vi khoản 1 Điều 9 và Điều 10 thì “vợ, chồng của các bên kết hôn” có thể đƣợc hiểu là áp dụng đối với trƣờng hợp ngƣời đang có vợ, có chồng mà kết hôn trái pháp luật với ngƣời khác. Điều này đã đƣợc Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cụ thể và rõ ràng hơn tại điểm a khoản 2 Điều 10: “Vợ, chồng của ngƣời đang có vợ, có chồng mà kết hôn với ngƣời khác” [23]. “Cha mẹ, con cái của các bên kết hôn” đƣợc áp dụng đối với các trƣờng hợp vi phạm khoản 1 Điều 9 và Điều 10. Việc quy định nhƣ vậy là hoàn toàn hợp lý, bởi đó là những ngƣời có quan hệ huyết thống và có liên quan mật thiết với các chủ thể kết hôn trái pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của họ trực tiếp bị xâm
40
phạm do việc kết hôn trái pháp luật. Do đó, pháp luật quy định họ có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng đã kế thừa quy định này, tuy nhiên, đã có sự sử dụng thuật ngữ chính xác hơn trong cụm từ “cha mẹ con”, chứ không cần thiết phải là “cha mẹ, con cái”.
Có một vấn đề đặt ra, ngƣời kết hôn trái pháp luật do vi phạm về độ tuổi nhƣng khi họ chƣa đạt tuổi để có đủ điều kiện về năng lực hành vi tố tụng dân sự thì họ có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật của mình không? Ngƣời mất năng lực hành vi dân sự tại thời điểm kết hôn nhƣng sau đó họ khỏi bệnh thì có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật không? Những chủ thể khác của trƣờng hợp vi phạm điều 10 Luật này có đƣợc quyền yêu cầu hay không thì pháp luật lại không có quy định... Nhƣ vậy, bản thân ngƣời trực tiếp tham gia quan hệ kết hôn trái pháp luật thì pháp luật lại không quy định cho họ có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật để tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Bên cạnh đó, đối với trƣờng hợp kết hôn trái pháp luật do vi phạm độ tuổi mà cha mẹ của ngƣời đó đều chết hay ngƣời mất năng lực hành vi dân sự thì luật không quy định cho ngƣời giám hộ của họ có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật đó. Chủ thể là “ngƣời giám hộ hoặc ngƣời đại diện theo pháp luật khác của ngƣời kết hôn trái pháp luật” [23] đã đƣợc bổ sung tại điểm a khoản 2 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Ngoài ra, trƣờng hợp ngƣời đang có vợ, có chồng mà kết hôn trái pháp luật với ngƣời khác, sau đó một bên chết, quan hệ thừa kế của ngƣời đó phát sinh. Để bảo vệ quyền thừa kế của mình thì những ngƣời thừa kế của họ có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật không? Một số vấn đề đặt ra nhƣ sau:
Giả thiết những ngƣời thuộc hàng thừa kế thứ nhất đều không còn chỉ còn những ngƣời thuộc hàng thừa kế thứ hai; hoặc những ngƣời hàng
41
thứ nhất, thứ hai đều không còn, chỉ có ngƣời thuộc hàng thừa kế thứ ba; thì những ngƣời thuộc hàng thừa kế thứ hai, thứ ba có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật không? Pháp luật không quy định cho họ có quyền yêu cầu nhƣ vậy đã thực sự bảo đảm quyền lợi của những ngƣời liên quan này không?
Vì vậy, pháp luật cần có quy định theo hƣớng mở rộng phạm vi ngƣời có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho những chủ thể trực tiếp tham gia quan hệ kết hôn trái pháp luật và những ngƣời liên quan khác.
2.3. THẨM QUYỀN CỦA TÕA ÁN VÀ THỦ TỤC HUỶ VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT.
Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: “Theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 15 của Luật này, Toà án xem xét và quyết định việc huỷ kết hôn trái pháp luật” [19]. Nhƣ vậy, thẩm quyền huỷ việc kết hôn trái pháp luật thuộc về Toà án. Trƣớc đây thủ tục hủy việc kết hôn trái pháp luật đƣợc thực hiện theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989. Nhƣng hiện nay, thủ tục này đƣợc thực hiện theo trình tự giải quyết việc dân sự đƣợc quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2005. Tại khoản 1 Điều 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định huỷ việc kết hôn trái pháp luật là loại việc dân sự. Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 33; Điều 34; điểm g khoản 2 Điều 35; điểm b khoản 2 Điều 36 thì Toà án nhân dân cấp huyện nơi cƣ trú của một trong bên hoặc Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Việc xác định đúng thẩm quyền giải quyết có ý nghĩa rất quan trọng, tránh sự chồng chéo khi thực hiện nhiệm vụ, góp phần làm cho Tòa án giải quyết đúng đắn, có hiệu quả, tạo điều kiện cho các bên yêu cầu tham gia tố tụng, bảo vệ đƣợc quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tiết kiệm thời gian, công sức. Tuy nhiên, việc xác định thẩm quyền vẫn còn nhiều tranh cãi. Theo điểm g khoản 2 Điều 35 thì “Tòa án nơi
42
việc đăng ký kết hôn trái pháp luật đƣợc thực hiện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật”[20]. Nhƣng tại điểm b khoản 2 Điều 36 quy định: “… ngƣời yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bên đăng ký kết hôn trái pháp luật giải quyết”[20]. Trong quá trình áp dụng, nên có sự vận dụng linh hoạt để đạt đƣợc mục đích của các nhà làm luật. Tại điểm b khoản 2 Điều 36 là quy định mang tính tùy nghi, đƣơng sự có quyền lựa chọn Tòa án để yêu cầu giải quyết. Ví dụ, A và B đăng ký kết hôn trái pháp luật tại một xã N, huyện Y ở Hà Giang. Sau khi kết hôn A và B chuyển vào huyện M thuộc Cần Thơ sinh sống. Sau đó, A có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật. Nếu theo điểm g khoản 2 Điều 35 thì A phải nộp đơn yêu cầu tại huyện Y – tỉnh Hà Giang. Nếu áp dụng điểm b khoản 2 Điều 36 thì A có quyền nộp đơn yêu cầu tại TAND huyện M tỉnh Cần Thơ. Việc pháp luật quy định nhƣ trên là nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đƣơng sự, tiết kiệm đƣợc công sức, vật chất cho nhân dân và cho Nhà nƣớc, phù hợp với các trƣờng hợp có thể xảy ra trong thực tiễn. Do vậy, với những trƣờng hợp pháp luật quy định không cần bất cứ điều kiện gì mà mang tính tùy nghi thì đƣơng sự có quyền lựa chọn. Vì vậy, khi thụ lý Tòa án phải yêu cầu các bên cam kết trong đơn yêu cầu là không yêu cầu giải quyết việc dân sự này tại các Tòa án có thẩm quyền khác, để tránh tình trạng cả hai Tòa án cùng tiến hành thụ lý.
Về thủ tục tố tụng, huỷ việc kết hôn trái pháp luật là một loại việc dân sự. Theo trình tự giải quyết việc dân sự, Toà án thụ lý khi có đơn yêu cầu và các tài liệu chứng minh cho yêu cầu đó. Toà án tiến hành mở phiên họp giải quyết việc dân sự có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát. Toà án thu thập chứng cứ khi có đề nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu. Về thủ tục, tố tụng không quy định quá trình giải quyết việc dân sự phải có trình tự hoà giải. Toà án xem xét chứng cứ và quyết định tại phiên họp giải quyết việc dân sự. Vấn đề hoà giải không đƣợc đặt ra đối với thủ tục giải quyết việc dân sự. Ngoài ra, đây là quan hệ trái pháp luật nên không đƣợc hòa giải. Tuy nhiên,
43
nên quy định thủ tục hoà giải trong việc giải quyết việc dân sự về hôn nhân gia đình nói chung. Bởi lĩnh vực hôn nhân gia đình có những nét đặc thù riêng, khi giải quyết Toà án quyết định không chỉ về vấn đề nhân thân của ngƣời kết hôn trái pháp luật mà còn phải quyết định cả vấn đề con chung và tài sản chung của họ. Vì vậy, cần quy định thủ tục hoà giải đối với việc giải quyết hậu quả về con chung và tài sản chung, tránh những mâu thuẫn phát sinh, tiết kiệm thời gian, công sức của họ và của ngƣời tiến hành tố tụng.
Theo Điều 311 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tranh chấp, nhƣng có yêu cầu Toà án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ... hôn nhân và gia đình... của mình hoặc của cá nhân ... khác [20]. Vấn đề đặt ra, khi giải quyết về con chung, tài sản chung, nếu hai bên đƣơng sự thoả thuận đƣợc với nhau thì Toà án công nhận sự thoả thuận đó. Nhƣng nếu hai bên không thống nhất đƣợc, tức là có tranh chấp, thì Toà án giải quyết nhƣ thế nào? Hiện nay có những quan điểm khác nhau về việc giải quyết vấn đề này. Có quan điểm cho rằng, không thể giải quyết đồng thời mà phải tách ra để giải quyết theo thủ tục việc hôn nhân và gia đình đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật và thủ tục giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình đối với tranh chấp về nuôi con hoặc về tài sản. Có quan điểm cho rằng, mặc dù đây là hai vụ việc khác nhau nhƣng khi Tòa án đã thụ lý việc dân sự, nếu có tranh chấp về con hoặc về tài sản thì Tòa án giải quyết luôn mà không cần phải tách ra thành một vụ án độc lập. Đó là vấn đề mà pháp luật chƣa có hƣớng dẫn. Tuy nhiên vụ và việc là hai thủ tục hoàn toàn khác nhau đƣợc quy định độc lập trong Bộ luật Tố tụng Dân sự. Mặc dù là các yêu cầu đều phát sinh trong một sự việc nhƣng đều là các vấn đề quan trọng, cần phải giải quyết triệt để và tuân thủ trình tự thủ tục chặt chẽ. Vì vậy, quan điểm của tác giả là nên tách ra thành hai, đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thì giải quyết theo trình tự việc dân sự; còn tranh chấp về con hoặc
44
về tài sản thì giải quyết theo trình tự vụ án, để tránh việc chồng chéo trong quá trình thực hiện thủ tục tố tụng, ảnh hƣởng tới quyền tố tụng của các bên. Và trong quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về thủ tục giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật nên có điều luật dẫn chiếu tới pháp luật tố tụng dân sự để bảo đảm cho việc áp dụng và thi hành pháp luật đƣợc thống nhất, dễ hiểu.
2.4. CĂN CỨ HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT VÀ ĐƢỜNG LỐI GIẢI QUYẾT ĐỐI VỚI CÁC TRƢỜNG HỢP KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT.
Hủy việc kết hôn trái pháp luật là biện pháp chế tài của Nhà nƣớc nhằm điều chỉnh những hành vi vi phạm điều kiện kết hôn đƣợc quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình. Hủy việc kết hôn trái pháp luật phải dựa vào những căn cứ do pháp luật quy định. Căn cứ chung để hủy kết hôn trái pháp luật là dựa trên những dấu hiệu vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định. Cụ thể là vi phạm điều kiện tuổi kết hôn, sự tự nguyện kết hôn và vi phạm các trƣờng hợp cấm kết hôn. Dựa trên những căn cứ đó pháp luật quy định tùy từng trƣờng hợp vi phạm có những đƣờng lối giải quyết khác nhau.
2.4.1. Kết hôn trái pháp luật do vi phạm độ tuổi kết hôn
Khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về độ tuổi kết