Nhu cầu khách quan của việc hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000- Vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 89)

Với vai trò là một ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã có những tác động tích cực đến việc tạo môi trƣờng lành mạnh để hình thành nhân cách con ngƣời, đề cao vai trò của gia đình trong đời sống xã hội, góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc, góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ. Luật cũng đã tạo hành lang pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình và xã hội, hạn chế dần các hành vi vi phạm pháp luật. Một trong những hành vi vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình phổ biến là vi phạm các điều kiện kết hôn. Vì vậy, các quy định pháp luật về hủy kết hôn trái pháp luật đã có những đóng góp quan trọng trong việc hạn chế, phòng ngừa và xử lý các hành vi vi phạm về điều kiện kết hôn.

Tuy nhiên, do sự phát triển của kinh tế, các quan hệ trong xã hội cũng có sự thay đổi phong phú. Quá trình thi hành và áp dụng pháp luật cũng bộc lộ không ít những hạn chế, bất cập. Trong bản thân nội tại các quy định về hủy kết hôn trái pháp luật cũng có sự không phù hợp với các quan hệ mà nó

86

điều chỉnh. Những quy định của pháp luật vẫn chƣa bao quát đƣợc hết các quan hệ về hôn nhân và gia đình đã và đang diễn ra trong thực tiễn, làm mất ổn định các mối quan hệ này, chƣa thể hiện đƣợc một cách đầy đủ chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc ta là tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền con ngƣời, quyền công dân trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.

Đặc biệt trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế – xã hội hiện nay, do ảnh hƣởng từ mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng tác động đến các chuẩn mực xã hội, giá trị đạo đức, nề nếp, gia phong, truyền thống của gia đình đang dần bị phá vỡ và mai một, những hành vi vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình nhƣ vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, việc kết hôn giữa những ngƣời cùng giới tính có chiều hƣớng gia tăng đã để lại những hậu quả nặng nề về nhiều mặt đối với gia đình và xã hội. Những hậu quả này có một phần nguyên nhân do việc thiếu hụt những quy định của pháp luật.

Hơn nữa, nằm trong hệ thống pháp luật của Nhà nƣớc, Luật Hôn nhân và gia đình cũng thể hiện sự thiếu đồng bộ với các ngành luật liên quan. Nhiều văn bản luật có liên quan đã đƣợc sửa đổi, bổ sung hoặc đƣợc ban hành mới, nhƣ: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004; Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004; Bộ luật dân sự năm 2005; Luật bình đẳng giới năm 2006; Luật Nuôi con nuôi năm 2010 … Vì vậy, nhiều quy định về hủy việc kết hôn trái pháp luật hiện hành không đảm bảo tính hệ thống, sự đồng bộ, thống nhất với các văn bản luật pháp luật có liên quan. Ví dụ: quy định về tuổi kết hôn, về quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật Luật Hôn nhân và gia đình là chƣa đồng bộ với các quy định của Bộ luật dân sự và một số luật khác có liên quan.

Để đáp ứng đƣợc các yêu cầu khách quan về xây dựng và hoàn thiện chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam trong giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội hiện nay và các giai đoạn phát triển tiếp theo thì việc điều chỉnh các quy định pháp luật về hủy kết hôn trái pháp luật là rất cần thiết.

87

Một phần của tài liệu Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000- Vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)