Quan hệ cha, mẹ và con

Một phần của tài liệu Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000- Vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 80)

Trong hậu quả pháp lý của huỷ việc kết hôn trái pháp luật, quan hệ nhân thân không phát sinh nhƣng quan hệ cha, mẹ - con lại đƣợc pháp luật bảo vệ. Bởi việc cha mẹ kết hôn hợp pháp hay không không làm thay đổi mối quan hệ pháp lý giữa cha, mẹ, con. Đứa trẻ ra đời là sự kiện pháp lý làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ và con. Khoản 2 Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: “trƣờng hợp của con đƣợc giải quyết nhƣ trƣờng hợp của cha - mẹ khi ly hôn” [19]. Tức là đối với con chƣa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì phải giải quyết việc ngƣời trực tiếp nuôi con. Nếu các bên không thoả thuận đƣợc ngƣời trực tiếp nuôi con thì Toà án sẽ quyết định. Quyết định giao con cho ai phải bảo đảm quyền lợi về mọi mặt và bảo đảm điều kiện tốt nhất cho con. Trƣờng hợp, con dƣới ba tuổi, nếu các bên không có thoả thuận khác thì giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Ngƣời không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom, chăm sóc con. Trƣờng hợp ngƣời không trực tiếp nuôi con lợi dụng việc thăm nom gây ảnh hƣởng xấu tới việc chăm sóc, giáo dục con thì ngƣời trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của ngƣời đó. Nếu ngƣời trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt cho con thì ngƣời không trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án thay đổi ngƣời trực tiếp nuôi con.

Ngƣời không trực tiếp nuôi con còn có nghĩa vụ cấp dƣỡng nuôi con, trừ trƣờng hợp bên trực tiếp nuôi con không yêu cầu hoặc các bên có thoả thuận khác. Nếu bên có nghĩa vụ không tự nguyện thực hiện việc đóng góp nuôi con, thì cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền có thể khấu trừ vào thu nhập hàng tháng của ngƣời đó. Tuy nhiên, việc thi hành nghĩa vụ cấp

77

dƣỡng nuôi con còn có nhiều khó khăn bởi vì đối với ngƣời lao động tự do, không có tài khoản, lƣơng cố định, thu nhập bấp bênh thì việc khấu trừ thu nhập của họ để thi hành án là rất khó.

Về mức cấp dƣỡng, do hai bên tự thoả thuận, nếu không thoả thuận đƣợc thì Toà án quyết định. Việc quyết định của Toà án dựa vào thu nhập thực tế của ngƣời có nghĩa vụ và nhu cầu thiết yếu của đứa trẻ. Tuy nhiên mức cấp dƣỡng không đƣợc vƣợt quá 1/3 thu nhập bình quân của ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng. Về phƣơng thức thực hiện việc cấp dƣỡng, có thể định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm, nửa năm hoặc một lần.

Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 chỉ quy định giải quyết về quyền lợi của con mà vô tình bỏ quên quyền và nghĩa vụ của cha mẹ. Và điều này đã đƣợc bổ sung tại Khoản 2 Điều 12 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con đƣợc giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn” [23].

Nhƣ vậy, mặc dù quan hệ của cha mẹ là trái pháp luật nhƣng quyền và lợi ích của con cái vẫn đƣợc pháp luật bảo vệ, bởi mục đích chế tài huỷ kết hôn trái pháp luật không những là sự răn đe, phòng ngừa chung mà còn là việc bảo đảm sự ổn định cuộc sống cho các thành viên trong gia đình và trong xã hội.

Một phần của tài liệu Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000- Vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 80)