Quan hệ tài sản

Một phần của tài liệu Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000- Vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 81)

Đối với trƣờng hợp kết hôn hợp pháp thì tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung hợp nhất. Khi ly hôn, về nguyên tắc là chia đôi. Nhƣng đối với kết hôn trái pháp luật quan hệ tài sản phát sinh trong quá trình chung sống của hai bên nam - nữ đƣợc xác định là tài sản chung theo phần. Về nguyên tắc, tài sản riêng của ai thì thuộc quyền sở hữu của ngƣời đó, còn tài sản chung thì chia theo sự thoả thuận của hai bên, nếu không thoả thuận đƣợc thì Toà án giải quyết.

78

nhân hợp pháp. Tài sản riêng là tài sản có trƣớc thời điểm chung sống với nhau, hoặc đƣợc tặng cho riêng, thừa kế riêng... Ngƣời có tài sản riêng phải chứng minh nếu bên kia không thừa nhận, nếu không chứng minh đƣợc thì xác định là tài sản chung và đƣợc đem chia. Quy định về tài sản riêng đƣợc giải quyết nhƣ đối với trƣờng hợp ly hôn.

Tài sản chung gồm tài sản riêng nhƣng không chứng minh đƣợc là tài sản riêng; tài sản phát sinh trong quá trình chung sống do hai ngƣời cùng tạo lập nên. Đối với trƣờng hợp vợ chồng ly hôn thì tài sản chung đƣợc xác định thuộc sở hữu chung hợp nhất, tức là phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung là không đƣợc xác định. Ngƣời chồng dù làm những công việc nặng nhọc có thu nhập cao cũng nhƣ ngƣời vợ làm công việc nội trợ hàng ngày ở nhà, không có thu nhập, đều có quyền lợi nhƣ nhau trong khối tài sản đó. Lao động trong gia đình cũng đƣợc coi là lao động có thu nhập. Còn đối với trƣờng hợp kết hôn trái pháp luật, tài sản chung đƣợc xác định thuộc sở hữu chung theo phần, tức là phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu đƣợc xác định đối với tài sản chung. Khi chia Toà án căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi bên tức là căn cứ vào thu nhập thực tế của hai bên, ngƣời nào thu nhập cao, đóng góp nhiều thì hƣởng nhiều, ngƣời nào thu nhập ít, đóng góp ít thì hƣởng ít. Trƣờng hợp ngƣời phụ nữ từ khi chung sống với nhau chỉ ở nhà nội trợ và chăm sóc gia đình, con cái, không có thu nhập là ngƣời phải chịu nhiều thiệt thòi. Vì vậy, Luật Hôn nhân và gia đình quy định nguyên tắc chia tài sản chung, phải xem xét công sức đóng góp của mỗi bên. "Công sức đóng góp" ở đây là chỉ những lao động có thu nhập để tạo nên tài sản đó. "Công sức đóng góp" đối với trƣờng hợp khi vợ chồng ly hôn là gồm cả lao động có thu nhập và lao động không có thu nhập. Đó là sự khác nhau về nguyên tắc xem xét để chia tài sản chia chung giữa việc kết hôn hợp pháp và trái pháp luật.

Do đặc trƣng về giới tính nên ngƣời phụ nữ trong trƣờng hợp này thƣờng là đối tƣợng chịu nhiều thiệt thòi. Vì vậy, vẫn nhƣ trƣờng hợp ly hôn "ƣu tiên

79

bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con" là nguyên tắc đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp này thể hiện bản chất nhân đạo của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Đối với quan hệ này, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có những quy định khá mới mẻ và cụ thể. Quan hệ tài sản đƣợc bổ sung thêm bao gồm cả quan hệ “nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên” và đƣờng lối xử lý nhƣ đối với trƣờng hợp nam nữ chung sống với nhau nhƣ vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Điều 16 Luật này quy định:

“1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau nhƣ vợ chồng mà không đăng ký kết hôn đƣợc giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trƣờng hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung đƣợc coi nhƣ lao động có thu nhập.” [23]

80

CHƢƠNG 3

THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI

PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.1. THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT TRONG 05 NĂM GẦN ĐÂY (2009 - 2013).

Một phần của tài liệu Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000- Vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 81)