VỀ HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT
2.1. NGUYÊN TẮC XỬ LÝ ĐỐI VỚI HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT. PHÁP LUẬT.
Mọi trƣờng hợp kết hôn không tuân thủ một trong các điều kiện kết hôn do pháp luật quy định đều bị coi là kết hôn trái pháp luật. Về nguyên tắc, mối quan hệ đó không đƣợc Nhà nƣớc công nhận và bảo vệ. Ngoài ra, mối quan hệ này còn bị điều chỉnh bởi các biện pháp chế tài do Nhà nƣớc quy định. Biện pháp chế tài đối với việc kết hôn trái pháp luật là hủy việc việc kết hôn trái pháp luật đó. Thẩm quyền huỷ chỉ thuộc về một cơ quan Nhà nƣớc duy nhất có chức năng xét xử là Tòa án nhân dân.
Có thể nói, hủy việc kết hôn trái pháp luật là biện pháp chế tài của Luật Hôn nhân và gia đình thể hiện thái độ phủ định của Nhà nƣớc đối với các trƣờng hợp kết hôn trái pháp luật. Theo Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 15 của Luật này, tòa án xem xét và quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật ...”[19]. Về nguyên tắc, việc kết hôn vi phạm một trong các điều kiện kết hôn đƣợc quy định tại Điều 9 và Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình là trái pháp luật, khi có yêu cầu, Tòa án có quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật đó.
Tuy nhiên, hủy việc kết hôn trái pháp luật không những ảnh hƣởng trực tiếp tới cuộc sống của chủ thể đã thực hiện hành vi kết hôn trái pháp luật mà còn ảnh hƣởng tới gia đình, xã hội và đặc biệt là con cái họ. Bởi vậy, nhiệm vụ của cơ quan Tòa án rất nặng nề, đằng sau mỗi quyết định của Tòa án là bƣớc ngoặt cuộc đời của bao nhiêu con ngƣời, mỗi quyết định là một minh chứng cho tính hiệu quả của cả hệ thống pháp luật. Vì vậy, khi xử lý các trƣờng hợp này, Tòa án phải có trách nhiệm làm rõ từng hành vi, chỉ ra từng hoàn cảnh vi phạm, phân tích mọi chi tiết, tính chất, mức độ vi phạm, tìm
33
hiểu sâu sắc tâm lý chủ thể thực hiện hành vi vi phạm, đặc biệt, cần phải xem xét, đánh giá thực tế cuộc sống chung đó. Trên cơ sở đó áp dụng một cách linh hoạt các chế tài tƣơng ứng để có sự định đoạt thấu tình đạt lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu chung.
Xuất phát từ tính chất đặc thù của đối tƣợng điều chỉnh trong quan hệ hôn nhân và gia đình, khi giải quyết huỷ việc kết hôn trái pháp luật Tòa án cần phải áp dụng nguyên tắc sau:
Chỉ hủy việc kết hôn trái pháp luật đối với những trƣờng hợp vi phạm điều kiện kết hôn đang tiếp diễn và có tính nghiêm trọng. Tức là, tại thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thì các chủ thể vẫn đang tiếp tục vi phạm các điều kiện kết hôn. Tính nghiêm trọng đƣợc thể hiện ở việc kết hôn trái pháp luật đã và sẽ ảnh hƣởng tới quyền lợi chính đáng của ngƣời kết hôn, ảnh hƣởng tới thuần phong mỹ tục của dân tộc, tới trật tự xã hội, hậu quả của hành vi vi phạm là không thể ngăn chặn và khắc phục đƣợc. Vì vậy, đối với trƣờng hợp này Tòa án cần hủy để bảo vệ cá nhân, gia đình và xã hội.
Đối với các trƣờng hợp trƣớc đây vi phạm điều kiện kết hôn nhƣng nay đã chấm dứt hoặc vi phạm không có tính nghiêm trọng và có thể khắc phục đƣợc các hậu quả phát sinh thì không nhất thiết phải hủy. Tại Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao đã hƣớng dẫn, việc miễn hủy kết hôn trái pháp luật đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp tại thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà đƣơng sự đã đạt độ tuổi kết hôn, với điều kiện là “trong thời gian đã qua, họ chung sống bình thƣờng, đã có con, có tài sản chung” [29]thì không bị hủy việc kết hôn trái pháp luật đó.
Nhƣ vậy, nguyên tắc để Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật rất mềm dẻo, khi giải quyết cơ quan xét xử cần phải có sự áp dụng linh hoạt nhƣng vẫn bảo đảm đúng nguyên tắc để việc giải quyết đƣợc hiệu quả, đạt đƣợc mục tiêu là bảo vệ lợi ích của cá nhân, góp phần xây dựng gia đình Việt Nam văn hóa,
34 tiến bộ và gìn giữ sự ổn định xã hội.
2.2. NGƢỜI CÓ QUYỀN YÊU CẦU TÕA ÁN HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT.
Để hạn chế đƣợc tình trạng kết hôn trái pháp luật đang diễn ra ngày càng nhiều thì việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm điều kiện kết hôn có ý nghĩa rất quan trọng. Nhà nƣớc đã quy định cụ thể những chủ thể có quyền yêu cầu cơ quan Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật. Trong tố tụng dân sự, về nguyên tắc, Tòa án chỉ xem xét giải quyết khi có đơn khởi kiện hoặc yêu cầu của cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức. Trong hủy việc kết hôn trái pháp luật, Luật Hôn nhân và gia đình quy định các cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật. Tại Điều 15 Luật này quy định những chủ thể sau có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật:
1. Bên bị cƣỡng ép, bị lừa dối kết hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này.
2. Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 9 và Điều 10 của Luật này.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 9 và Điều 10 của Luật này:
a. Vợ, chồng, cha, mẹ, con của các bên kết hôn; b. Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em;
35
4. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị Viện kiểm sát xem xét, yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật[19].
Nhƣ vậy, theo điều luật trên chủ thể có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật rất rộng, gồm có bốn nhóm: bên bị cƣỡng ép, bị lừa dối kết hôn; Vợ, chồng, cha, mẹ, con của các bên kết hôn; Viện kiểm sát; và Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em; Hội Liên hiệp Phụ nữ. Việc kết hôn trái pháp luật không những vi phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của chính những ngƣời kết hôn mà còn ảnh hƣởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời khác nhƣ vợ, chồng, con ... của họ và ảnh hƣởng tới lợi ích xã hội. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi của các cá nhân, bảo vệ lợi ích của gia đình và xã hội, pháp luật cần quy định rộng rãi những ngƣời có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Ngoài ra, pháp luật quy định rõ quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật của chủ thể trong từng trƣờng hợp cụ thể nhằm bảo đảm quyền định đoạt của các chủ thể, đồng thời đảm bảo tính hiệu quả trong việc xử lý những hành vi vi phạm điều kiện kết hôn ở mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức. Có ý kiến cho rằng để bảo đảm tính khả thi của quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật nên hạn chế phạm vi các chủ thể. Vì thực tế, chủ yếu ngƣời khởi kiện yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật là các cá nhân. Các cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu chƣa thực sự chủ động trong việc thực hiện vai trò yêu cầu của mình. Tuy nhiên, cần có cái nhìn thực tế và toàn diện, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, trong nhiều trƣờng hợp ngƣời kết hôn không muốn thay đổi cuộc sống nên không chủ động thực hiện quyền yêu cầu của mình. Do đó, pháp luật quy định ngoài cá nhân thì các cơ quan, tổ chức với chức năng, nhiệm vụ bảo vệ phụ nữ, trẻ em và gia đình có quyền yêu cầu. Đó là một trong những phƣơng pháp để Nhà nƣớc thể hiện sự kiên quyết trong việc đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật về kết hôn, góp phần bảo đảm
36
pháp luật của Nhà nƣớc và sự ổn định của xã hội.
Để làm rõ hơn vai trò, ý nghĩa của quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, chúng ta sẽ nghiên cứu từng loại chủ thể cụ thể.
2.2.1. Bên bị cƣỡng ép, bị lừa dối kết hôn
Bên bị cƣỡng ép, bị lừa dối kết hôn là nạn nhân trực tiếp của việc kết hôn trái pháp luật. Vì vậy, Luật Hôn nhân và gia đình đã quy định cho họ quyền tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khi quyền kết hôn bị xâm phạm thì họ tự bảo vệ mình bằng cách trực tiếp yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật đó. Quyền chủ động này còn thể hiện tính thực tế và mềm dẻo của pháp luật. Bởi, chỉ có ngƣời bị cƣỡng ép, bị lừa dối kết hôn mới ý thức đƣợc yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật đó là cần thiết cho cuộc sống gia đình họ hay không. Nhất là đối với trƣờng hợp cuộc sống chung đã ổn định, hai bên đã thực sự thông cảm, yêu thƣơng nhau, giữa họ đã có con cái chung, tài sản chung thì việc yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật nên để cho họ tự quyết định.
Tại Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hƣớng dẫn các hành vi vi phạm khoản 2 điều 9 gồm các hành vi sau: hành vi ép buộc, hành vi lừa dối, hành vi cƣỡng ép và hành vi cản trở. Trong khi đó khoản 1 Điều 15 quy định chủ thể có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật là bên bị cƣỡng ép, bị lừa dối. Đối với ngƣời bị ép buộc kết hôn luật không quy định họ có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật. Nhƣ vậy, là đã thiếu cơ sở pháp lý để chủ thể này tự bảo vệ quyền lợi của mình.
Ngoài ra, ngƣời bị cƣỡng ép, lừa dối có quyền yêu cầu nhƣng bản thân ngƣời cƣỡng ép, lừa dối, ép buộc thì có quyền yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật của mình hay không. Khi họ thực hiện hành vi cƣỡng ép, ép buộc, lừa dối ngƣời khác kết hôn với mình là để mong muốn đạt đƣợc mục đích kết hôn với ngƣời đó nhƣng trong qúa trình chung sống gia đình không hạnh phúc
37
không đƣợc theo ý muốn hoặc với một lý do nào đó, họ muốn huỷ việc kết hôn trái pháp luật của chính mình. Theo quy định của điều luật này thì bản thân ngƣời đó không có quyền yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật đó. Có thể xem đây là một điểm khuyết của quy định này, chƣa bao quát đƣợc hết mọi tình huống có thể xảy ra trên thực tế nên pháp luật đã không đƣa ra đƣợc biện pháp dự liệu. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã đƣợc Quốc hội thông qua ngày 19/6/2014 và đến ngày 01/01/2015 có hiệu lực thi hành nhƣng điều này cũng không đƣợc xem xét bổ sung.
2.2.2. Viện kiểm sát
Khoản 2 Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: "Viện
kiểm sát theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 9 và Điều 10 của Luật này"[19]. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 162 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2005 chủ thể có quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích của ngƣời khác, lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nƣớc thì cơ quan về Dân số, gia đình và trẻ em có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình. Nhƣ vậy, chủ thể có quyền khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình không có Viện kiểm sát.
Ngoài ra, trong quy định tại điều 21 Bộ luật Tố tụng Dân sự, Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật ... Nhƣ vậy, theo pháp luật về thủ tục tố tụng hiện hành, Viện kiểm sát không có quyền yêu cầu Toà án hủy việc kết hôn trái pháp luật. Sự mâu thuẫn này là do quá trình lập pháp, cần nhanh chóng sửa đổi, khắc phục. Hiện tại, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã loại bỏ quyền yêu cầu của Viện kiểm sát để phù hợp với quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự.
2.2.3. Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ
38
quy định: Cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình trong trƣờng hợp do Luật Hôn nhân và gia đình quy định [20]. Cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em, trƣớc tháng 8/2007 là Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em và từ tháng 8/2007 đến nay các bộ phận của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em đã tách ra và nhập vào các cơ quan khác. Bộ phận dân số thuộc Bộ Y tế quản lý đƣợc đặt là Vụ Dân số; Bộ phận gia đình thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quản lý. Bộ phận trẻ em thuộc Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội quản lý và đƣợc đặt là Cục chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Cho đến nay vẫn chƣa có tổ chức nào thừa kế tƣ cách khởi kiện của Ủy ban chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Vì vậy, việc thực hiện quy định về thẩm quyền yêu cầu của các cơ quan, tổ chức còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến việc thực thi quyền yêu cầu không có hiệu quả. Trên thực tế loại hủy việc việc kết hôn trái pháp luật mà Tòa án thụ lý chủ yếu là do đƣơng sự yêu cầu hoặc trong quá trình các đƣơng sự làm thủ tục xin ly hôn Tòa án mới phát hiện ra. Các cơ quan, tổ chức trên còn thiếu chủ động trong việc thực hiện quyền yêu cầu của mình. Để phù hợp với cơ cấu tổ chức và phù hợp với các văn bản pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có quy định cụ thể quyền yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nƣớc về gia đình và cơ quan quản lý Nhà nƣớc về trẻ em. Bên cạnh đó, song song với việc quy định về quyền cần có quy định về trách nhiệm của các cơ quan này để làm tăng tính hiệu quả trong việc thực hiện vai trò của các cơ quan, tổ chức đó.
Hội Liên hiệp Phụ nữ, với chức năng và thẩm quyền theo quy định của pháp luật đã đóng góp tích cực vào việc bảo vệ quyền, lợi ích của phụ nữ, trẻ em nói riêng và của các thành viên trong gia đình nói chung. Xuất phát từ đặc thù của tổ chức, khi tiếp nhận đơn thƣ khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc kết hôn trái pháp luật Hội Liên hiệp phụ nữ đều có biện pháp tìm hiểu, nắm tình