Kết hôn trái pháp luật do vi phạm các trƣờng hợp cấm kết hôn

Một phần của tài liệu Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000- Vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 59)

Cũng nhƣ các quy định về điều kiện kết hôn, các trƣờng hợp cấm kết hôn đƣợc quy định dựa trên cơ sở khoa học và cơ sở xã hội. Tuân thủ các điều cấm kết hôn nhằm bảo đảm cho quan hệ hôn nhân đƣợc xác lập phù hợp với

56

mục đích, ý nghĩa xã hội, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống trong gia đình Việt Nam. Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: Việc kết hôn bị cấm trong những trƣờng hợp sau đây: Ngƣời đang có vợ, có chồng; Ngƣời mất năng lực hành vi dân sự; Giữa những ngƣời cùng dòng máu về trực hệ; giữa những ngƣời có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi, giữa ngƣời đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dƣợng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; Giữa những ngƣời cùng giới tính [19].

- Vi phạm điều kiện cấm kết hôn đối với người đang có vợ, có chồng.

Hôn nhân một vợ một chồng là một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân gia đình Việt Nam, là cơ sở của sự bền vững và hạnh phúc trong gia đình "vì bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ"[15] (Ph.Ăng Ghen). Điều 64 Hiến pháp năm 1992 khẳng định “Nhà nƣớc bảo hộ hôn nhân và gia đình, hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng bình đẳng” [18] và Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng địnhtinh thần này tại Điều 36: “Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau” [22]. Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất xã hội chủ nghĩa và đƣợc xây dựng từ khi ra đời đạo luật hôn nhân và gia đình đầu tiên của nƣớc ta là Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959. Đạo luật này đã xoá bỏ chế độ hôn nhân đa thê, trọng nam khinh nữ của chế độ phong kiến, thực dân ở nƣớc ta trƣớc đây và đƣợc tiếp tục duy trì tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 1980 và năm 2000. Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 khẳng định “Hôn nhân phải đƣợc xây dựng trên nguyên tắc một vợ một chồng”[19]. Và Điều 4 và khoản 1 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: Cấm ngƣời đang có vợ có chồng mà kết hôn hoặc chung sống nhƣ vợ chồng với ngƣời khác hoặc ngƣời chƣa có vợ, chƣa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống nhƣ vợ chồng với ngƣời đang có vợ, có chồng [19]. Điều này tiếp tục đƣợc khẳng định tại điểm c khoản 2 Điều 5

57

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Nhƣ vậy, ngƣời đang có vợ, có chồng là ngƣời đã kết hôn thoả mãn các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và thủ tục đăng ký kết hôn. Quan hệ hôn nhân này chƣa chấm dứt do ly hôn hoặc do một trong hai bên chết hoặc do Tòa án tuyên bố là đã chết. Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP hƣớng dẫn:

Ngƣời đang có vợ hoặc có chồng là:

Ngƣời đã kết hôn với ngƣời khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhƣng chƣa ly hôn;

Ngƣời sống chung với ngƣời khác nhƣ vợ chồng từ trƣớc ngày 03/01/1987 và đang chung sống với nhau nhƣ vợ chồng mà không đăng ký kết hôn;

Ngƣời sống chung với ngƣời khác nhƣ vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến trƣớc ngày 01/01/2001 và đang chung sống với nhau nhƣ vợ chồng mà có đủ điều kiện kết hôn nhƣng không đăng ký kết hôn (trƣờng hợp này áp dụng từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực cho đến trƣớc ngày 01/01/2003)[29].

Nhƣ vậy, pháp luật quy định rõ chỉ những ngƣời chƣa kết hôn, ngƣời đã kết hôn nhƣng vợ hoặc chồng đã chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết hoặc đã ly hôn thì mới có quyền kết hôn với ngƣời khác. Quan hệ hôn nhân đƣợc coi là chấm dứt khi ly hôn là thời điểm bản án hoặc quyết định cho ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Đối với trƣờng hợp quan hệ hôn nhân chấm dứt do ngƣời vợ hoặc ngƣời chồng chết thì thời điểm quan hệ hôn nhân chấm dứt là thời điểm sự kiện chết xảy ra. Đối với trƣờng hợp ngƣời vợ hoặc ngƣời chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết, theo Điều 82 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một ngƣời là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của ngƣời đó đƣợc giải quyết nhƣ đối với ngƣời đã chết” [21]. Nhƣ vậy, sau khi quyết định tuyên bố một ngƣời là đã chết của Tòa án có hiệu lực thì quan hệ

58

hôn nhân của họ đƣơng nhiên chấm dứt. Ngƣời vợ hoặc ngƣời chồng của họ có quyền kết hôn với ngƣời khác. Trƣờng hợp, nếu ngƣời bị tuyên bố là đã chết trở về thì có quyền yêu cầu Tòa án hủy quyết định tuyên bố một ngƣời là đã chết đối với họ; các quyền về nhân thân và tài sản khác đƣợc khôi phục nhƣng trƣờng hợp vợ hoặc chồng của họ kết hôn với ngƣời khác thì quan hệ hôn nhân sau là hợp pháp.

Chung sống nhƣ vợ chồng là hành vi của hai bên nam nữ tuy không phải là vợ chồng nhƣng đã ăn ở với nhau và coi nhau nhƣ vợ chồng. Trƣớc khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực Nhà nƣớc ta vẫn thừa nhận hai trƣờng hợp "hôn nhân thực tế", nam nữ chung sống với nhau nhƣ vợ chồng mà không đăng ký kết hôn là hôn nhân hợp pháp. Thứ nhất là trƣờng hợp chung sống với nhau nhƣ vợ chồng từ trƣớc ngày 03/1/1987; Thứ hai là trƣờng hợp chung sống với nhau nhƣ vợ chồng từ ngày 03/1/1987 đến trƣớc ngày 01/01/2003. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra những ngƣời này vì không đăng ký kết hôn thì họ có thể đi đăng ký kết hôn với ngƣời khác hoặc một ngƣời chung sống nhƣ vợ chồng với hai ngƣời trƣớc ngày 03/1/1987 thì hôn nhân nào đƣợc công nhận là hợp pháp. Nhƣ vậy, pháp luật cần đƣa ra những dự liệu đối với các trƣờng hợp này để có biện pháp giải quyết.

Trong xã hội hiện nay, tình trạng vi phạm điều cấm này không phải là ít. Nhiều trƣờng hợp giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký kết hôn với nhiều ngƣời. Bên cạnh đó, tình trạng ngƣời đang có vợ, có chồng nhƣng chung sống nhƣ vợ chồng với ngƣời khác đang có chiều hƣớng gia tăng. Đây là vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay và là một bài toán chƣa có lời giải. Tình trạng này diễn ra ngày càng phổ biến nhƣng bị xử lý thì lại không nhiều. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến vấn nạn trên. Trƣớc hết, là do ý thức tuân thủ pháp luật của ngƣời dân còn nhiều hạn chế. Mặt khác, sự phát triển không ngừng trong thời kỳ mở cửa với lối sống “thoáng”, “hiện đại” đã ảnh hƣởng tới tƣ tƣởng con ngƣời đang dần phá vỡ các giá trị truyền thống. Ngoài

59

ra, công tác quản lý hộ tịch còn yếu kém, việc thẩm tra các điều kiện kết hôn chƣa đƣợc coi trọng. Và một phần quan trọng là các quy định pháp luật còn nhiều bất cập, chƣa chặt chẽ.

Vì vậy, cần phải có biện pháp chế tài đủ mạnh để phòng ngừa và răn đe đối với các trƣờng hợp vi phạm nguyên tắc một vợ, một chồng, góp phần làm lành mạnh mối quan hệ hôn nhân và gia đình. Trong phạm vi Luật Hôn nhân và gia đình, những ngƣời đang có vợ, có chồng mà kết hôn với ngƣời khác thì việc kết hôn đó là trái pháp luật và là căn cứ để Tòa án xem xét hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Đối với trƣờng hợp này khi có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật thì Toà án quyết định huỷ. Tuy nhiên, theo hƣớng dẫn tại Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP việc xử lý cũng cần lƣu ý đối với các trƣờng hợp đặc biệt. Trƣờng hợp thứ nhất, đối với cán bộ và bộ đội miền Nam ra Bắc tập kết, đã có vợ, có chồng ở miền Nam mà lấy vợ, lấy chồng ở miền Bắc thì xử lý theo Thông tƣ số 60/TATC ngày 22/2/1978 của Toà án nhân dân Tối cao hƣớng dẫn giải quyết các việc tranh chấp về hôn nhân và gia đình của cán bộ, bộ đội đã có vợ trong Nam, tập kết ra Bắc lấy vợ, lấy chồng khác. Theo Thông tƣ số 60/TATC quy định:

Về nguyên tắc, sau khi Luật Hôn nhân và gia đình đƣợc ban hành, ngƣời đang có vợ, có chồng không đƣợc kết hôn với ngƣời khác. Nếu vi phạm họ phải chịu chế tài về mặt dân sự và quan hệ hôn nhân bất hợp pháp phải bị tiêu huỷ. Khi cần xử việc xin chấm dứt quan hệ vợ chồng giữa ngƣời tập kết và ngƣời vợ mới lấy sau ở ngoài Bắc thì Toà án cần phân biệt nhƣ thế nào để xử cho ly hôn hay tiêu hôn.

Nếu có yêu cầu xử huỷ việc kết hôn trái pháp luật đối với quan hệ hôn nhân sau thì Toà án không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật này.

60

Khi vận dụng pháp luật phải linh hoạt cho phù hợp với nội dung đƣờng lối giải quyết các tranh chấp thuộc loại này. Vì vậy để xử chấm dứt quan hệ vợ chồng giữa ngƣời tập kết và ngƣời vợ mới lấy sau thì biện pháp cần áp dụng nói chung là xử ly hôn, biện pháp này phù hợp với yêu cầu hiện nay nhằm giải quyết tốt tƣ tƣởng của các đƣơng sự, nhất là đối với ngƣời vợ đang gặp những khó khăn về mặt tình cảm đồng thời đảm bảo quyền lợi của ngƣời vợ và con cái họ.

Tuy nhiên đối với trƣờng hợp cá biệt nếu sau khi điều tra, có bằng chứng rõ ràng là ngƣời chồng tập kết đã có vợ ở trong Nam lại nói dối là chƣa có vợ hoặc chỉ mới hứa hôn, nay chính ngƣời vợ lấy sau này là ngƣời bị lừa dối yêu cầu xin tiêu hôn thì mới áp dụng biện pháp tiêu hôn.[28]

Quy định ban hành xuất phát từ hoàn cảnh đặc biệt của đất nƣớc thời kỳ sau chiến tranh, vì vậy Nhà nƣớc ta đã ban hành quy định trên để kịp thời điều chỉnh các quan hệ hôn nhân đặc trƣng đang diễn ra trên thực tiễn, vừa thể hiện sự quan tâm của Nhà nƣớc và bảo vệ quyền lợi của họ.

Trƣờng hợp thứ hai, khi một ngƣời đang có vợ hoặc có chồng, nhƣng tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài mà đã kết hôn với ngƣời khác, thì lần kết hôn sau là kết hôn trái pháp luật. Tuy nhiên, khi có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật họ đã ly hôn với vợ hoặc chồng của lần kết hôn trƣớc, thì Tòa án không quyết định huỷ đối với lần kết hôn sau. Nhƣ vậy, khi có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật thì việc vi phạm của họ đã chấm dứt. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung. Tuy nhiên, trên thực tế có trƣờng hợp ngƣời vợ hoặc chồng ngoại tình nên không quan tâm, yêu thƣơng vợ con dẫn đến tình trạng vợ chồng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài và đã kết hôn trái pháp luật với ngƣời tình, sau

61

đó, gây áp lực với ngƣời vợ hoặc chồng hợp pháp để giải quyết ly hôn thì khi có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật, Toà án sẽ giải quyết thế nào? Đời sống hôn nhân gia đình là muôn màu muôn vẻ, vì vậy việc quy định các trƣờng hợp ngoại lệ cần phải có các điều kiện rất chặt chẽ để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.

- Vi phạm điều kiện cấm kết hôn đối với người mất năng lực hành vi dân sự

Ngƣời mất năng lực hành vi dân sự là ngƣời do bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ đƣợc hành vi của mình. Pháp luật quy định cấm ngƣời mất năng lực hành vi dân sự kết hôn là xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dƣới góc độ pháp lý, khi nam nữ kết hôn trƣớc tiên họ phải thể hiện ý chí tự nguyện. Những ngƣời đang mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình thì không thể thể hiện ý chí của họ một cách đúng đắn đƣợc, vì vậy không có căn cứ xác định sự tự nguyện khi kết hôn của họ. Hơn nữa, việc nam nữ kết hôn sẽ phát sinh quan hệ hôn nhân và gia đình, phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình với nhau, với xã hội. Những ngƣời đang mắc bệnh không thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình thì không thể thực hiện đƣợc nghĩa vụ làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ. Vì vậy, nếu kết hôn sẽ làm ảnh hƣởng tới quyền lợi của các thành viên khác trong gia đình. Ngoài ra, dựa trên cơ sở khoa học, bệnh tâm thần có tính di truyền cao, vì vậy việc cấm ngƣời mất năng lực hành vi dân sự kết hôn là để bảo đảm cho các thế hệ sau đƣợc khoẻ mạnh, bảo đảm việc duy trì nòi giống cho gia đình và xã hội. Mặt khác, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “mọi giao dịch dân sự của ngƣời mất năng lực hành vi dân sự do ngƣời đại diện theo pháp luật xác lập và thực hiện” [21]. Trong khi đó, pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam không quy định chế định đại diện trong quan hệ hôn nhân và gia đình, bởi quyền kết hôn và ly hôn là quyền nhân thân gắn với

62

bản thân mỗi ngƣời mà không thể chuyển giao, không thể ủy quyền, nên không thể có trƣờng hợp ngƣời đại diện đứng ra kết hôn thay cho ngƣời mất năng lực hành vi dân sự.

Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP hƣớng dẫn: Ngƣời mất năng lực hành vi dân sự là ngƣời mất khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự [29]. Hƣớng dẫn này thiếu sự cụ thể nên gây khó khăn trong quá trình áp dụng. Cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký kết hôn sẽ không có căn cứ xác định thế nào là một ngƣời bị mất khả năng bằng hành vi xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự.

Điều 22 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về mất năng lực hành vi dân sự:Khi một ngƣời do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ đƣợc hành vi của mình thì theo yêu cầu của ngƣời có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định [21].

Nhƣ vậy, một ngƣời chỉ bị coi là mất năng lực hành vi dân sự khi có quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật. Pháp luật chƣa quy định rõ ràng, cụ thể trƣờng hợp cấm kết hôn đối với ngƣời mất năng lực hành vi dân sự. Do đó, đối với trƣờng hợp chƣa bị Tòa án tuyên bố theo quy định trên thì còn có những cách hiểu khác nhau trong áp dụng pháp luật. Có ý kiến cho rằng, vẫn đƣợc kết hôn vì không vi phạm điều cấm. Nhƣng có ý kiến ngƣợc lại cho rằng, không đƣợc kết hôn do vi phạm điều kiện về tự nguyện trong kết hôn đƣợc quy định tại khoản 2 Điều 9… Nhiều vụ việc Tòa án thụ lý giải quyết theo yêu cầu cơ quan có thẩm quyền về hủy việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm khoản 2 Điều 10, nhƣng bản thân đƣơng sự, gia đình đƣơng sự đã phản đối và Uỷ ban nhân dân nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cũng đã

Một phần của tài liệu Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000- Vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)