Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản (thời kỳ 1990 - 2007) (Trang 95)

- Chính phủ Việt Nam nên có kế hoạch cụ thể cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng của ngành thương mại, đảm bảo thuận lợi cho việc giao nhận hàng, vận chuyển. Theo kết quả mới của một cuộc điều tra do Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tiến hành thì: “Việt Nam được các công ty Nhật Bản tại Nhật và các nước xung quanh đánh giá là địa điểm đầu tư tốt nhất trong thời gian tới. Phần lớn các công ty Nhật tại Việt Nam đều có ý định mở rộng hoạt động kinh doanh trong vòng 1 đến 2 năm nữa”. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng kém phát triển là mối quan ngại của cả công ty sản xuất và phi sản xuất, và Việt Nam là một trong bốn nước bị các doanh nghiệp Nhật Bản phàn nàn nhiều nhất. Điều này gây cản trở cho hoạt động của các công ty Nhật tại Việt Nam, làm giảm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư đối với các công ty Nhật đang có ý định mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thống đốc Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC), ông Kyosuke Shinozawa cũng khẳng định: “Phát triển cơ sở hạ tầng là yếu tố cần thiết đối với sự phát triển kinh tế và đặc biệt làm cho môi trường đầu tư ở Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn, tiềm năng hơn để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài”.

Mặt khác, Chính phủ Việt Nam cần đẩy mạnh việc xây dựng công nghiệp phụ trợ, đặc biệt cải thiện các dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, như giao thông vận tải, thủ tục hải quan (thủ tục hải quan phức tạp tại Việt Nam là vấn đề bị các công ty phi sản xuất kêu ca nhiều nhất), để tăng cường thu hút thêm FDI của các công ty Nhật. Bởi theo họ Việt Nam kém hơn các nước ASEAN khác về khả năng mua nguyên liệu phụ tùng, và cơ sở hạ tầng chưa thuận lợi. Công nghiệp phụ trợ của Việt Nam thực sự là một vấn đề đáng lo

ngại khi mà tỷ lệ nội địa hóa tại đây ở mức thấp nhất trong khu vực, chỉ 26,5% so với trung bình khu vực là 40,1%, và tỷ lệ này tại Thái Lan (nước đứng đầu về nội địa hóa) là hơn gấp đôi Việt Nam. Giảm chi phí mua hàng đã trở thành một vấn đề cấp bách và nhiều công ty Nhật Bản dự định sẽ tăng tỷ lệ nội địa hóa, đòi hỏi các nhà cung cấp của Việt Nam phải quyết tâm nâng cao chất lượng nguyên liệu phụ tùng cũng như đảm bảo nghiêm túc thời hạn giao hàng.

Để làm được điều này, trước hết đòi hỏi chính phủ Việt Nam phải có khuôn khổ chính sách phù hợp và sự hỗ trợ đúng mức từ các đối tác Nhật Bản. Chính phủ cần rà soát lại các doanh nghiệp nhà nước để tìm ra các đơn vị sản xuất có tiềm năng cung cấp các bộ phận, linh kiện, phụ kiện với chất lượng và giá thành cạnh tranh, từ đó tăng cường hỗ trợ về vốn, công nghệ để tiềm năng trở thành hiện thực. Ngoài ra, chính phủ cần phải có chế độ khuyến khích thỏa đáng cho các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhằm tạo điều kiện cho họ thực hiện thành công việc sản xuất và cung cấp sản phẩm công nghiệp phụ trợ đạt hiệu quả và chất lượng tốt.

- Chính phủ Việt Nam cần tích cực đàm phán để hoàn tất Hiệp định thương mại song phương với Nhật Bản, tạo điều kiện đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa hai nước. Nếu hiệp định sớm được ký kết với việc mở rộng diện các mặt hàng trong danh mục hưởng chế độ ưu đãi thuế quan sẽ tạo điều kiện cho hàng Việt Nam có thế mạnh thâm nhập thị trường Nhật Bản như: nông sản, cơ khí, thủ công mỹ nghệ, thủy sản…

Bởi theo cam kết, ngay sau khi Hiệp định đối tác kinh tế Việt - Nhật (VJEPA) được ký kết, mức thuế xuất khẩu bình quân hiện hành của hàng hoá Việt Nam vào thị trường Nhật Bản sẽ từ 5,05% giảm xuống còn 2,8% vào năm 2018. Đặc biệt, theo cam kết mở cửa thị trường với Việt Nam, Nhật Bản

sẽ cắt giảm 92% các dòng thuế, trong đó có hàng nghìn dòng thuế ngay lập tức sẽ giảm xuống còn 0%. Về phía Việt Nam, mức thuế bình quân MFN là trên 14%, chúng ta sẽ phải giảm xuống còn 7% vào năm 2018. Dù mức giảm thuế cuối cùng của Nhật Bản thấp hơn của Việt Nam, nhưng mức thuế của Việt Nam sẽ giảm nhanh hơn rất nhiều so với đối tác

- Chính phủ Việt Nam cần xây dựng một chiến lược sản phẩm phù hợp và lựa chọn hình thức thâm nhập hiệu quả để tăng cường kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản, trên cơ sở tăng tỷ trọng sản phẩm đã qua chế biến sâu, giảm tỷ trọng sản phẩm thô hoặc sơ chế.

Các nước ASEAN 6 gồm Thái Lan, Xingapo, Philíppin, Inđônêxia và Brunây kê ra 20 mặt hàng có tỷ trọng xuất khẩu cao nhất thì mặt hàng linh kiện điện tử bán dẫn chiếm đến 17,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, chiếm khoảng gần 5 tỷ USD. Ngoài ra là mặt hàng máy xử lý dữ liệu tự động đạt 39 tỷ USD, chiếm 7,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, các chi tiết cho máy văn phòng đạt 28 tỷ USD, chiếm tỷ tọng 5,4%. Trong khi đó, Việt Nam năm 2007, mặt hàng linh kiện điện, điện tử chỉ đạt 2,1 tỷ USD.

Một hướng khác là chính phủ Việt Nam cần đẩy mạnh ngành công nghiệp sáng tạo, như thiết kế thời trang. Hàng năm, Tập đoàn Dệt may Việt Nam vẫn tổ chức các cuộc thi dành cho các nhà thiết kế thời trang trẻ, tài năng và đã thu hút được đông đảo thí sinh tham gia. Nhiều nhà thiết kế đã thành danh trên con đường sự nghiệp, nhưng sự phát triển của ngành thiết kế thời trang Việt Nam vẫn chưa theo kịp với các nước trong khu vực. Nếu ngành công nghiệp sáng tạo của Việt Nam phát triển mạnh, các sản phẩm dệt may của Việt Nam sẽ có kiểu dáng riêng, hợp thẩm mỹ, và sẽ không còn tình trạng sao chép kiểu mẫu, nhãn mác của nước ngoài như hiện nay. Hàng dệt may Việt Nam cũng không còn chịu cảnh làm gia công, gắn mác của thương hiệu nổi tiếng mà sẽ có thương hiệu riêng đứng vững trên thị trường xuất

khẩu Nhật Bản. Muốn vậy, chính phủ cần có chế độ khuyến khích và chính sách đầu tư để thúc đẩy ngành công nghiệp sáng tạo phát triển.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản (thời kỳ 1990 - 2007) (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)