Sự cải thiện của cán cân mậu dịch.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản (thời kỳ 1990 - 2007) (Trang 58 - 62)

Từ năm 1990 – 2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt – Nhật luôn tăng, ngoại trừ năm 1998 và 2001 có suy giảm. Liên tục trong vòng 11 năm, từ 1990 – 2001, Việt Nam luôn là nước xuất siêu, với trị giá xuất siêu cao nhất đạt 594,5 triệu USD vào năm 1992, gấp gần 3,5 lần so với năm 1990. Năm 1992, ta xuất sang Nhật 4.220 tấn dầu thô trị giá 625,9 triệu USD, chiếm tới 75% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Từ 1991 đến 1995, mức xuất siêu của Việt Nam với Nhật Bản trung bình trên 500 triệu USD nhưng sau đó lại giảm dần. Mức xuất siêu trong thời gian này lớn vì Nhật Bản nhập khẩu dầu thô khối lượng lớn từ Việt Nam, từ 3.000 – 5.000 tấn mỗi năm, chiếm khoảng 50 – 70% giá trị kim ngạch nhập khẩu. Năm 1998, trị giá xuất siêu thấp nhất 32,8 triệu USD, chỉ bằng khoảng 0,2 lần so với trị giá xuất siêu của năm 1990. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, khiến kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam sang Nhật đều giảm. Kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may, dầu thô, hàng hải sản chỉ đạt 84,3%, 70,6% và 90,9% so với năm 1997.

Năm 1999, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản tăng 17,9%, cao hơn so với mức tăng của kim ngạch nhập khẩu là 9,2% so với năm trước, nên trị giá xuất siêu tăng, đạt 167,9 triệu USD. Hai năm tiếp theo, mức xuất siêu của Việt Nam trong quan hệ thương mại với Nhật Bản lại tăng, đạt 326,7 triệu USD vào năm 2001. Nhưng ba năm liên tiếp từ 2002 - 2004, Việt Nam thâm hụt thương mại với Nhật Bản, lớn nhất là năm 2003 thâm hụt tới 73,5 triệu USD. Năm 2005, Việt Nam tiếp tục xuất khẩu sang Nhật Bản hàng hải sản, dầu thô, hàng dệt may, dây cáp điện với giá trị lớn, mức tăng kim ngạch xuất khẩu là 22,5% cao hơn mức tăng của nhập khẩu từ Nhật Bản 14,6% so với năm 2004 và đạt trị giá xuất siêu 266,1 triệu USD. Năm 2006,

xuất siêu tăng đạt 531,1 triệu USD, gấp gần 2 lần so với năm 2005, là mức cao nhất kể từ năm 1996.

Sang đến năm 2007, tổng kim ngạch thương mại song phương đạt hơn 12 tỷ USD, tăng 23% so với năm trước nhưng Việt Nam bị thâm hụt cao nhất 107,9 triệu USD, chủ yếu là do nhập khẩu máy móc, thiết bị của doanh nghiệp Nhật Bản gia tăng đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản có giá trị lớn như máy móc 1,945 tỷ USD, sắt thép các loại 0,65 tỷ USD, máy vi tính và linh kiện 0,592 tỷ USD. Trong khi đó, Việt Nam xuất khẩu sang Nhật dầu thô 1,013 tỷ USD, hàng dệt may 0,704 tỷ USD và hàng hải sản 0,753 tỷ USD, dây điện và dây cáp điện 0,662 tỷ USD. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta sang Nhật là dầu thô (hàng thô) đã chiếm gần 16,7% trong tổng giá trị hàng xuất khẩu sang Nhật. Ngược lại, các mặt hàng của Nhật xuất sang Việt Nam có giá trị cao đều là những sản phẩm kỹ thuật cao như máy móc, máy tính…

BẢNG 2.7. Cán cân mậu dịch Việt – Nhật

(Đơn vị: triệu USD)

Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng kim ngạch XNK Tỷ lệ đạt so với năm trƣớc (%) Trị giá xuất siêu 1990 340,3 169,0 509,3 138,9 171,3 1991 719,3 157,7 877 172,2 561,6 1992 833,9 239,4 1.073,3 122,4 594,5 1993 936,9 452,3 1.389,2 129,4 484,6 1994 1.179,3 585,7 1.765 127,0 593,6 1995 1.461,0 915,7 2.376,7 134,7 545,3 1996 1.546,4 1.260,3 2.806,7 118,1 286,1 1997 1.675,4 1.509,3 3.184,7 113,5 166,1 1998 1.514,5 1.481,7 2.996,2 94,1 32,8

1999 1.786,2 1.618,3 3.404,5 113,6 167,9 2000 2.575,2 2.300,9 4.876,1 143,2 274,3 2000 2.575,2 2.300,9 4.876,1 143,2 274,3 2001 2.509,8 2.183,1 4.692,9 96,24 326,7 2002 2.437,0 2.504,7 4.941,7 105,3 -67,7 2003 2.908,6 2.982,1 5.890,7 119,2 -73,5 2004 3.542,1 3.552,6 7.094,7 120,4 -10,5 2005 4.340,3 4.074,1 8.414,4 118,6 266,2 2006(*) 5.232,1 4.701,0 9.933,1 118,0 531,1 2007(**) 6.069,8 6.177,7 12.247,5 123,3 -107,9 Nguồn: Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới (1986 – 2005), Nhà xuất bản Thống kê, Hà nội 2006, tr.67 - 68.

(*) http://www.agro.gov.vn/news/newsdetail.asp?targetID=2469 (**) số liệu sơ bộ tại trang

http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID=7020 Nếu trong cán cân thương mại giữa Việt Nam - Nhật Bản từ 1990 đến nay, Việt Nam luôn ở vị trí nước xuất siêu thì trong cán cân thương mại giữa Việt Nam và một số đối tác khác như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan,… Việt Nam luôn ở vị trí nước nhập siêu. Từ 1997 – 2003, Việt Nam luôn thâm hụt với Hàn Quốc từ 11,8 – 20,5 triệu USD mỗi năm. Với nền kinh tế lớn trên thế giới Trung Quốc, cán cân thương mại của Việt Nam với quốc gia này không cân bằng, Việt Nam luôn nhập siêu với tỷ lệ lớn. Hai năm 1997 – 1998, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chỉ bằng 25 - 30% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng thương mại không đồng đều qua các năm do sự thay đổi trong cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước. Đối với Đài Loan, trong những năm gần đây, kim ngạch mậu dịch song phương Việt Nam – Đài Loan đạt khoảng 4 - 5 tỷ USD mỗi năm. Nhưng trong số này, Đài Loan xuất siêu quá lớn sang Việt Nam, với

tổng kim ngạch khoảng 3,4 tỷ USD. Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Đài Loan chỉ đạt khoảng 600 triệu USD hàng năm.

Nhìn chung, trong cán cân mậu dịch với Nhật Bản, Việt Nam chủ yếu là thặng dư nhưng mức thặng dư ngày càng giảm dần. Trong vòng 18 năm, chỉ có 4 năm nước ta nhập siêu, 14 năm còn lại Việt Nam xuất siêu sang Nhật. Đây là một biểu hiện không bình thường, vì Nhật Bản ít khi ở tình trạng nhập siêu trong quan hệ thương mại với các nước khác. Năm 1991, Nhật Bản đã xuất siêu sang Mỹ tới 41 tỷ USD. Năm 1993, thặng dư thương mại của Nhật Bản với Thái Lan là 7.663,6 triệu USD, với Xingapo là 13.137 triệu USD. Năm 1994, Nhật Bản đã xuất siêu 121 tỷ USD. Năm 1995, Nhật Bản đứng đầu danh sách các nước xuất siêu lớn nhất thế giới, với tổng thặng dư thương mại là 107 tỷ USD, riêng thặng dư thương mại của Nhật Bản với các nước châu Á là 70,7 tỷ USD. Năm 1998, Nhật Bản xuất siêu 108 tỷ USD. Năm 2000 xuất siêu của Nhật Bản vào khoảng 116,6 tỷ USD. Tháng 5 năm 2007, thặng dư thương mại của Nhật Bản đạt 3,2 tỷ USD nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Mỹ, Trung Quốc và Liên minh Châu Âu tăng trở lại. Vậy vì sao Việt Nam luôn ở vị thế nước xuất siêu trong quan hệ thương mại giữa hai nước? Có thể giải thích bằng hai lý do chính. Thứ nhất, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản tăng lên là nhờ tăng xuất khẩu dầu thô, chiếm tỷ trong cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản. Thứ hai, Việt Nam chỉ là thị trường nhỏ bé, chưa có tầm quan trọng với hàng xuất khẩu Nhật Bản nên Nhật Bản chưa cần phải duy trì sự cân bằng trong cán cân thương mại đối với Việt Nam. Năm 2005, tổng xuất khẩu của Nhật Bản là 595.000 triệu USD, nhưng chỉ xuất sang Việt Nam 4.074,1 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản của Việt Nam chỉ chiếm 0,68% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản đối với thế giới.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản (thời kỳ 1990 - 2007) (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)