2.1.3.1. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Nhật Bản
* Dầu thô
Dầu thô vẫn luôn là mặt hàng nhập khẩu chiến lược quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản, chiếm tới 8 – 10% tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm của nước này. Kể từ năm 1988, Việt Nam đã xuất khẩu dầu thô sang Nhật Bản và trên thế giới.
Năm 1990, dầu thô xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản chiếm 56,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ta sang quốc gia này, với trị giá 193,4 triệu USD, tương đương 1.037 tấn. Đến năm 1996, Việt Nam xuất khẩu dầu thô với kim ngạch trị giá 757,7 triệu USD, vẫn duy trì tốc tộ tăng trưởng trong 7 năm liên tiếp. Nhưng đến năm 1997, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, xuất khẩu dầu thô của Việt Nam sang Nhật chỉ đạt 416,4 triệu USD, chiếm 24,85% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật. Lượng dầu thô xuất khẩu sang Nhật Bản liên tục giảm, từ 4.800 ngàn tấn năm 1996 xuống 2.980,4 ngàn tấn năm 1997. Giá dầu thô sụt giảm nên năm 1998 ta xuất 2.981 ngàn tấn dầu thô mà kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 294,0 triệu USD, giảm 29,4% so với năm 1997.
Từ 1998 đến 2000, dầu thô đã tụt xuống vị trí thứ 2 trong danh sách các hàng hóa xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Nhật với kim ngạch khoảng 300 – 500 triệu USD. Nguyên nhân là do biến động của giá cả dầu thô, nên tỷ trong kim ngạch xuất khẩu thu được từ mặt hàng này khi xuất sang Nhật đã giảm dần. Và tính đến hết tháng 10 năm 2002, kim ngạch xuất khẩu dầu thô sang Nhật chỉ đạt 158 triệu USD, bằng 41,1% so với kim ngạch xuất khẩu dầu thô đã đạt của năm 2001. Trong 4 năm 2002 – 2005, kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Việt Nam sang Nhật Bản đã tăng dần trở lại nhưng chỉ chiếm khoảng
10 – 11% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật, giữ vị trí thứ 3 trong các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Dự báo trong tương lai, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế - chính trị trên thế giới, giá dầu thô sẽ còn biến động nhiều, nên nguồn thu kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này xuất sang Nhật sẽ biến động theo. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu dầu thô sang Nhật đạt 1.013 triệu USD, có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất, lên tới 42,4% so với năm 2005, nhưng chênh lệch tỷ trọng so với một số mặt hàng xuất khẩu khác đã giảm dần. Điều này thể hiện sự cải thiện trong cơ cấu hàng xuất khẩu của ta sang thị trường lớn như Nhật.
* Hàng dệt may
Năm 1990, Việt Nam đã xuất khẩu sang Nhật Bản hàng dệt may với kim ngạch đạt 3,7 triệu USD nhưng đến năm 1995 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật đã đạt 222,4 triệu USD, tức là tăng gấp hơn 60 lần về mặt giá trị.
Năm 1994, kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may là 127,7 triệu USD, tăng 188,3% so với năm 1993, trở thành mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Tỷ trọng của hàng dệt may trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản cũng tăng cao, chiếm 10,83%. Tiếp tục đà tăng trưởng của năm trước, năm 1995, kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may đạt 223,4 triệu USD, tăng 74,2% và chiếm 15,22% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật.
Sau một thời gian thâm nhập thị trường Nhật Bản, người tiêu dùng Nhật ưa chuộng hàng dệt may Việt Nam hơn nên kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này càng tăng cao. Năm 1996, Việt Nam đứng thứ 8 trong số 10 nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất vào Nhật Bản. Năm 1997, Việt Nam đã trở thành 1 trong 7 nước xuất khẩu quần áo lớn nhất vào thị trường Nhật Bản với thị phần hàng dệt thoi là 3,5% và hàng dệt kim là 2,3%. Kim ngạch xuất khẩu
hàng may mặc của Việt Nam vào Nhật Bản tăng lên hàng năm và đạt đỉnh cao vào năm 2000 với tổng trị giá 613,3 triệu USD. Tuy nhiên, từ năm 2001, kim ngạch hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Nhật có dấu hiệu giảm sút và năm 2002 chỉ còn khoảng 485 triệu USD. Nguyên nhân của tình trạng này có thể được lý giải ở một số điểm sau: Thứ nhất, đối thủ cạnh tranh đối với chúng ta là các nước có thị phần hàng may mặc lớn ở Nhật Bản như: Trung Quốc (chiếm 79,3%), Hàn Quốc (2,3%), Thái Lan (1,3%), Inđônêxia (0,9%). Đặc biệt là sau khi Trung Quốc gia nhập WTO tháng 12 năm 2001, có đến 51% lượng hàng dệt may của Trung Quốc được hưởng chế độ ưu đãi do Hiệp định dệt may (ATC) trong WTO mang lại đối với việc nhập khẩu vào Nhật Bản. Thứ hai, trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, người Nhật có xu hướng tiết kiệm chi tiêu nói chung và cả nhu cầu mua sắm quần áo nói riêng. Và thứ ba, các doanh nghiệp Việt Nam chưa coi trọng công tác tiếp thị, chưa chủ động thâm nhập thị trường, nguyên vật liệu ngành may trong nước chưa đáp ứng đủ, hầu hết đều phải nhập khẩu… Bởi vậy, hàng của ta thường có mức giá cao hơn so với hàng cạnh tranh của các nước khác trong khu vực.
Bảng 2.8. So sánh chi phí và thời gian giao hàng giữa Trung Quốc và Việt Nam
Tới Hành trình Thời gian (ngày) Chi phí (USD/contanner 20 feet) Nhật
Trung Quốc (Thượng Hải )- Nhật Bản
(Osaka) 4 450
Việt Nam (Hải Phòng, HCM)- Nhật Bản
(Osaka) 7 570
Việt Nam (Đà Nẵng)- Nhật Bản (Osaka) 17-19 850
Mỹ Việt Nam - Mỹ 30-45
Trung Quốc - Mỹ 12-18
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 1, 2007, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, tr. 35.
Năm 2003, cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu sang Nhật của Việt Nam đã có những thay đổi theo hướng tích cực là tăng tỷ trọng những mặt hàng đem lại giá trị cao như: Jacket và áo khoác các loại; hàng dệt kim. Việt Nam đã duy trì kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 475,0 triệu USD, giảm 2% so với năm 2002 nhưng đã tăng lên đạt 521,8 triệu USD năm 2004 và 596,6 triệu USD năm 2005. Tỷ trọng của mặt hàng này trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản cũng suy giảm qua từng năm, từ 16,33% (2003) xuống 14,73% (2004) và 13,74% (2005). Trong số các thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn của Việt Nam thì tiến độ xuất khẩu sang Nhật Bản có được mức tăng trưởng khả quan, trong bối cảnh có thị trường đã chững lại, có thị trường còn giảm mạnh. Nguyên nhân chính là sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, Trung Quốc không mặn mà với thị trường Nhật vốn khắt khe và dung lượng thị trường chưa đủ lớn. Bởi vậy, sau khi đã chiếm lĩnh thị trường Nhật, Trung Quốc đã tìm đến thị trường Mỹ với những đơn đặt hàng lớn. Và từ đầu năm 2005, sau khi chế độ hạn ngạch được dỡ bỏ thì Trung Quốc càng quan tâm đến thị trường EU và Mỹ. Kết quả là các doanh nghiệp Nhật Bản chú ý hơn đến Việt Nam vì chúng ta rất thích hợp với các đơn hàng nhỏ lẻ. Mặt khác, xu hướng của người tiêu dùng Nhật ngày càng thích sử dụng sản phẩm may mặc nhập khẩu từ Việt Nam. Lý do là giá cả tương đối thấp và kỹ thuật sản xuất luôn đảm bảo. Từ tháng 5 năm 2005, đã có rất nhiều nhà nhập khẩu dệt may của Nhật chuyển đơn đặt hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Năm 2006, hàng dệt may sang Nhật đạt kim ngạch xuất khẩu 627,6 triệu USD, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2005, chiếm 12,0% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong tháng 8 năm 2006 sang thị trường Nhật Bản đạt 66,7 triệu USD, tăng 28,3% so với tháng 7 và tăng 10% so với cùng kỳ năm 2005. Đạt được mức tăng trưởng cao trong tháng 8 năm 2006 do các mặt hàng như áo
Jackét, áo khoác, áo len, áo sơ mi, áo thun, mặt hàng quần… có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh. Trong đó, chủng loại mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất là mặt hàng quần, đạt 72 triệu USD, tăng 18% so với 8 tháng năm 2005. Mặt hàng kim ngạch cao thứ hai là kimono, đạt 63 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ - đây là một trong những mặt hàng xuất khẩu truyền thống và chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản. Đặc biệt, áo dài Việt Nam cũng xuất khẩu sang Nhật Bản, đạt trung bình 6USD/bộ.
* Hàng hải sản
Ngoài EU, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu thủy sản đứng hàng đầu thế giới. Hàng năm, Nhật nhập khẩu tới 15 tỷ USD hàng hải sản nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước.
Bảng 2.9. Thị phần xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (%)
Nƣớc/Năm 2000 2001 2002 2003 2004 Nhật Bản 32,8 26,2 26,6 26,5 32,2 Mỹ 20,9 27,5 32,4 35,4 25,1 EU 6,9 6,0 4,2 5,3 9,6 TQ và HK 20,4 17,8 14,9 6,7 4,9 Châu Á* 4,0 3,6 3,9 6,6 12,4 Thị trường khác 15,0 18,8 18,0 19,6 15,8
*Không kể thị trường Trung Quốc và Hồng Kông
Nguồn: Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, 11 – 2005, Viện Kinh tế & Chính trị Thế giới, tr. 71.
Năm 1990, Việt Nam xuất khẩu hàng hải sản sang Nhật vớii kim ngạch 51,9 triệu USD, trong đó chủ yếu là tôm đông lạnh, với giá trị 43,2 triệu USD, chiếm tới 83% kim ngạch xuất khẩu hàng hải sản. Ngoài ra, còn có mực đông lạnh 7,4 triệu USD (chiếm 14,3%) và cá đông lạnh 1,3 triệu USD (chiếm
2,5%). Khoảng thời gian từ 1991 – 1994, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của mặt hàng này sang Nhật khá cao. Năm 1995, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này sang Nhật đã 284,8 triệu USD, tức tăng gần gấp 3 lần về giá trị so với năm 1990, nhưng chỉ tăng 5,21% so với năm 1994, chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật.
Trong các mặt hàng thủy sản xuất khẩu, tôm là mặt hàng đạt giá trị cao nhất, chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật. Trong giai đoạn 2001 – 2004, nhập khẩu tôm của Nhật Bản từ Việt Nam có xu hướng tăng. Điều này góp phần thúc đẩy tăng kim ngạch xuất khẩu của hàng hải sản Việt Nam sang Nhật. Năm 2003 kim ngạch xuất khẩu hàng hải sản của Việt Nam sang Nhật Bản đã tăng từ 652,9 triệu USD lên 771,4 triệu USD năm 2004 và 819,4 triệu USD năm 2005. Tốc độ tăng trưởng của mặt hàng này khoảng 6,22 - 23,2% và hàng hải sản luôn chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản. Thời gian này, cơ cấu xuất khẩu trong hàng hải sản cũng có sự thay đổi lớn. Năm 2002, tỷ trọng của tôm đông lạnh trong tổng kim ngạch xuất khẩu đã sụt giảm, còn 45,9%, tương đương 255,7 triệu USD. Các loại thuỷ hải sản khác đã chiếm tỷ trọng cao hơn, lên tới 39,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tương ứng với 219,9 triệu USD. Cá đông lạnh và mực đông lạnh có kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng lần lượt là 49,2 triệu USD và 32,4 triệu USD, 8,8% và 5,8%.
Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của hàng hải sản sang thị trường Nhật chiếm 32% tổng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này của cả nước, nhưng chỉ chiếm 16% trên thị trường Nhật. Điểm nổi bật là mặt hàng tôm đông lạnh của Việt Nam đã chiếm 22,8% thị phần tôm đông lạnh nhập khẩu của Nhật Bản. Năm 2004, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu tôm đông lạnh lớn nhất vào Nhật Bản, vượt qua các đối thủ cạnh tranh là Inđônêxia (20%), Ấn Độ (13%), Trung Quốc và Nga. Nguyên nhân là mặt hàng tôm đông lạnh của Việt
Nam có giá rẻ (luôn thấp hơn từ 5 - 10% so với tôm Inđônêxia), đáp ứng được yêu cầu về kích cỡ cũng như số lượng cho nhà nhập khẩu, được nuôi trồng trong môi trường đảm bảo, đáp ứng được tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm của người tiêu dùng Nhật Bản là những yếu tố chính hấp dẫn giới kinh doanh Nhật Bản tăng cường nhập khẩu tôm của Việt Nam.
Cá ngừ là mặt hàng lớn thứ 2 trong tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật. Năm 2004, cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này chiếm 19% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam, đạt 13,02 triệu USD, Nhật Bản là nước nhập khẩu cá ngừ lớn thứ 2 sau Mỹ (37%) trong danh sách thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam. Tuy nhiên, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vào Nhật Bản chỉ chiếm một lượng nhỏ trong tổng cá ngừ nhập khẩu của Nhật Bản, chiếm 3,5% tổng nhập khẩu cá ngừ mắt to tươi và 4,8% tổng nhập khẩu cá ngừ vây vàng của Nhật Bản.
Ngày 13/7/2005, tại Tokyo, đoàn doanh nghiệp Việt Nam gồm đại diện của 10 công ty lớn thuộc Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với các doanh nghiệp Nhật Bản. Qua buổi gặp mặt này, đại diện các công ty hai nước đã trực tiếp giới thiệu thế mạnh đặc trưng của mình và các mẫu mã sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường Nhật Bản và được người tiêu dùng ưa chuộng. Điều này đã góp phần thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu của hàng hải sản của ta sang Nhật năm 2006 tăng 3,04% so với năm 2005, đạt 844,3 triệu USD và chiếm tỷ trọng 16,14% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật của Việt Nam. So sánh với thị trường EU chiếm hơn 21% kim ngạch xuất khẩu thủy sản, Hoa kỳ chiếm hơn 19% và Hàn Quốc chiếm hơn 6% thì Nhật Bản quả là thị trường xuất khẩu thủy sản số 1 của Việt Nam.
Năm 2007, hàng hải sản xuất khẩu sang Nhật tụt xuống vị trí thứ 2 trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, với kim ngạch xuất khẩu 753,6 triệu USD,
giảm 10,74% so với cùng kỳ năm trước. Đây là năm đầu tiên hàng hải sản tụt xuống vị trí này sau 5 năm liên tục giữ vị trí thứ nhất trong tốp mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Nhật. Nguyên nhân là tại Nhật Bản, 6 tháng đầu năm 2007, nhập khẩu tôm đông lạnh và tôm chế biến của Nhật đều giảm, trong đó nhập khẩu tôm đông lạnh giảm xuống dưới 100.000 tấn trong 2 năm liên tiếp, đạt 85.273 tấn - mức thấp nhất sau 20 năm. Theo đánh giá của các nhà phân tích, các yếu tố khiến nhập khẩu tôm giảm là tiêu thụ trong nước giảm, thị hiếu tiêu dùng chuyển mạnh từ tôm nguyên liệu sang tôm chế biến như sushi, tôm bao bột và hải sản phối chế, đồng yên mất giá so với đô la, các thương gia Nhật đứng ngoài thị trường thế giới và lượng dự trữ ở thị trường trong nước cao. Mặt khác, giá thuỷ sản ngày càng tăng trong khi nhu cầu thuỷ sản của Trung Quốc và nhiều nước khác trên thế giới tăng cao. Điều này, ảnh hưởng tới sức mua của Nhật. Theo báo cáo của chính phủ Nhật, tiêu thụ thủy sản của các hộ gia đình ở nước này có thể sẽ giảm xuống thấp hơn mức tiêu thụ thịt. Năm 2005, tiêu thụ thuỷ sản của Nhật chỉ đạt gần 13 kg/người, giảm từ 16 kg/người vào năm 1965. Mức tiêu thụ thịt của Nhật lại tăng từ 6 kg/người lên 12 kg/người/năm.
Theo phương hướng phát triển xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản tới năm 2010 thì chúng ta cần đa dạng hóa mặt hàng cũng như nâng cao chất lượng thủy sản, cần duy trì thị phần Nhật Bản ở mức 25 – 30% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Ngoài tôm đông lạnh dự kiến sẽ vẫn chiếm thị phần lớn nhất, tiếp theo là mực, cá đông lạnh, thì chúng ta cần đưa vào xuất khẩu các dạng thủy sản khác như tôm, cá sống, các sản phẩm đồ hộp tôm, mực, cá và các sản phẩm chế biến sẵn, đóng gói nhỏ, các sản phẩm phối chế khác…