Nhận xét chung về lợi thế so sánh phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản (thời kỳ 1990 - 2007) (Trang 30 - 33)

mại Việt Nam – Nhật Bản

Việt Nam và Nhật Bản có vị trí địa lý gần gũi, cùng ở trong khu vực Đông Á. Hai nước đều nằm trong vùng “khí hậu gió mùa” và có nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước. Việt Nam và Nhật Bản vốn có nhiều nét tương đồng về văn hóa, thể hiện trong phong tục, tập quán, tín ngưỡng tôn giáo. Mối quan hệ thương mại song phương cũng được hình thành từ rất sớm. Lịch sử ghi lại, vào thế kỷ thứ XVI, trong số 331 giấy phép buôn bán với Đông Nam Á (1604 – 1634) thời Tokugawa của Nhật Bản thì có tới 121 giấy phép là đến Việt Nam. Các thương nhân Nhật Bản bán những đồ kim loại, gươm… cho Việt Nam và đến phố cổ Hội An mua các mặt hàng như tơ lụa, hổ phách, thạch anh… Cùng thời gian này, đồ gốm sứ Việt Nam cũng có mặt tại Nhật Bản.

Trải qua nhiều diễn biến lịch sử, mối quan hệ song phương trên một số mặt giữa hai nước vẫn được duy trì. Và kể từ khi hai quốc gia ký kết Hiệp định thiết lập chính thức quan hệ ngoại giao vào ngày 21/9/1973, lịch sử bang giao giữa hai nước đã bước sang một trang mới. Sau những bước khởi đầu chậm chạp đầy khó khăn, kể từ năm 1992 đến nay, quan hệ Việt – Nhật nói chung và quan hệ thương mại song phương nói riêng đã phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, để quan hệ thương mại giữa hai nước phát triển tốt đẹp hơn nữa cần sự tăng cường hợp tác của mỗi quốc gia cũng như tăng hiệu quả tận dụng những lợi thế so sánh riêng sẵn có.

Để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngoài việc phát huy nội lực Việt Nam phải dựa vào sự hợp tác với nước ngoài, đặc biệt là những quốc gia có trình độ phát triển cao như Nhật Bản. Việt Nam cần nguồn vốn đầu tư dồi dào ở Nhật để phát triển khoa học kỹ thuật, cải thiện cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế. Năm 2001, vốn đầu tư trực tiếp (FDI) của Nhật Bản

chỉ đạt 160 triệu USD, và 9 tháng đầu năm 2002 là 90 triệu USD. Song nếu so với tổng mức FDI của Nhật Bản vào châu Á là 655,5 tỷ yên (tương đương 5.704 triệu USD), chiếm 12,2% tổng FDI của Nhật ra nước ngoài thì mức FDI của Nhật vào Việt Nam còn nhỏ bé trong tổng mức chung cũng như với các nước khác trong khu vực. Bởi vậy, mở rộng quan hệ, thu hút FDI không chỉ là nhu cầu của Việt Nam mà phía Nhật cũng có khả năng đáp ứng. Năm 2007, Nhật Bản đã có 928 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng FDI đạt 9.037,8 triệu USD. Tuy Nhật chỉ đứng thứ 4 trong số các nước và vùng lãnh thổ có dự án FDI làm ăn tại nước ta, nhưng lại là nước có vị trí hàng đầu trong thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư. Trong cuộc thăm dò năm 2007 của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC), Việt Nam đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Ấn Độ trong danh sách điểm đến ưa chuộng tại châu Á của các nhà đầu tư Nhật Bản.

Ngoài lợi thế về nguồn vốn đầu tư, Nhật Bản còn có các công nghệ tiên tiến hiện đại có thể đáp ứng cho nhu cầu của Việt Nam. Hiện tại, công nghệ của Việt Nam ở mức thấp so với khu vực như Thái Lan, Xingapo,... Nếu so với mức trung bình của thế giới thì hệ thống thiết bị kỹ thuật ở đa số các doanh nghiệp lạc hậu hơn từ 2 – 3 thế hệ. Tỷ lệ công nghệ thấp của Việt Nam còn quá cao trong khi tỷ lệ công nghệ cao, hiện đại lại thấp hơn nhiều so với các nước khác trong khối ASEAN. Do vậy, muốn đạt được mục tiêu trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 thì Việt Nam cần tăng cường hợp tác hơn nữa với các quốc gia, nhất là những quốc gia phát triển có vốn và công nghệ hiện đại như Nhật Bản. Nếu Việt Nam nhập khẩu được các dây chuyền công nghệ cao và tiếp thu kinh nghiệp quản lý của Nhật Bản thì có thể nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm đó so với các sản phẩm cùng loại khác của nước ngoài. Kết hợp cùng với việc sử dụng hiệu quả các lợi thế so sánh của Việt Nam như lực lượng lao động dồi

dào, giá nhân công thấp hơn số với một nước trong khu vực, nguồn thủy hải sản phong phú, tài nguyên khoáng sản đa dạng… thì sẽ có thêm nhiều sản phẩm của Việt Nam có mặt tại thị trường Nhật Bản.

Nhật Bản là một trong những quốc gia nhập khẩu nông phẩm thuần lớn nhất thế giới. Phần của sản xuất nông nghiệp trong tổng sản phẩm nội địa giảm mạnh, từ 9,0% năm 1960 xuống còn 1,8% năm 1990. Đồng thời, nhập khẩu nông phẩm của Nhật Bản tiếp tục tăng tới 30 lần xét về giá trị trong khoảng thời gian trên, đạt 26 tỷ USD, chiếm 11,1% trong tổng giá trị nhập khẩu vào năm 1990. Cũng tương tự như nông nghiệp, sản lượng của ngành ngư nghiệp Nhật Bản ngày càng giảm sút. Hàng năm, để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, Nhật Bản phải nhập khẩu khoảng 14 tỷ USD các sản phẩm thủy hải sản, chiếm khoảng 30% giá trị nhập khẩu lương thực của nước này. Tuy nhiên, khối lượng nhập khẩu thủy sản vào Nhật Bản từ năm 2000 đến nay không ổn định. Nguyên nhân một phần là do giá thủy sản trên thế giới đắt đỏ, một phần là do chất lượng thủy sản của các nước xuất khẩu không đáp ứng được những yêu cầu của phía Nhật Bản dẫn đến việc Nhật Bản kiểm soát chặt chẽ và hạn chế khối lượng nhập khẩu. Đây chính là cơ hội cho Việt Nam, một nước có nguồn lợi thủy sản dồi dào, nông sản phong phú tiếp cận với thị trường đầy tiềm năng như Nhật Bản.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, Nhật Bản không chỉ cần nguồn lương thực phẩm phục vụ cho đời sống hàng ngày mà còn cần nguồn nhiên liệu như than, dầu mỏ… phục vụ cho sản xuất và kinh doanh. Trong vòng 10 năm, kể từ năm 1960 đến 1970, số mỏ than tại Nhật Bản đã giảm từ 600 xuống còn 102. Sản lượng than sản xuất mỗi năm cũng giảm tương ứng từ 55 triệu tấn xuống còn 40 triệu tấn. Đến năm 1985, tại Nhật Bản chỉ còn 11 mỏ than lớn với sản lượng hàng năm 16 triệu tấn. Số công nhân mỏ cũng chỉ còn 1/10, mức cao nhất là 230.000 người. Trong lúc đó, sau một thời kỳ tăng

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản (thời kỳ 1990 - 2007) (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)