của Nhật Bản
Các quốc gia Đông Nam Á và Nhật Bản có vị trí địa lý gần gũi với nhau, đều nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đông Nam Á là khu vực rộng lớn giàu tài nguyên thiên nhiên, có vị trí giao thông thuận lợi nên trong lịch sử đã trở thành nơi tranh giành ảnh hưởng của các thế lực chính trị. Khu vực này cũng nằm trên con đường chiến lược vận tải biển của Nhật nên từ lâu đã chịu sự tác động của Nhật Bản.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Nhật Bản đã từng chiếm đóng Đông Nam Á bằng sức mạnh quân sự, tiến hành bóc lột thuộc địa ở khu vực này. Chiến tranh kết thúc, Nhật Bản là nước bại trận đã phải rời bỏ “sân sau” của mình và rút quân về nước. Nhưng đây là một khu vực gắn liền với lợi ích an ninh và kinh tế của Nhật Bản nên người Nhật luôn muốn duy trì sự ổn định tại đây. Bởi vậy, sau chiến tranh, Nhật Bản đã trở lại khu vực Đông Nam Á bằng con đường “ngoại giao kinh tế” và kiên trì thực hiện chính sách này trong một
thời gian dài. Mối quan hệ giữa Nhật Bản và ASEAN đã được tiếp tục nhưng gặp rất nhiều trở ngại. Chỉ đến khi, Thủ tướng Nhật Fukuda công bố chính sách đối ngoại với Đông Nam Á của Nhật Bản tại Manila năm 1977 thì quan hệ Nhật Bản – ASEAN mới trở nên tốt đẹp hơn. Chính sách đối ngoại trên được biết đến như là học thuyết Fukuda, gồm ba nội dung chính: “Thứ nhất,
Nhật Bản, một quốc gia yêu cầu hòa bình, không chấp nhận vai trò siêu cường quân sự và dựa trên cơ sở đó, quyết tâm đóng góp cho hòa bình và thịnh vượng của Đông Nam Á, và của cả cộng đồng thế giới; Thứ hai, Nhật Bản với tư cách là một người bạn thực sự của các nước Đông Nam Á sẽ làm hết sức mình để củng cố mối quan hệ tin cậy lẫn nhau và dựa trên sự hiểu biết từ trái tim đến trái tim với các nước này, mở rộng sự hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị và cả trong các lĩnh vực văn hóa và xã hội; Thứ ba, Nhật Bản sẽ là một đối tác bình đẳng với ASEAN và các nước thành viên của họ và hợp tác tích cực với các nước này phù hợp với khả năng của mình nhằm củng cố sự đoàn kết các mối quan hệ đặc biệt của nước này, cùng với các quốc gia khác bên ngoài khu vực, xây dựng một quan hệ hiểu biết lẫn nhau với các quốc gia Đông Dương và như vậy sẽ đóng góp vào việc thiết lập hòa bình và thịnh vượng trong toàn khu vực Đông Nam Á”.
Trong lịch sử, đây là lần đầu tiên chính sách đối ngoại với Đông Nam Á của Nhật được tuyên bố công khai như vậy. Do đó, đường hướng chính sách của Nhật đối với khu vực cũng trở nên rõ ràng hơn và vai trò của Nhật cũng nổi bật hơn. Nội dung học thuyết Fukuda gồm hai ý chính. Thứ nhất, Nhật Bản muốn đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á hơn nữa.
Thứ hai, Nhật Bản muốn trở thành cầu nối giữa ASEAN và Đông Dương, tạo
môi trường ổn định ở đây. Chính sách đối ngoại trên thể hiện sự quan tâm và thiện chí giúp đỡ về vật chất lẫn tinh thần của Nhật Bản đối với các nước ASEAN nên được coi là một học thuyết trọn vẹn và mới mẻ của Nhật Bản
thời gian đó. Về sau, khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, mối quan tâm đối với khu vực Đông Nam Á ngày càng lớn hơn thì học thuyết Fukuda cũng được bổ sung và phát triển qua các học thuyết quan trọng của các Thủ tướng khác như Kaifu (1990), Hashimoto (1997), Obuchi (1998) và Koizumi (2001). Bởi vậy, mối quan hệ hợp tác Nhật Bản – ASEAN ngày càng được củng cố và phát triển mạnh mẽ trên mọi mặt thông qua FDI, ODA và trao đổi thương mại. Thực tế trên cũng chứng tỏ chính sách kinh tế đối ngoại hướng về châu Á của Nhật Bản trước đây là đúng đắn và hợp lý.
Trong lĩnh vực đầu tư, từ năm 1951 đến 1984, FDI của Nhật ở các nước ASEAN đạt 12,6 tỷ USD, chiếm 17,7% tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản. Lượng FDI của Nhật vào ASEAN thời gian này không ổn định, có xu hướng giảm dần. Nhưng từ nửa sau những năm 1980, FDI của Nhật vào ASEAN bắt đầu tăng và góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các nước này. Năm 1986, lượng FDI của Nhật vào khu vực Đông Nam Á chỉ là 15 tỷ USD thì đến năm 1989 đã tăng lên 25 tỷ USD. Trong giai đoạn 1985 – 1992, lượng FDI của Nhật ở ASEAN đã tăng 313%.
Bước sang thập kỷ 90, lượng FDI của Nhật vào các nước ASEAN tiếp tục gia tăng mạnh mẽ. Trong vòng 3 năm, từ 1990 đến 1993, lượng FDI của Nhật Bản vào khu vực này đã tăng từ 7,8% lên 11,33%. Năm 1994, tổng số đầu tư trên đã lên tới 5,13 tỷ USD. Con số này tương đương với 12,5% tổng đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản và 54% đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại châu Á.
Bảng 1.3. FDI của Nhật Bản vào các nƣớc thành viên ASEAN 1990 – 1995
(Đơn vị: triệu USD)
Nƣớc/Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 Inđônêxia 1.105 1.193 1.676 813 1.759 1.596 Philippin 258 203 160 207 668 718 Malaixia 725 880 704 800 742 573 Thái Lan 1.154 807 657 578 719 1.224 Xingapo 840 613 670 644 1.054 1.152 Tổng 4.082 3.696 3.867 3.042 4.942 5.263 % thay đổi +7,8 +8,8 +11,333 +7,9 +10,4 +11,2 Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 5, 2001, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, tr.71 – 72.
Năm 1997, lượng FDI của Nhật vào các nước ASEAN tăng 87,1% so với năm 1996. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của khu vực ASEAN đối với các công ty của Nhật. Trong giai đoạn này, Nhật Bản chủ yếu đầu tư vào khu vực chế tạo. Nguyên nhân là do nền kinh tế Nhật Bản đang trong bước chuyển dịch cơ cấu, cần chuyển các cơ sở công nghệ đòi hỏi nhiều nguyên liệu ra nước ngoài. Mặt khác, các nước ASEAN đang có tốc độ tăng trưởng nhanh dựa vào xuất khẩu. Năm 1997, đầu tư của Nhật vào ngành chế tạo ở Malaixia chiếm 72,5%, ở Thái Lan chiếm 72,3%, ở Philippin chiếm 57,8%. Tại Việt Nam cũng có 87 công ty chế tạo Nhật Bản hoạt động trong tổng số 2.000 doanh nghiệp đầu tư trong ngành công nghiệp chế tạo tại 10 nước châu Á. Sau đó do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính nên vốn đầu tư của Nhật Bản vào khu vực ASEAN đã giảm. Nhưng nếu tính từ năm 1995 đến 1999, Nhật Bản vẫn là nhà đầu tư lớn nhất trong khu vực ASEAN, với lượng FDI lên tới 17,88 tỷ USD. Bên cạnh đó, chính phủ Nhật Bản vẫn giúp đỡ các nước Đông
Nam Á khôi phục hệ thống tài chính. “Quỹ ủng hộ cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á” do chính phủ Nhật Bản và Ngân hàng Phát triển châu Á đồng tài trợ được thiết lập, đã trợ cấp 360 tỷ yên (tương đương 3 tỷ USD), khoản thanh toán lãi và trợ cấp bảo hiểm kỹ thuật là 27,5 tỷ yên (230 triệu USD) cho các nước ASEAN. Sự giúp đỡ trên một lần nữa khẳng định vị trí của khu vực ASEAN trong chính sách kinh tế, đối ngoại của chính phủ Nhật. Và kể từ những năm đầu thế kỷ XXI đến nay, FDI của Nhật vào các nước Đông Nam Á vẫn tiếp tục gia tăng, đặc biệt là vào các nước Việt Nam, Lào, Mianma… Lượng FDI của Nhật vào ASEAN đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho khu vực này. Mặt khác, nó giúp Nhật Bản phát triển kinh tế trong nước, duy trì và củng cố vị trí kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
Trong lĩnh vực thương mại, các nước ASEAN ngày càng trở thành thị trường quan trọng của Nhật Bản. Vào nửa sau những năm 1970, Nhật đã chiếm 25,1% tổng kim ngạch của ASEAN. Trong 10 năm, từ 1973 – 1983, xuất khẩu của các nước ASEAN tới Nhật chiếm 23 - 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của khối này. Nhập khẩu của các quốc gia Đông Nam Á từ Nhật chiếm 23 - 27% tổng kim ngạch nhập khẩu. Giai đoạn 1973 – 1989, cán cân mậu dịch chủ yếu nghiêng về phía các nước ASEAN, trừ 2 năm 1978 và 1989 các nước ASEAN rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán với Nhật.
Năm 1990, tỷ trọng xuất khẩu của Nhật Bản vào khu vực Đông Nam Á đạt 11,49% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản, tương đương 33,66% giá trị xuất khẩu của Nhật Bản vào châu Á. Năm 1993, tương ứng lần lượt là 13,71% và 33,51%.
Bảng 1.4. Thống kê xuất khẩu của Nhật sang các nƣớc ASEAN (Đơn vị: tỷ yên) Nƣớc/Năm 1990 1995 1998 1999 2000 2001 Thế giới 41.457 41.531 50.645 47.548 51.654 48.979 Châu Á 14.143 18.911 19.202 18.832 22.319 21.033 Inđônêxia 724 935 560 551 818 778 Malaixia 793 1.573 1.216 1.265 1.479 1.337 Thái Lan 1.315 1.850 1.222 1.285 1.469 1.422 Philippin 363 667 948 997 1.106 995 Xingapo 1.547 2.158 1.930 1.854 2.244 1.786 Việt Nam 31 86 174 185 213 216
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 4, 2003, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, tr.22.
Năm 1995, xuất khẩu của Nhật Bản sang ASEAN đạt 79,9 tỷ USD và nhập khẩu về 42,5 tỷ USD, chiếm tương ứng 18% tổng kim ngạch xuất khẩu và 14% tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này. Trong danh sách các nước nhập khẩu lớn nhất từ ASEAN, Nhật Bản đứng thứ 3, chỉ sau Mỹ và EU. Tính đến năm 1996, xuất khẩu của Nhật Bản vào khu vực này đã tăng liên tục 14 năm liền và nhập khẩu tăng 9 năm liền. Kể từ năm 1997, do tác động của khủng hoảng tài chính nên quan hệ thương mại song phương có chiều hướng chững lại. Năm 1998, kim ngạch thương mại song phương ASEAN – Nhật đạt gần 84 tỷ USD, chiếm 14% tổng kim ngạch thương mại của ASEAN. Và nếu tính chung trong giai đoạn 1998 – 2006, kim ngạch thương mại song phương trung bình hàng năm tăng 15%. Nhật Bản thường nhập khoảng 16% dầu mỏ, 30% đồng, 35% bô xít, 12% kẽm, 37% gỗ, 100% thiếc và cao su tự nhiên từ khu vực này. Những con số trên phản ánh sự gần gũi và hỗ trợ mật thiết lẫn nhau giữa các nền kinh tế ASEAN và Nhật Bản, cũng như mối quan
hệ đối tác quan trọng giữa hai bên. Nhật Bản đã trở thành một trong những bạn hàng lớn nhất của các nước Đông Nam Á. Và nếu khu vực mậu dịch tự do (FTA) giữa hai bên trở thành hiện thực trong năm 2020, thì xuất khẩu của Nhật Bản sang ASEAN mỗi năm có thể lên tới 67 tỷ USD, tức là gấp 1,5 lần so với hiện nay.
Nhật Bản là một trong những quốc gia có viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho các quốc gia khác lớn nhất trên thế giới. Từ những năm 1970, Nhật Bản đã vượt Mỹ về lượng ODA cho các nước ASEAN. Năm 1977, học thuyết Fukuda được tuyên bố cùng với kế hoạch tăng gấp đôi ODA và mở rộng tài trợ năm sau đó. Kể từ đó, lượng ODA của Nhật tăng dần và đến tận cuối những năm 1980, vai trò dẫn đầu của Nhật mới được công nhận. Đầu thập kỷ 90, Mỹ và Nhật đều có lượng ODA như nhau, nhưng Nhật Bản dành tới 60% lượng ODA cho các nước châu Á, nhiều hơn so với 15% lượng ODA của Mỹ.
ODA của Nhật phần lớn được thực hiện dưới 2 hình thức: viện trợ cho vay bằng đồng yên (Loans) và viện trợ không hoàn lại (Grants). Trong đó, viện trợ không hoàn lại được thực hiện với 2 cách thức: hợp tác kỹ thuật (Technical assistance) và viện trợ về vốn (Capital grants).
Trong suốt những năm 1990, tuy Nhật Bản gặp khó khăn kinh tế nhưng Nhật vẫn là nhà tài trợ hàng đầu trên thế giới. Lượng ODA được duy trì qua các năm 1997, 1988 và 1999 với con số lần lượt là 9,5 tỷ USD, 10,68 tỷ USD và 10,5 tỷ. Năm 1999, viện trợ ODA của Nhật Bản dành cho khu vực châu Á chiếm 60% tổng lượng ODA của Nhật, các quốc gia ASEAN có lượng ODA chiếm gần 40%, tương đương 3 tỷ 920 triệu USD. Như vậy, có thể thấy rằng các nước Đông Nam Á là nhóm nước nhận được viện trợ nhiều nhất của Nhật Bản, chiếm 39,7% năm 1980; 50,5% năm 1990 và tiếp tục chiếm hơn 50% cho đến tận những năm gần đây.
Bảng 1.5. ODA của Nhật theo hình thức và khu vực năm 1998
(Đơn vị: triệu USD)
Khu vực/Hình thức Không hoàn lại Trợ giúp kỹ
thuật Cho vay
Tổng cộng Tổng ODA năm 1997 1997 -1998 Châu Á 935,37 1.072,52 3.364,14 5.372,03 3.075,60 74,7 ASEAN 397,50 466,27 1.510,49 2.356,25 1.354,43 74,0 Trung Đông 186,49 119,02 86,52 392,03 512,92 -23,6 Châu Phi 636,38 193,97 119,93 950,29 802,82 18,4 Châu Mỹ - Latinh 215,38 276,16 61,31 552,86 715,03 -22,7 Châu Âu 79,34 62,73 1,46 143,53 133,76 7,3 Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 4, 2001, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản.
Các khoản ODA của Nhật đã đóng góp cho việc điện khí hóa cho 22% thành phố và thị trấn ở Thái Lan; 50% tổng sản lượng điện ở Malaixia; 55% khả năng cung cấp nước ở thủ đô Giacácta (Inđônêxia) và 50% mạng phủ sóng viba, điện thoại ở Inđônêxia. Trong nông nghiệp, các khoản vay bằng đồng yên Nhật đã cấp vốn cho các dự án thủy lợi, phục vụ tưới tiêu cho (% tổng số đất nông nghiệp ở Inđônêxia và các dự án cung cấp nước đưa tới 1,5 triệu người, khoảng 30% tổng số hộ gia đình ở Thái Lan. Trong các lĩnh vực hợp tác kỹ thuật, các nước Đông Nam Á vẫn nhận được viện trợ kỹ thuật của Nhật Bản nhiều nhất. Trong chương trình đào tạo kỹ thuật, nội dung chính là đào tạo sinh viên các nước ASEAN và bên cạnh đó là các nội dung khác (y tế,
sức khỏe cộng đồng ở Thái Lan, nông nghiệp và giao thông vận tải ở Inđônêxia…).
Nguồn ODA của chính phủ Nhật Bản đã giúp các nước ASEAN nâng cao cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và khu vực sản xuất. Mặt khác, các nước Đông Nam Á cũng thu được lợi từ việc chuyển giao kỹ thuật, kỹ năng quản lý của Nhật Bản, tạo thêm việc làm cho khu vực nông thôn và khuyến khích chi tiêu. Đặc biệt là nó đã khẳng định chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với các nước Đông Nam Á cũng như vị thế của nước Nhật trong khu vực và góp phần thúc đẩy quan hệ Nhật Bản – ASEAN phát triển tốt đẹp hơn.
Việt Nam là một nước thành viên của ASEAN, hơn nữa lại là nước nằm trong nhóm CLMV (Cămpuchia, Lào, Mianma, Việt Nam) được nhận những ưu đãi hơn so với các nước ASEAN khác trong chính sách kinh tế đối ngoại của Nhật Bản. Chính vì vậy, chính sách đối ngoại hướng về châu Á của Nhật Bản, đặc biệt là việc đẩy mạnh quan hệ về mọi mặt với các nước ASEAN, là một nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản.
* * *
Tóm lại, qua những điều đã được trình bày trong chương này, chúng ta
có thể khẳng định rằng sự phát triển của quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản là hoàn toàn phù hợp với lý luận về thương mại quốc tế, có tiềm năng to lớn để phát triển trên cơ sở tận dụng những lợi thế (cả tuyệt đối lẫn tương đối) về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, và được thúc đẩy mạnh mẽ bởi bối cảnh quốc tế mới cũng như những chủ trương chính sách của mỗi quốc gia. Vậy thì thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản đã diễn ra như thế nào? Vấn đề này sẽ được đề cập đến trong chương 2.