Biện pháp 4: Nâng cao năng lực đánh giá KQHT cho đội ngũ CBQL và

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả học tập của học viên trong đào tạo trực tuyến ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Trang 85)

7. Phạm vi nghiên cứu

3.3.4. Biện pháp 4: Nâng cao năng lực đánh giá KQHT cho đội ngũ CBQL và

và giáo viên trong ĐTTT

Đối với ĐTTT, học viên chủ yếu tự học thông qua học liệu điện tử. Bài giảng điện tử là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến công tác ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT. Khi xây dựng bài giảng điện tử, giáo viên cần lưu ý các vấn đề sau:

- Cần xây dựng quy trình thiết kế bài giảng điện tử đồng bộ và khép kín, bao gồm từ khâu soạn bài đến khâu triển khai dạy học trực tuyến.

- Việc xây dựng chương trình chi tiết và kế hoạch bài giảng cụ thể (thống nhất theo một mẫu) là khâu rất quan trọng, đòi hỏi thể hiện rõ ý tưởng sư phạm cũng như mục tiêu cần đạt được...

- Cần xác định các tiêu chuẩn kỹ thuật để tránh trường hợp xung đột khi tích hợp bài giảng điện tử vào hệ thống chung

- Khi xây dựng bài giảng điện tử cần xét đến yếu tố khả thi khi sử dụng cho E-Learning cũng như việc sử dụng trong giờ học theo mô hình truyền thống.

Hình 14: Cấu trức bài giảng điện tử

Quy trình xây dựng bài giảng điện tử:

- Thiết kế bài giảng (xây dựng kịch bản sư phạm và kịch bản công nghệ) - Chọn lựa và chuẩn bị học liệu: sắp xếp, phân loại học liệu liên quan đến

nội dung bài giảng; theo trình tự nội dung của bài giảng;

- Số hóa các học liệu (lựa chọn các định dạng phù hợp để số hóa học liệu. Ví dụ: lựa chọn các định dạng số hóa phù hợp cho các loại học liệu văn bản, hình ảnh, âm thanh, ảnh, bản đồ, biểu đồ,...

- Chọn lựa, thiết kế đa phương tiện (lựa chọn và phối kết hợp các công cụ kỹ thuật công nghệ phù hợp để thiết kế các học liệu của của bài giảng đã được số hóa);

- Đóng gói bài giảng theo chuẩn: các bài giảng phải được đóng gói theo chuẩn quy định chung nhằm tạo thuận lợi cho người học, các nhà quản lý, các giáo viên trực tiếp thiết kế bài giảng.

- Vận hành thử: triển khai dạy học thí điểm đối với bài giảng đã được số hóa

Hoặc

Hình 15: Mối quan hệ giữa người dạy và người học trong ĐTTT

Đánh giá KQHT của học viên trong ĐTTT là một khâu then chốt trong quá trình ĐTTT. Để nâng cao chất lượng ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT thì trước hết là đội ngũ quản lý, giáo viên phải có năng lực chuyên môn trong công tác ĐGKQHT của học viên. Nâng cao năng lực chuyên môn trong công tác ĐGKQHT của học viên sẽ giúp cho đội ngũ quản lý, giáo viên thực hiện tốt công tác ĐGKQHT theo đúng quy trình đã được đặt ra.

Đối với các nhà quản lý, trước hết cần phải đóng vai trò định hướng, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra công tác ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT. Trước hết các nhà quản lý phải am hiểu về ĐTTT, hiểu rõ sự khác biệt, ưu điểm và nhược điểm của ĐTTT so với các loại hình đào tạo truyền thống. Các nhà quản lý cần đưa ra được một quá trình ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT sao cho phù hợp với các quy chế, quy định về ĐGKQHT hiện hành, đồng thời phù hợp với hình thức ĐTTT. ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT phải nhằm phát huy tính tự giác học tập, tự nghiên cứu của học viên nhưng vẫn phải đo lường được khả năng tự học của học viên để từ đó đề ra được các biện pháp xử lý kịp thời trong công tác quản lý ĐTTT nói riêng và công tác quản lý nói chung. Hoạt động quản lý công tác ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT phải đáp ứng được các yêu cầu sau: - Lập kế hoạch kiểm tra - đánh giá kịp thời, khoa học;

Ngƣời dạy Ngƣời học + E-Lesson

- Tổ chức kiểm tra - đánh giá khoa học, nghiêm túc; - Chỉ đạo kiểm tra - đánh giá toàn diện;

- Kiểm tra việc tiến hành kiểm tra - đánh giá toàn diện, thường xuyên có thưởng, phạt nghiêm minh;

- Cần có điều chỉnh kịp thời hoạt động kiểm tra - đánh giá;

- Ra quyết định quản lý phù hợp đối với giáo viên, học viên và quá trình đào tạo.

Các nhà quản lý phải quản lý việc xây dựng mục tiêu, nội dung môn học, mục tiêu, nội dung kiểm tra-đánh giá, ngân hàng câu hỏi kiểm tra-đánh giá, hình thức kiểm tra-đánh giá phù hợp với môn học, ngành học, ma trân mục tiêu và cấu trúc đề thi. Nhà quản lý phải công khai hóa mục tiêu môn học, mục tiêu, nội dung, tiêu chí và hình thức kiểm tra-đánh giá cho giảng viên và học viên để họ chủ động trong dạy học cũng như trong kiểm tra-đánh giá.

Kết luận chƣơng 3

Các nhóm biện pháp đã được đề xuất trong chương 3 là:

- Biện pháp 1: Hoàn thiện cơ sở pháp lý và cơ sở vật chất trong ĐTTT ở trường ĐHSP Hà Nội

- Biện pháp 2: Xây dựng quy trình đánh giá KQHT của học viên trong ĐTTT

- Biện pháp 3: Nâng cao năng lực đánh giá KQHT cho đội ngũ CBQL và giáo viên trong ĐTTT

- Biện pháp 4: Quản lý quy trình đánh giá KQHT của học viên trong ĐTTT

Để có thể triển khai được các biện pháp một cách hiệu quả, cần hoàn thiện hành lang pháp lý cho loại hình đào tạo còn mới mẻ này ở trường

ĐHSP Hà Nội. Đồng thời, hoàn thiện cơ sở vật chất như: hệ thống đường truyền, trang thiết bị, hệ thống phần mềm ĐTTT, cơ chế quản lý ĐTTT trong trường.

Chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh đến đề xuất xây dựng hệ thống đánh giá điện tử. Hệ thống học bạ điện tử cũng cần thiết được xây dựng và là một hệ thống có liên quan mật thiết với đánh giá điện tử.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Sau khi khảo sát, phân tích thực trạng quản lý công tác ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT ở trường ĐHSP Hà Nội nhằm đề xuất các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng công tác ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT ở trường, tác giả đưa ra các kết luận sau:

- ĐTTT trực tuyến tại trường ĐHSP Hà Nội hiện mới đang trong giai đoạn thử nghiệm. Mặc nhà trường đã có một số hoạt động liên quan đến ĐTTT nhưng tại thời điểm hiện nay, nhà trường chưa có kế hoạch cụ thể cho hình thức đào tạo này.

- Theo chúng tôi, cơ sở cốt lõi để đề xuất các biện pháp quản lý công tác ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT ở trường ĐHSP Hà Nội là kế thừa một cách phù hợp các biện pháp quản lý công tác đánh giá KQHT của Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy (Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26/06/2006) cùng với các quy chế hiện hành của Bộ GD&ĐT loại hình ĐTTX (Quyết định số 40/2003/QĐ- BGD&ĐT ngày 08/08/2003) và loại hình đào tạo đại học, cao đẳng hình thức vừa học vừa làm (Quyết định số 36/2007/QĐ-BGDĐT). Việc kế thừa các quy chế đó dựa trên cơ sở của hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ sao cho tăng cường được tính khoa học, tự giác, tích cực và hiệu quả của người học.

- Các biện pháp đề xuất được chúng tôi xây dựng dựa trên các nguyên tắc về đánh giá KQHT của học viên trong đào tạo nói chung. Tuy nhiên, các biện pháp mà chúng tôi đã đề xuất có sự chọn lọc kế thừa một số nội dung của các phương pháp ĐGKQHT của hình thức đào tạo truyền thống.

- Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với đặc thù của ĐTTT - hình thức đào tạo có sự ứng dụng rất mạnh mẽ của CNTT-TT.

- Khi đề xuất các giải pháp, chúng tôi cũng đã tham khảo một số mô hình ĐTTT đã triển khai thành công và rút kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp phù hợp với đặc thù riêng của trường, phù hợp với các đặc thù riêng của ĐTTT.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả học tập của học viên trong đào tạo trực tuyến ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)