Quản lý công tác ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả học tập của học viên trong đào tạo trực tuyến ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Trang 48)

7. Phạm vi nghiên cứu

1.5.2. Quản lý công tác ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT

Hình 6: Sự tích hợp của đánh giá, phản hồi, các tài nguyên học tập và học bạ điện tử vào một môi trường học tập được hỗ trợ bởi hệ thống công nghệ có thể cung cấp

những vấn đề thiết yếu có hiệu quả cho tiến trình của người học [11].

Khái niệm e-Assessment (tạm dịch là đánh giá điện tử) đã xuất hiện trong thời gian gần đây. Sau đây là định nghĩa của tổ chức JISC/QCA về về e-Assessment: “e-Assessment: là tiến trình kết hợp song song giữa đánh giá điện tử có ứng dụng CNTT-TT cho công tác triển khai hoạt động đánh giá và sự ghi lại kết quả đánh giá. Nó bao gồm sự kết hợp song song chặt chẽ giữa học viên, người hướng dẫn, các cơ sở học tập, hội đồng giám khảo và người điều chỉnh, và các quy định chung” [11].

ĐGKQHT trong ĐTTT có thể sử dụng hai hình thức “đánh giá dựa trên máy tính” (CBA: Computer-Based Assessment) và đánh giá có sự trợ giúp của máy tính (CAA: Computer-Assissted Assessment). Hai hình thức này có thể hoán đổi cho nhau.

Đánh giá

(Assessment)

Module học tập

(E-Learning hoặc học tập hỗn hợp)

Phản hồi cho Sinh viên

Thông tin đa dạng để hỗ trợ cho sinh viên trong kế

hoạch học tập kế tiếp

Module học tập kế tiếp

(E-Learning hoặc học tập hỗn hợp)

Module ôn tập

Phản hồi cho Sinh viên

Thông tin đa dạng để hỗ trợ cho ôn tập Module lƣu trữ Đối với các chứng chỉ đã được công nhận - lưu trữ hồ sơ Đạt Chưa đạt

Một khái niệm khá gần gũi với đánh giá điện tử là e-Portfolio (tạm dịch: học bạ điện tử), thường là biểu mẫu các tài liệu số hóa (KQHT) quá trình học tập trong mỗi giai đoạn của học viên. Sự độc đáo giữa học bạ điện tử như là bản ghi kết quả học tậphọc bạ điện tử như là một công cụ của đánh giá trở nên khó phân biệt ở chỗ khi kết quả của các đánh giá, bao gồm tự đánh và bao gồm cả các đánh giá trong biểu mẫu của các trang nhật ký, trang Web Blogs hoặc các trang Web từ điển mở. Học bạ điện tử cũng có nghĩa là các chứng chỉ học tập đã được đánh giá [11].

Một hệ thống ĐGKQHT trong ĐTTT bao gồm các công cụ như: hệ thống đánh giá điện tử (e-Assessment), hệ thống học bạ điện tử (e- Portfolio), các công cụ hỗ trợ nhằm kết hợp chặt chẽ giữa giảng viên, người học, người hướng dẫn, các cơ sở học tập, hội đồng chỉ đạo ĐTTT và các quy định chung của ĐTTT... Một hệ thống ĐGKQHT trong ĐTTT phải có các công cụ như Module ôn tập giúp học viên ôn tập kiến thức một cách chủ động, Module phản hồi giúp thông báo thông tin về đánh giá kịp thời cho sinh viên.

Quản lý công tác ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT là một nội dung quản lý còn khá mới mẻ trong ĐTTT nói chung và ở các cơ sở ĐTTT nói riêng ở nước ta. Thực tế ở nước ta chưa có nhiều cơ sở ĐTTT cấp bằng ĐTTT theo đúng quy định của bộ GD&ĐT. Một số trường Đại học mặc dù đã có ứng dụng ĐTTT nhưng thực chất là ứng dụng ĐTTT cho hình thức ĐTTX hoặc các hình thức đào tạo khác. Hơn nữa, quy chế ĐTTT2 còn chưa được chính thức ban hành để tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho các cơ sở đào tạo thực hiện.

Quản lý công tác ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT bao gồm quản lý việc xây dựng và phát triển hệ thống đánh giá điện tử, Module ôn tập, Module phản hồi KQĐGHT của học viên, các Module công cụ hỗ trợ cho

công tác ĐGKQHT, hệ thống học bạ điện tử nhằm lưu trữ kết quả học tập và các hoạt động khác của học viên trong suốt quá trình học tập và lưu trữ lâu dài.

Quản lý công tác ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT cũng bao gồm việc xây dựng và hoàn thiện quy chế và hình thức đánh giá trong cho loại hình đào tạo này.

Kết luận chƣơng 1

Luận văn đã tiến hành nghiên cứu vai trò, chức năng, nguyên tắc, quy trình và hình thức đánh giá và ĐGKQHT trong ĐTTT. Luận văn cũng nghiên cứu các yêu cầu đối với công tác ĐGKQHT và quản lý công tác ĐGKQHT trong ĐTTT.

Phần lý luận về đánh giá và ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT sẽ được sử dụng làm cơ sở để:

- Phân tích thực trạng công tác ĐGKQHT của học viên nói chung và công tác ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT nói riêng ở trường ĐHSP Hà Nội.

- Đề xuất các biện pháp quản lý khả thi để nâng cao chất lượng ĐGKQHT trong ĐTTT ở trường ĐHSP Hà Nội ở Chương 3.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐGKQHT CỦA HỌC VIÊN TRONG ĐTTT Ở TRƢỜNG ĐHSP HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả học tập của học viên trong đào tạo trực tuyến ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)