7. Phạm vi nghiên cứu
1.5.1. Đánh giá KQHT của học viên trong ĐTTT
Các mô hình hay các phương thức dạy học đều hướng đến mục đích đạt được mục tiêu dạy học. Vấn đề đặt ra đối với ĐTTT là làm thế nào để sinh viên có thể học tập tốt nhất và làm thế nào để sinh viên có thể đạt được các mục tiêu học tập một cách tốt nhất. Chính sự cần thiết phải trao quyền chủ động trong học tập cho sinh viên làm cho sinh viên có trách nhiệm hơn trong vấn đề học tập của mình. ĐTTT đã thể hiện sự khác biệt rõ rệt giữa hai cách tiếp cận trong dạy học “người dạy là trung tâm” và “người học là trung tâm” [19].
Vai trò ngƣời dạy Vai trò ngƣời học
Kiến thức được truyền đạt từ người dạy tới người học
Người học tiếp nhận thông tin Người dạy là chuyên gia về nội
dung kiến thức
Tấm quan trọng là các câu trả lời đúng Người đưa các thông tin chính Chỉ duy nhất sinh viên được nhìn nhận
là người học
Bảng 2: Vai trò của người học và người dạy theo cách tiếp cận “Người dạy là trung tâm”
Vai trò ngƣời dạy Vai trò ngƣời học
Người dạy đóng vai trò như là huấn
luyện viên và người hỗ trợ Xây dựng kiến thức, người học đượcthu hút tích cực Người dạy và người học học cùng
nhau Sự giáo dục là sự hợp tác, cộng táchỗ trợ và Cung cấp cho người học các cơ hội
và khả năng lựa chọn
Vai trò ngƣời dạy Vai trò ngƣời học
Khuyến khích người học thám hiểm
và khám phá Khám phá tri thức mới
Bảng 3: Vai trò của người học và người dạy theo cách tiếp cận “Người học là trung tâm”
Ngƣời dạy làm trung
tâm Ngƣời học làm trung tâm
Vai trò của người dạy Chuyển giao thông tin Cung cấp các cơ hội học tập
Vai trò của người học Tiếp nhận thông tin và thể hiện năng lực
Lựa chọn các cơ hội học tập và quyết định cái gì nên học
Các hoạt động/nhiệm vụ
Trình bày, giảng dạy, kiểm tra
Tự đề xướng các kế hoạch (dự án)
Bảng 4: So sánh hai mô hình tiếp cận “Người dạy làm trung tâm” và “Người học là trung tâm”
Rõ ràng, ĐTTT đã thể hiện rõ nét mô hình học tập lấy “Người học là trung tâm”. Đánh giá KQHT trong ĐTTT, trước hết cần tuân theo các nguyên tắc và các hình thức chung của đánh giá KQHT trong đào tạo truyền thống. Có thể kế thừa những nguyên tắc chung của đánh giá KQHT trong đào tạo truyền thống, mặt khác đánh giá KQHT trong ĐTTT cần phải biết tận dụng và phát huy được những lợi thế của loại hình đào tạo này. Để công tác đánh giá KQHT trong ĐTTT đạt được hiệu quả cao, cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Đặc thù của ĐTTT là người học phải có khả năng và tinh thần tự học rất cao. Ví dụ: thời lượng học trực tiếp trên lớp là 30%, thời lượng yêu cầu tự học thông qua mạng hoặc thông qua học liệu điện tử là 70%. Vì vậy đánh giá KQHT trong ĐTTT phải nhằm thúc đẩy học viên tự học.
- Đánh giá KQHT trong ĐTTT phải thống nhất được giữa đánh giá và tự đánh giá. Do thời lượng yêu cầu tự học chiếm một tỷ lệ cao toàn khóa học, các đối tượng tham gia ĐTTT lại không phụ thuộc vào khoảng
cách địa lý. Vì vậy, đánh giá KQHT trong ĐTTT phải là công cụ hỗ trợ học viên tự đánh giá.
- Đánh giá KQHT trong ĐTTT cũng phần phải đảm bảo tính khách quan, tin cậy, giá trị và phù hợp với mục tiêu đánh giá.